Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

'Thất tình Lục dục' trong Phật giáo nghĩa là gì?

'Thất tình' (được hiểu với nghĩa 'tình yêu' tại cuộc sống thế gian) trong 'thất tình Lục dục' khác với 'thất tình' trong Phật pháp.

Audio

'Thất tình lục dục' là 1 khái niệm trong giáo lý Phật giáo. 'Thất tình' c ó nghĩa là bảy sắc thái khác nhau của cảm xúc con người. 'Lục dục' nghĩa là 6 sự ham muốn trần gian.

Thất tình 

Tiếng Anh là seven emotions, 七情 ) –  7 thứ tình cảm hay 7 trạng thái tâm lý/cảm xúc của con người bao gồm:

1. Mừng (Hỷ), tức trạng thái vui mừng.

2. Giận (Nộ)

3. Buồn (Ai)

4. Ghét (Ố)

5. Yêu, thương (Ái)

6. Vui (Lạc) – trạng thái vui vẻ, nhẹ nhàng ở mức vi tế (tinh tế) hơn so với trạng thái Mừng (Hỷ)

7. Ham muốn (dục)

Ta còn có cách gọi khác: mừng, giận, yêu, ghét, buồn, vui, sợ (Hỷ, Nộ, Ái, Ố, Ai, Lạc, Cụ).

Lục dục 

Tiếng Anh là six desires, tiếng Trung là 六欲, tức sáu sự ham muốn, bao gồm:

1. Sắc dục: sự ham muốn/ưa thích/thỏa mãn về mọi đối tượng hay sự vật mà con mắt nhìn thấy/ghi nhận đều thuộc về sắc dục. Ham muốn nhìn thấy sắc đẹp là cách mô tả ngắn nhưng chưa đủ ý.

2. Thanh dục: ham muốn/ưa thích nghe âm thanh êm tai, dễ chịu

3. Hương dục: ham muốn/ưa thích ngửi mùi thơm dễ chịu.

4. Vị dục: ham muốn/ưa thích vị ngon do món ăn, đồ uống mang lại.

5. Xúc dục: ham muốn/ưa thích do tiếp xúc bằng xác thân mang lại.

6. Pháp dục: ham muốn ý nghĩ (ý tưởng, quan điểm .v.v.) được thỏa mãn.

Từ cách mô tả sáu sự ham muốn(lục dục) nói trên, ccũng có thể phân chia lục dục theo sự ham muốn tính dục giữa người với người và sự ham muốn với các đối tượng/sự vật khác trong thế giới tự nhiên.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Thế nào là rộng duyên lành?

Phật giáo thường thức 16:56 02/04/2024

Duyên có nghĩa là quan hệ. Xây dựng mối quan hệ là gieo duyên. Hai bên từng có mối quan hệ qua lại gọi là hữu duyên (có duyên với nhau). Có mối quan hệ lợi ích cho nhau, gọi là thiện duyên (duyên lành).

Tự tu hành tại nhà mà không đến chùa được không?

Phật giáo thường thức 14:30 02/04/2024

Hỏi: Tôi là Phật tử tu tập tại gia, hàng ngày đều thực hành hai thời công phu gồm tụng kinh (Di Đà, Dược Sư, Địa Tạng…), sám hối (Thủy sám, Lương Hoàng sám), trì chú và niệm danh hiệu Phật theo nghi thức tụng niệm. Tôi có thể tu hành ở tư gia như đã trình bày mà không đến chùa được không?

Đạo Phật là con đường giác ngộ

Phật giáo thường thức 13:41 02/04/2024

Đạo Phật là Đạo giác ngộ, có nguồn gốc từ Ấn Độ, do thái tử là Tất đạt đa Cồ đàm (Siddhārtha Gautama) hình thành và sáng lập.

Nghịch lý của bản ngã vô minh

Phật giáo thường thức 13:33 02/04/2024

Khi chúng ta không thấy biết rõ một điều gì tưởng tượng liền xen vào tô vẽ thêm thắt để tạo dựng điều ấy thành một khái niệm chủ quan theo tầm nhìn, kiến thức, và kinh nghiệm giới hạn của mình.

Xem thêm