Thứ ba, 07/04/2020, 17:13 PM

Hoàng đế Ung Chính, nhà Phật học lỗi lạc

Ung Chính cũng đã viết và soạn rất nhiều sách như: Giáo thừa pháp số, Viên Minh ngữ lục, Tập vân bách vấn, Luyện ma biện dị lục, Duyệt tâm tập, Phá Trần Cư Sỹ ngữ lục, Ngự tuyển ngữ lực ...

 > “Tâm - Thức” trong Phật học và chủ nghĩa Duy vật của Karl Marx

Hoàng đế Ung Chính (1678 – 1735) tên húy là Dận Chân, tại vị 14 năm từ 1722 đến 1735, là con thứ 4 của hoàng đế Khang Hy và là cha của hoàng đế Càn Long.

Sự thịnh vượng của ba đời Khang Hy, Ung Chính và Càn Long nhà Thanh có thể so sánh với sự thịnh vượng của nhà Hán và nhà Đường trong lịch sử Trung Quốc. Rất ít người biết rằng, sự thịnh vượng đó có nguồn gốc sâu xa từ việc các vua đời Thanh tinh thông về tâm pháp của Thiền tông, mà đặc biệt là hoàng đế Ung Chính.

Ung Chính từ nhỏ đã thích đọc kinh sách Phật giáo, quảng giao Tăng chúng, tinh thông Phật lý. Vua học thiền với quốc sư Chương Gia và được quốc sư ấn chứng. Người đời sau công nhận vua là người duy nhất trong tất cả các hoàng đế Trung Quốc thực sự tham thiền chứng ngộ, đắc đại tự tại.

Ung Chính còn là người biết trọng dụng cao Tăng vào việc quốc gia đại sự.

Ung Chính còn là người biết trọng dụng cao Tăng vào việc quốc gia đại sự.

Đại đức Anagarika Dharmapala - A Dục Vương của Tích Lan

Sau khi Ung Chính lên kế vị, nhân những lúc rảnh việc triều chính, vua tự mình thăng tòa giảng kinh thuyết pháp, lấy hiệu là Viên Minh Cư Sỹ. Gần như họ hàng trong vương tộc, xa như hòa thượng và đạo sỹ, mọi người nườm nượp đến học kinh pháp với vua. Ung Chính đọc hết các ngữ lục của Thiền tông như Chỉ nguyệt lục, Chánh pháp nhãn tạng, Thiền tông chánh mạch, Giáo ngoại biệt truyền… và vào năm Ung Chính thứ 11 (1733) đã cho phát hành một tuyển tập ngữ lục Thiền tông có giá trị nhất thời bấy giờ là Ung Chính ngự tuyển ngữ lục.

Ung Chính còn là người biết trọng dụng cao Tăng vào việc quốc gia đại sự. Ông từng mời thiền sư Văn Giác vào cung bàn luận những việc cơ mật nhất của quốc gia. Năm Ung Chính thứ 11, thiền sư Văn Giác đi hành hương Giang Nam, trên đường xuống phương Nam, đội nghi trượng của Ngài hùng dũng, oai nghiêm trông giống như của một vị vương công, đại thần. Tất cả quan viên ở các nơi Ngài đi qua đều phải đến đảnh lễ Ngài. Có thể thấy, thiền sư Văn Giác có thân phận đặc biệt và địa vị quan trọng như thế nào.

Ung Chính rất chú ý đến việc hộ trì chùa chiền. Năm Ung Chính thứ nhất, tỉnh Thanh Hải giặc dã nổi lên làm loạn, đại tướng quân Niên Canh Nghiêu đến dẹp loạn, lệnh cho các Lạt-ma ở chùa Đan Cát Nhĩ dọn đi, dành 1500 gian phòng trong chùa làm chỗ cho quan binh lưu trú, khiến các Lạt-ma vô cùng bất mãn. Sau khi Ung Chính biết, vua lập tức ra chiếu chỉ yêu cầu Niên Canh Nghiêu rút hết quân ra khỏi chùa. Rồi đến chuyện quan huyện Đường Sơn, tỉnh Trực Lệ (nay là tỉnh Hà Bắc) phản đối Phật sự, hạ lệnh đuổi Tăng Ni đi, cưỡng đoạt Tăng xá, sửa thành nhà dân. Ung Chính biết tin, xuống chiếu yêu cầu lập tức bắt giữ tên quan huyện này hỏi tội, sau nhờ Thị lang Lưu Bảo ra mặt xin cho nên hắn mới được xử nhẹ tay.

Ung Chính cũng đã viết và soạn rất nhiều sách.

Ung Chính cũng đã viết và soạn rất nhiều sách.

Vua A Dục sám hối, quy y theo Phật, cho xây 84,000 Tháp thờ Xá Lợi Phật

Những năm cuối đời, Ung Chính đã cho tu sửa rất nhiều ngôi cổ tự nổi tiếng như: chùa Sùng Ân ở Kinh Khê, Giang Nam; chùa Báo Ân ở Thiệu Hưng, Triết Giang; chùa Phổ Tế và chùa Pháp Vũ ở núi Phổ Đà, Triết Giang.

Về mặt Phật học, Ung Chính cũng đã viết và soạn rất nhiều sách như: Giáo thừa pháp số, Viên Minh ngữ lục, Tập vân bách vấn, Luyện ma biện dị lục, Duyệt tâm tập, Phá Trần Cư Sỹ ngữ lục, Ngự tuyển ngữ lực, Phiên dịch danh nghĩa tuyển, Thiền sư tâm phú tuyển chú, Đại Giác thiền sư lục, Vạn thiện đồng quy tập, Đương kim pháp hội, Kinh hải nhất trích, Tông kính đại cương… Các sách Phật học này cho thấy Ung Chính không chỉ tin Phật sùng Phật mà còn đi sâu nghiên cứu kinh điển nhà Phật. Sau khi phát hành, sách Phật học của Ung Chính đã có ảnh hưởng lớn đến Phật giáo Trung Quốc. Ung Chính vừa làm tròn việc nước, vừa cho ra đời rất nhiều trước tác Phật học, trên thế gian này, thực sự khó tìm được vị hoàng đế thứ hai nào như vậy.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Hòa thượng Thích Thanh Từ: Người phục hưng thiền phái Trúc Lâm Việt Nam thế kỷ 20 - 21 1

Chân dung từ bi 09:00 01/12/2024

Thiền sư Thích Thanh Từ là cao tăng của Phật giáo Việt Nam thời hiện đại, nhà hoằng pháp lớn, dịch giả và tác gia nổi tiếng về Phật học, người có công dịch giải nhiều nhất về thiền tông, người phục hưng dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử.

Cuộc đời, sự nghiệp và những đóng góp nổi bật cho Phật giáo của Lương Võ Đế

Chân dung từ bi 17:42 29/11/2024

Tài liệu tu học Huynh trưởng Bậc Trì,do Ban hướng dẫn Gia đình Phật tử Việt Nam tại Hoa Kỳ biên soạn.

Đại Trưởng lão Hộ Tông (1893 -1981) - Sơ tổ Phật giáo Nguyên Thủy Việt Nam

Chân dung từ bi 09:30 26/11/2024

Trước khi thị tịch, Ngài rất trầm tĩnh sáng suốt, giảng giải cặn kẽ về thiền an-ban sổ tức cho hàng đệ tử, và nhắc lại lời Đức Phật: “An trú hơi thở là an trú của các bậc Thánh”, rồi Ngài trút hơi thở cuối cùng với một nụ cười điểm trên nét mặt bình an tươi tỉnh.

Chuyện về ngài Sivali, vị Thánh tăng có tài lộc đệ nhất

Chân dung từ bi 09:00 24/11/2024

Đại Phật sử liệt kê bốn mươi vị Thánh đệ tử ở bên cánh tả của Đức Phật Thích-ca do ngài Mục-kiền-liên đứng đầu và bốn mươi vị Thánh đệ tử bên cánh hữu do ngài Xá-lợi-phất đứng đầu, trong đó có ngài Sivali.

Xem thêm