Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Làm gì khi bị thất tình theo quan điểm Phật giáo?

Không có gì tồi tệ hơn bị thất tình, đau khổ, khủng hoảng có thể áp đảo vượt quá sự chịu đựng của một người bình thường. Thật may Phật giáo có rất nhiều lời khuyên bổ ích cho những ai đang bị thất tình.

Bài liên quan

Yêu có thể không bao giờ được bình an mà có khi ngược lại. Giây phút mà bạn tưởng là nó an toàn thì tình yêu phai nhạt. Tình yêu là có thể tiên đoán, mở rộng và chấp nhận được khi bạn tìm ra người phù hợp với những chuẩn mực của bạn hơn là chỉ cho phép người ấy là chính họ. Nếu bạn chỉ biết cầu chúc cho người đó mãi là chính họ thì đó không phải là tình yêu.

Phật Giáo khuyên mọi người là “Cảm nhận cảm giác. Từ bỏ câu chuyện.” Điều này có nghĩa là bạn hãy cố gắng cảm nhận những gì xảy ra không cần phải giải thích, không cần phải trách móc ai cả. Bạn như một chiến binh vậy. Bạn càng cho phép cảm giác đốt cháy sạch con đường này, bạn sẽ ít bị lầm lẫn.

Phật Giáo khuyên chúng ta khi thất tình nên “Cảm nhận cảm giác. Từ bỏ câu chuyện.” Ảnh minh họa

Phật Giáo khuyên chúng ta khi thất tình nên “Cảm nhận cảm giác. Từ bỏ câu chuyện.” Ảnh minh họa

Sau đây là ba lời khuyên hữu ích theo Phật Giáo cho những ai bị thất tình:

1. Hãy phát triển mối quan hệ đáng giá với tâm của bạn. Điều này có thể làm được thông qua thiền định. Khi bạn đang bị chao đảo vì những cảm giác mạnh, bạn cần tiếp xúc với trạng thái cân bằng. Hãy bỏ thời gian mỗi ngày nghĩ về những gì tốt đẹp mà bạn muốn, đơn giản chỉ là xem ti vi hay giải trí bạn có thể lấy lại thăng bằng.

Tâm của người bị thất tình như con ngựa hoang. Bạn không thể nhảy và không đi. Nó sẽ đánh đập bạn liên hồi. Vì thế bạn cứ theo chúng một lúc cho đến khi cảm giác chân thật phát triển. Thiền tập có thể giúp cho bạn đạt được điều này.

Bài liên quan

2. Ổn định trái tim của bạn với trạng thái mở. Khi bạn giành được một ít cảm giác bất mãn như chơi domino trong tâm, bạn sẽ cảm giác sự chú tâm của bạn chuyển vào những điều tồi tệ ấy, la hét, tìm những thứ trong lồng ngực và trong trái tim. Vì thế, cách nhìn nhận vấn đề thất tình là có một tình yêu vô bờ với một thứ gì đó.Bạn hãy mở rộng tâm mình để cảm nhận và trạng thái mở tâm là vô cùng quý giá.

Phật Giáo không khuyến khích bạn đóng tâm mình. Thay vào đó, hãy nhận biết trạng thái rộng mở của lòng từ bi, yêu thương, khả năng có thể kết nối sâu rộng sẽ giúp cho bạn thoát khỏi tình trạng thất tình và lấy lại thăng bằng. Vâng, không còn thất tình. Cách tốt nhất để làm được điều này thay vì ngồi đó than khóc là hãy thực tập thiền yêu thương bi ái. Bằng cách này, bnaj bắt đầu chuyển sự tìm kiếm tình yêu dần dần từ việc “tôi muốn tìm một người yêu tôi” bằng “tôi muốn tìm cách cho tình yêu đi.”Với sự thay đổi dần dần như thế, cả thế giới sẽ thay đổi.

Khi hầu hết mọi người nói rằng họ đang tìm kiếm tình yếu, điều họ mong muốn là tìm người có thể yêu họ và họ sẽ yêu trở lại. Tuy nhiên, bạn có thể thay đổi công thức này trước là bạn có tình yêu mỗi ngày và muốn trao tặng nó đi. Bằng cách này, bằng cách mang tình thương đến cho người khác, là con đường bí mật nhưng đảm bảo giúp bạn chữa lành trái tim bị vỡ của mình. Hãy cố gắng thử xem.

Phật Giáo khuyên chúng ta khi thất tình nên quay về với nó, học với nó và cho phép những cảm giác này cũng như cho phép trái tim của bạn được tan vỡ. Ảnh minh họa

Phật Giáo khuyên chúng ta khi thất tình nên quay về với nó, học với nó và cho phép những cảm giác này cũng như cho phép trái tim của bạn được tan vỡ. Ảnh minh họa

3. Nhìn nhận cả cuộc sống của mình như một con đường. Với cảm giác trong sạch trong tâm và bình ổn trong trái tim, giai đoạn thứ ba trở thành một thứ gì đó khác biệt. Không có phương cách tu tập nào liên hệ đến điều này. Với tâm rõ ràng và cảm xúc bình yên sẽ cho bạn có khả năng cảm thấy cả cuộc sống của mình như một con đường. Bạn có thể tạo ra nền tảng cho cả cuộc sống, cả vui sướng lẫn khổ đau, gặp gỡ và chia tay, cho đi và nhận lại rất sâu sắc. Năng lượng đen tối của thất tình đưa bạn đến điều này.

Bài liên quan

Với sự rộng mở, bạn sẽ thấy cuộc sống của mình là một câu chuyện. Với trái tim bị tổn thương, bạn có thể thấy tình yêu rộng lớn biết nhường nào và khó có thể làm cho tình yêu an toàn. Đây là điều không thể. Vậy bạn sẽ làm gì với hai sự thật này? Đó là con đường của bạn. Không ai có thể cho bạn biết làm cách nào kết hợp chúng. Nơi bắt đầu là chú tâm bằng cách nuôi dưỡng nhận biết về bản thân mình, về người khác và dòng chảy của cuộc sống. Khi bạn làm như vậy, bạn bắt đầu chú ý rằng mỗi ngày bạn đang tiếp tục xoay chuyển chu kỳ vào và ra với những giây phút yêu thương và thất tình. Cả hai đều hiện hữu, đến với bạn và đi ra khỏi bạn. Mỗi điều nhỏ bé như vậy là một bài học để bạn có thể sống đầy thức tỉnh.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Niệm Phật noi gương Phật

Phật giáo thường thức 20:35 08/05/2024

Khi chúng ta niệm Phật/ Phải quán đức hạnh Ngài/ Phật là người tỉnh thức/ Trí sáng như mặt nhựt;

Bảy tình trạng của cuộc sống

Phật giáo thường thức 20:28 08/05/2024

Cuộc sống muôn màu muôn vẻ, mỗi người có một hoàn cảnh, mỗi tình trạng riêng, nhưng khi quán sát, Đức Phật nhìn thấy cuộc sống của con người không nằm ngoài bảy tình trạng được ví như một người rơi xuống nước (Kinh Trung A-hàm, số 4, kinh Thủy dụ).

Vì sao chọn ba tháng mùa hạ làm thời gian để An cư kiết hạ?

Phật giáo thường thức 16:05 08/05/2024

Hỏi: Tại sao ba tháng mùa hạ được chọn làm thời gian cho An cư kiết hạ mà không phải là thời gian khác?

Đạo Phật là con đường giác ngộ

Phật giáo thường thức 11:26 08/05/2024

Đạo Phật là đạo giác ngộ, có nguồn gốc từ Ấn Độ, do Thái tử Tất Đạt Đa Cồ Đàm (Siddhārtha Gautama) hình thành và sáng lập.

Xem thêm