Những bài học rút ra từ việc thất bại đau đớn
Thất bại không đáng sợ, điều đáng sợ là chúng ta gục ngã sau thất bại. Vì vậy, bản thân chúng ta phải không ngừng học hỏi kinh nghiệm, biến thất bại trở thành một phần cuộc sống, có như vậy ta mới có thể thành công thật sự, tâm ta vì thế mới thanh tịnh và an lạc.
Đức Phật nói về nguyên nhân thất bại ở đời
Ai trong hành trình cuộc đời mà không một lần nếm trải đắng cay của việc thất bại?
Khi chúng ta làm một việc gì mà trước đó đã có sự tính toán, chuẩn bị chu đáo nhưng không đem lại kết quả như mong đợi thì cảm giác đau khổ, buồn chán về sự thất bại tạo thành phiền não, đè nặng trong tâm trí chúng ta. Sự tiếc nuối khi tham vọng bất toại khiến ta thu mình lại, từ đó có thể làm cho niềm tin của chúng ta bị lung lạc vì sự mất mát, tổn hao tài sản, công sức của mình. Tệ hơn nữa, sự thất bại kèm theo thương tổn về mặt danh dự hay còn gọi là “sĩ diện” có thể nhấn chìm cuộc đời chúng ta trong tăm tối, thậm chí có người thiếu tỉnh táo còn rơi vào trạng thái tuyệt vọng dẫn đến tự chấm dứt mạng sống quý báu mà đấng sinh thành đã ban cho mình.
Thất bại ư? Rốt cuộc cũng là vô thường mà thôi. Hãy chiêm nghiệp lấy câu “thất bại là mẹ của thành công”? Ngày hôm nay chúng ta thành công nhưng có thể đến ngày mai sự thành công đó mau chóng tiêu tan do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Hay có thể nói thành quả hôm nay của chúng ta được ươm mầm từ bao lần thất bại trước đó. Cũng không phải tự nhiên mà một người có được thành công, còn một người khác lại thất bại. Tất cả đều có nhân duyên, theo lời Phật dạy là “trùng trùng”, vô thủy vô chung (không đầu, không cuối). Nhìn vấn đề trong chiều sâu nhân quả chúng ta sẽ thấy thất bại hay thành công đều bị chi phối bởi nghiệp lực (nhân) do mình đã tạo và nay tiếp tục.
Ma vương từng thất bại khi cám dỗ Thái tử Tất Đạt Đa
Thất bại không đáng sợ, điều đáng sợ là chúng ta gục ngã sau thất bại. Vì vậy, bản thân chúng ta phải không ngừng học hỏi kinh nghiệm, biến thất bại trở thành một phần cuộc sống, có như vậy ta mới có thể thành công thật sự, tâm ta vì thế mới thanh tịnh và an lạc. Qua bài viết “Những bài học rút ra từ việc thất bại đau đớn”, chúng tôi giới thiệu đến quý Phật tử 5 bài học từ việc thất bại theo quan điểm Nhà Phật với mong muốn phần nào giúp chúng ta chế ngự nỗi đau khổ khi gặp sự thất bại và củng cố thêm sức mạnh, vững tin tiếp tục đi đến đích – thành công trong hành trình sống và tu tập.
Những bài học rút ra từ việc thất bại đau đớn theo quan điểm nhà Phật
1. Hãy chia sẻ tâm sự với người thân yêu, người ta tin tưởng
Trạng thái tinh thần buồn chán khi gặp thất bại khiến ta cần lắm một bờ vai để chia sẻ. Giống như một đứa trẻ tủi thân khóc òa cần sự vỗ về của cha mẹ vậy. Người chúng ta nên tìm đến để tâm sự có thể là cha mẹ, anh chị, bạn thân hoặc một người tri âm nào đó. Khó khăn ta đang gặp phải có thể người khác đã trải qua, ít nhất khi chia sẻ với họ ta có sự “đồng cảm”, làm cho nỗi buồn như được vơi một nửa; đồng thời lời góp ý chân thành của họ chính là tiếng nói khách quan giúp ta lấy lại phương hướng và nhìn nhận vấn đề sáng suốt hơn. Tuyệt đối không được giấu kín nỗi đau trong lòng vì kìm nén nỗi buồn sẽ dễ rơi vào trạng thái căng thẳng và tuyệt vọng dẫn đến hành động dại dột. Có những thất bại thật sự đưa bạn đến bờ vực thẳm, bạn cảm thấy mình thật sự gục ngã. Lúc này, bạn nên đến những nơi bình yên như chốn thiền môn để tâm mình dịu lại, chia sẻ điều đó với quý Thầy, chắc chắn bạn sẽ có hướng đi khác, một cách nhìn khác sau thất bại của mình.
Tự tử sẽ gặp khó khăn trong việc tái sinh
2. Giữ vững niềm tin vào bản thân cho dù ở bất cứ hoàn cảnh nào
Khi gặp thất bại chúng ta dễ sinh chán nản và lạc mất niềm tin. Vậy nên, để có sức mạnh vượt qua khó khăn, trước tiên ta phải giữ vững lập trường tư tưởng. Đó chính là sự tự tin vào năng lực, trí tuệ của bản thân. Niềm tin là tiền đề của nghị lực, ý chí và quyết tâm sắt đá trong mỗi con người. Không có niềm tin vào bản thân đồng nghĩa với việc chúng ta không có đáp án cho các câu hỏi căn bản: Tôi là ai? Tôi muốn điều gì? Tôi sẽ làm được điều gì? Nếu trong khi thất bại mà lại bi quan, chán nản thì chúng ta dễ dàng bỏ cuộc và sẽ chẳng bao giờ đạt được bất cứ thành công nào hết; đối với người có niềm tin, ý chí, họ vẫn kiên trì, bền bỉ để vượt qua cạm bẫy của cuộc đời.
3. Luôn kiên trì, rèn luyện ý chí sắt đá theo đuổi ước mơ với niềm đam mê thật sự
Tại sao chúng ta cần phải kiên trì, bền bỉ trước những khó khăn, thất bại? Đó là vì cuộc sống khó tránh khỏi những sai lầm đáng tiếc. Bản năng sinh tồn của con người vốn mạnh mẽ nhất và thất bại nặng nề trong cuộc sống là thời cơ để nó phát huy sức mạnh vô biên giúp con người vươn lên vượt qua chông gai. Điều tối kỵ nhất là tâm trạng chán nản khi thất bại, nó làm chúng ta như thủy thủ điều khiển con thuyền bị mất phương hướng giữa biển khơi bao la; vì vậy chúng ta phải luôn tỉnh táo, nhanh chóng lấy lại sự cân bằng và tiếp tục rèn luyện ý chí để trước mọi gian lao, thử thách không một chút lung lạc.
Phẩm chất kiên trì không ai được ban phát khi lọt lòng mẹ mà là kết quả của quá trình rèn luyện gian nan, dài lâu. Để làm được vậy, chúng ta cần nghiêm túc trong lao động ngay cả đối với những việc bình thường trong cuộc sống rồi đến những việc lớn lao hơn. Từ đó chúng ta sẽ dần có được sức mạnh dẻo dai cả về sức khỏe lẫn tâm hồn trước mọi vấn đề hóc búa của cuộc sống và bản thân có thể “tự thắp đuốc lên mà đi, thắp đuốc lên với chánh pháp” như lời Phật đã dạy.
Khi gặp khó khăn đổ thừa nghiệp quả liệu có đúng?
4. Lấy sự thất bại làm bài học kinh nghiệm và tiếp tục cố gắng
Thất bại có thể do nhiều nguyên nhân nhưng trước hết phải “tiên trách kỷ, hậu trách nhân”. Về mặt chủ quan, đó là thái độ dám nhận sai lầm, khuyết điểm và xem thất bại chính là cơ hội để mình nhìn lại bản thân, để rút tỉa kinh nghiệm. Phải chăng mình đánh giá sai thực lực của mình? Hay vì tự ái, hoặc tự cao mà mình đã không tranh thủ sự yểm trợ của những người xung quanh để đến nỗi bị thất bại thê thảm? Ít nhất, lòng tự kiêu, sự háo thắng cũng hạn chế bớt giúp ta hoàn thiện nhân cách. Thực ra, thất bại không là sự kết thúc theo nghĩa đen của nó mà là cơ hội để chúng ta bắt đầu lại mọi thứ một cách có logic hơn. Khi gặp khó khăn, thất bại mà ngã lòng thì sẽ thất bại hoàn toàn, mất hết ý chí. Vì vậy, sau thất bại chúng ta phải mạnh dạn đối diện với nó, biến nó thành bài học cho bản thân bởi “trong cái khó ló cái khôn” và tránh được thất bại trong việc tương tự. Nhờ đó, ý chí chúng ta sẽ càng thêm vững vàng, kinh nghiệm của ta sẽ dày dặn hơn, cơ hội được thành công như ý muốn trong tương lai càng nhiều hơn. Có thể ta không thấy kết quả ngay, nhưng chúng ta đang tiến bộ lên từng ngày.
Để làm được điều ấy đòi hỏi nơi ta lòng can đảm rất lớn. Tuy vậy, nếu ta đã phấn đấu hết sức mình rồi mà vẫn không thành công thì chắc chắn nguyên nhân tùy thuộc ở bên ngoài, lực bất tòng tâm, ta không cần phải day dứt hay trách móc bản thân, ta cứ kiên nhẫn chờ đợi đến khi hội đủ nhân duyên và điều kiện.
Nạn dịch và tập khí ăn uống: Cơ hội quán chiếu lại chính mình
5. Quyết đoán và nắm bắt kịp thời cơ hội
Chúng ta thường hy vọng rất nhiều rồi trông mong có chỗ gỡ gạc mà bù đắp cho sự thất bại đã xảy ra, giống như kẻ chơi bạc liều lĩnh lấy hết số tiền làm vốn liếng sinh sống, để đặt một ván bài cuối cùng. Điều đó hoàn toàn khác với sự quyết đoán mà là sự mạo hiểm, manh động dễ dẫn đến kết quả xấu. Không có chuẩn bị là chuẩn bị cho sự thất bại. Chúng ta phải biết học hỏi, nhìn xa trông rộng, nắm bắt cơ hội để thực hiện công việc, tránh phân vân, lưỡng lự để cơ hội tuột khỏi tầm tay và lại rơi vào hối tiếc. Đôi khi chúng ta thành công dựa trên một chút liều lĩnh. Điều đó không có nghĩa là để bản thân sống bằng sự may rủi mà là sống bằng những lựa chọn thấu đáo trên sự sáng suốt của chính mình.
Song song với việc thực hành những bài học rút ra từ việc thất bại đau đớn trên, chúng ta hãy cầu nguyện với Đức Phật, thành tâm quỳ dưới chân Ngài. Việc lạy Phật, sám hối vừa giúp xoa dịu vết thương của bạn vừa giảm đi bản ngã bên trong bạn, đồng thời bạn sẽ cảm thấy dường như được tiếp thêm sức mạnh, sự gan dạ để chúng ta vượt qua chông gai, thử thách trong hành trình gian khổ phía trước.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Tuổi nào cho em
Góc nhìn Phật tử 13:43 22/11/2024Tôi vác ba lô trên lưng trở về sau chuyến hành trình nơi đất khách, trong hành trang tôi mang vài thứ từ quê xa làm quà cho anh em. Vừa bước vào cổng chùa nghe hơi lạnh… thoáng mùi chia ly.
Đạo Phật là lối sống đẹp để hướng đến việc hoàn thiện bản thân
Góc nhìn Phật tử 10:24 22/11/2024Trong cuộc hành trình tìm kiếm ý nghĩa đích thực của cuộc đời, Đạo Phật xuất hiện như một ánh sáng soi đường, giúp con người thấu hiểu chính mình và hoàn thiện bản thân.
Để Sư nấu
Góc nhìn Phật tử 10:06 22/11/2024Cách đây chừng sáu năm, ngày đó tôi đang là một sinh viên năm thứ ba, sống chung phòng trọ với bảy người bạn nữa ở khu Làng Đại Học Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy chung trọ nhưng chẳng ai cùng quê với nhau cả, Bắc – Trung – Nam đều có.
Nói xấu người
Góc nhìn Phật tử 09:51 22/11/2024Đã nhiều lần tự hứa với bản thân sẽ không bao giờ nói xấu người khác, thế nhưng đâu cũng lại vào đó, cứ hễ tụm năm tụm ba là không nói chuyện của người này cũng nói người khác, hoặc khi ai đó nói về chuyện của người khác dù không nói ra nhưng vẫn có những ý nghĩ xấu, không tốt về họ.
Xem thêm