Thành tựu tín lực, vãng sanh Tịnh Độ
‘Lòng tin đối với người là tài sản tối thượng’ Đức Phật trả lời câu hỏi của Dạ xoa Alavakka ‘Cái gì là tài sản tối thượng đối với người?” khi Thế Tôn đang trú tại Àlavi, trú xứ của Dạ xoa Alavakka. (Tương Ưng I, Chương 10, phần Àlavi).
Đức Phật Đản sanh - suối nguồn hạnh phúc
Với những ai nhất tâm hướng về Như Lai với lòng tin không lay động thì khi lâm chung với tâm ý này sẽ được giải thoát như lời Thế Tôn trong Tương Ưng Căn, Tương Ưng Bộ như đoạn kinh sau:
Thế Tôn bảo các Tỷ-kheo:
Ví như, này các Tỷ-kheo, một cái nhà có nóc nhọn, hay một giảng đường có nóc nhọn, với cửa sổ hướng về phía Ðông, khi mặt trời mọc và các tia nắng chiếu vào ngang qua cửa sổ, chúng dựa vào chỗ nào?
- Chúng dựa trên bức tường phía Tây, bạch Thế Tôn.
- Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, lòng tin của Bà-la-môn Unnàbha hướng về, căn cứ, được an trú trên Như Lai. Lòng tin ấy kiên cố, không bị Sa-môn, Bà-la-môn, Thiên, Ma, Phạm thiên hay một ai ở đời có thể chiếm đoạt. Nếu trong lúc này, này các Tỷ-kheo, Bà-la-môn Unnàbha bị mệnh chung, không có một kiết sử nào có thể cột để kéo Bà-la-môn Unnàbha trở lui về đời này.
(Tương Ưng Bộ V- Tập V Thiên Đại Phẩm. Chương IV. Tương Ưng Căn (b). Phẩm Về Già. 42. II. Bà-La-Môn Unnàbha (S.v, 217).
Tương tự như vậy với lòng tin chân thật, nhất tâm tin vào Bản Nguyện Bi Trí Viên Mãn của Đức Phật A Di Đà, không một chút phân vân, không một chút nghi ngờ, hành giả với tâm mong cầu thoát sanh về Thế Giới Cực Lạc, thì sẽ được như nguyện như đã được Như Lai tuyên thuyết như sau:
Hết thảy hữu tình khắp cả mười phương thế giới, nghe tin danh hiệu công đức Vô Lượng Thọ Phật, lập tức nhập địa vị chánh định, sinh về cõi Phật An Lạc thanh tịnh.
(Phật Thuyết Vô Lượng Thọ Phật Danh Hiệu Lợi Ích Đại sự Nhân duyên Kinh. Hán dịch Thiên Trúc Tam Tạng Khang Tăng Khải (Tào Ngụy). Việt dịch Bửu Quang đệ tử Như Hòa, tr.2 A4]
“Có những chúng sanh nghe danh hiệu Đức Phật A Di Đà, lòng tin vui mừng nhẫn đến phát một niệm chí tâm hồi hướng nguyện cầu sanh Cực Lạc, thì liền được vãng sanh ở bực bất thối chuyển…”
(Phật Thuyết Vô Lượng Thọ Như Lai. Hán dịch Tam tạng pháp sư Khương Tăng Khải. Việt dịch Hòa Thượng Thích Trí Tịnh tr.83).
Những lời dạy của một số tổ sư tương ưng với lời Phật dạy cho thấy sức mạnh của lòng tin chân thật vào Thiên Nhơn Sư (sức mạnh của tín lực):
Ngẫu Ích Đại Sư tổ thứ chín của Tịnh Độ Tông cho rằng: “Vãng sanh hay không hoàn toàn do tín nguyện quyết định.”
Chính vì thế, Đức Thích Tôn trong Kinh Niệm Phật Ba-la-mật khuyến dạy Phật tử đặt niềm tin trọn vẹn vào Bản Nguyện Lực của Đức A Di Đà như sau:
Tin rằng BẢN NGUYỆN của Đức Phật A Di Đà là chân thật rốt ráo, là tối thắng, và Ngài không hề bỏ sót một chúng sanh nào. (Kinh Niệm Phật Ba-la-mật, trtr. 31-32).
Xin quý bạn hữu lưu ý, có những người do căn lành từ nhiều kiếp trước, thì niềm tin vào Tam Bảo, vào Phật hiệu ‘Nam Mô A Di Đà Phật’ đến với họ một cách tự nhiên, dễ dàng. Tuy nhiên, đa phần cần khéo dụng công hành trì theo chánh pháp, được chơn an lạc, thì niềm tin theo đó càng tăng trưởng cho đến vững chắc như kim cang. Để tự biết mình hoặc ai đó có lòng tin chân thật, Đức Phật ân cần chỉ bảo ba pháp sau: Thứ nhất là muốn gặp người có giới đức; thứ hai muốn nghe diệu pháp, và thứ ba: Hoan hỷ thí xả như lời Phật dạy trong Tăng Chi Bộ như sau:
Một thời Thế Tôn trú tại Gomagga, trong khu rừng Simsapà, dạy các Tỷ kheo: Do ba sự kiện này, này các Tỷ kheo, một người được biết là có lòng tin. Thế nào là ba? Ưa thấy người có giới hạnh; ưa nghe diệu pháp; với tâm ly cấu uế xan tham, sống trong nhà, bố thí rộng rãi với bàn tay sạch sẽ, thích thú sự từ bỏ, sẵn sàng khi được yêu cầu, thích phân phát vật bố thí.
Do ba sự kiện này, này các Tỷ kheo, một người được biết là có lòng tin.
(ĐTKVN, Tăng Chi Bộ I, chương 3, phẩm Nhỏ, phần Sự kiện, VNCPHVN ấn hành, 1996, tr.268).
Qua đó, có thể thấy, những hành giả Tịnh Độ có lòng tin chân thật, rất hoan hỷ thí xả: làm việc từ thiện thế gian như đã được trình bày như trên.
Vì thế, những hành giả Tịnh Độ thành tựu tín lực, và nhất tâm nguyện cầu vãng sanh về Tây Phương Tịnh Đô sau khi xả bỏ thân mạng, nhất định được vãng sanh, như lời Phật dạy.
Lưu ý cho dẫu có người dụng công tu tập Niệm Phật hay các pháp lành một cách kiên tâm, nhưng thiếu niềm tin, thì không thể vãng sanh về Thế Giới A Di Đà Phật. Tuy nhiên, những căn lành này cũng đủ cho họ thọ sanh về thiên giới hay cõi đời này. Vì thế, Long Thọ Đại Sĩ có kệ, cho thấy niềm tin là tài sản tối thượng:
Có người trồng căn lành
Nghi ngờ hoa chẳng nở
Có lòng tin chân thật
Hoa nở liền thấy Phật
(Chương kệ Di Đà – Phẩm Dị Hành: Thập Trụ Tỳ Bà Sa Luận- Bồ Tát Long Thọ)
Nguyện đem công đức này
Hướng về hết thảy chúng sanh khắp pháp giới
Đồng sanh nước Cực Lạc.
Đại nguyện lực của Đức Phật A Di Đà đối với chúng sinh cõi Sa bà
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Sát na là gì? Sát na được tính như thế nào?
Kiến thức 17:08 24/11/2024Trong “Kinh Hoa Nghiêm” nói với chúng ta, thời gian tồn tại của tất cả hiện tượng này là “khoảng sát na”. Trên “Kinh Nhân Vương” nói với chúng ta, một khảy móng tay có 60 sát na, một sát na có 900 lần sanh diệt.
Giải thích các cõi trong lục đạo
Kiến thức 16:00 24/11/2024Ðức Phật đã bảo thế-giới của chúng ta đang ở có ngũ thú là: Ðịa-ngục, Ngạ-quỷ, Bàng-sanh, Nhơn và Thiên. Các loài hữu-tình do tạo nghiệp lành nên được sanh về thiện thú, và bởi gây nhân dữ nên bị đọa vào ác đạo. Nhân duyên ấy như thế nào?
Sự cúng dường ý nghĩa nhất là gì?
Kiến thức 15:37 24/11/2024Trong xã hội ngày nay, với nhiều biến loạn và nhiễu nhương, những người phát tâm học Phật chân chính cần phải có một nhận thức sáng suốt. Trong nhà Phật thường nói: “Muôn việc bỏ lại đời, chỉ có nghiệp theo thân”.
Tứ ân là gì?
Kiến thức 14:50 24/11/2024Tứ ân hay Tứ trọng ân là một trong những giáo lý quan trọng của Phật giáo. Người Phật tử, vâng lời Phật dạy, luôn nêu cao tinh thần tri ân và báo ân trong đời sống tu tập hàng ngày.
Xem thêm