Thầy Pháp Hòa góp 100 triệu đồng từ nhuận bút sách, chia sẻ với đồng bào vùng lũ
Đại diện đơn vị phát hành sách "Chia sẻ từ trái tim" của Thầy Thích Pháp Hòa, ông Nguyễn Văn Phước, CEO của First News chia sẻ: "Tác giả cuốn sách Chia sẻ từ trái tim đã trích 100 triệu đồng từ tiền nhuận bút để giúp đỡ đồng bào tại hai tỉnh Thái Nguyên và Yên Bái".

Thầy Thích Pháp Hòa - tác giả quyển sách “Chia sẻ từ trái tim” trích nhuận bút 100 triệu đồng hỗ trợ đồng bào vùng bão lũ tỉnh Thái Nguyên và Yên Bái
Chia sẻ ngắn của ông Phước trên trang cá nhân đã nhận được nhiều tán thán. Bạn đọc Lê Thiện bày tỏ: “Cảm ơn tấm lòng từ bi của Thầy Pháp Hòa”; còn bạn đọc nickname “Ở đây có sự đáng yêu” thì cho rằng: “Ủng hộ sách của thầy cũng là đóng góp một phần để giúp đồng bào bị lũ lụt”.
Ông Phước trước đó thông tin, tác giả cuốn sách đang là “hiện tượng” bán chạy và nhanh nhất của First News cũng dành nhuận bút cho các hoạt động từ thiện khác, trong đó có trao học bổng cho học sinh vượt khó.
Cũng trong tinh thần chia sẻ với đồng bào miền Bắc gặp lũ, tác giả sách “Hoàng Sa - Trường Sa là của Việt Nam” - ThS Trần Mỹ Hải Lộc cho biết đã dành 20,5 triệu đồng gửi ủng hộ cứu trợ của Trung ương MTTQVN.

Tác giả Trần Mỹ Hải Lộc (thứ 4 từ phải qua), một giảng viên đã dành toàn bộ thù lao thỉnh giảng 20,5 triệu đồng gửi đến đồng bào vùng bão lũ
Là một giảng viên của Trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học TP.HCM , ThS Lộc chia sẻ, đây là toàn bộ thù lao thỉnh giảng của học kỳ này, “cho đi là còn mãi”, nhất là trong lúc bà con đang cần. Tác giả Trần Mỹ Hải Lộc trước đó cũng dành toàn bộ tiền thu được từ bán sách của mình để góp vào chương trình “Hải quân nhận đỡ đầu con ngư dân”.
Không chỉ chung sức đóng góp, nữ nhà văn Phương Huyền (công tác tại Đài Tiếng nói Nhân dân TP.HCM) đang tất bật cho các hoạt động hướng về đồng bào miền Bắc. Theo đó, chị đang kêu gọi bạn bè, người thân “Góp tập cho trẻ em vùng lũ”.
Nữ nhà văn Phương Huyền không giấu được niềm thương: “Mấy ngày nay, đọc tin mà rớt nước mắt. Chắc ai cũng vậy. Quá xót xa khi nhìn cảnh tang thương của đồng bào ở vùng bão lũ. Nhiều người nhắn tin hỏi mình gửi đồ gửi quần áo tốt, quần áo ấm cho bà con qua đâu? Nên mình quyết định phải làm gì đó, chuyện nhỏ thôi cũng làm để giúp cho bà con”, nhà văn Phương Huyền nói về hoạt động của mình.

Nhà văn Phương Huyền trong một hoạt động giao lưu với học sinh phổ thông
Trong khi đó, nhà văn Uông Triều đã quyết định trích một phần nhuận bút cuốn tiểu thuyết "Hà Nội những mùa cổ điển" vừa ra mắt của mình để ủng hộ đồng bào bị thiệt hại bởi mưa bão. Nhà văn Uông Triều chia sẻ: “Tôi nghĩ mọi người khi có cơ hội hoặc may mắn hơn đều làm thế thôi. Mong mọi người được bình an, an toàn”.
Với tình thương lớn, dịch giả Nguyễn Bích Lan bày tỏ: “Yên Bái, Lào Cai, Thái Nguyên… trắng đêm kêu cứu và đi cứu. Trước lúc ngủ thiếp đi, tôi chỉ ước giá mà nước ta có vài chiếc trực thăng dành để cứu các hộ dân”. Không chỉ gửi niệm thương, nữ nhà văn - tác giả của tự truyện "Không gục ngã" còn chủ động liên hệ với các cán bộ địa phương tại các vùng chịu ảnh hưởng để có thể hỗ trợ người dân kịp thời.
Theo Bích Lan, hiện chị đã kết nối được với lực lượng chức năng ở Yên Bái, Lào Cai, Thái Nguyên và đang cùng bạn bè chuẩn bị một chuyến xe tải chở đầy nước uống, sữa và đồ ăn để mang lên trao tặng cho người dân vùng lũ ở Thái Nguyên.
Chúc Thiệu
(Báo Giác Ngộ)
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn


Truyện cổ Phật giáo: Mãnh lực lời nguyện
Sách Phật giáo
Một hôm, sau khi khất thực, thọ trai xong trở về Kỳ Viên tinh xá, đức Thế tôn được báo cáo có một vị Tân tỳ kheo (tỳ kheo mới thụ giới) lâu nay bỗng đâm ra thẫn thờ, biếng nhác không chịu đi khất thực, không tọa thiền, không ăn uống.

"Đường vào thiền"
Sách Phật giáo
Osho khát khao sự thật không chỉ là điểm khởi đầu, mà còn là điều kiện tiên quyết để bước vào thiền. Theo tác giả, khi một người khao khát sự thật đủ mạnh mẽ, họ sẽ tự nhiên bị thôi thúc khám phá những tầng sâu hơn của tâm thức.

Phật giáo thời Trần: 'Ở đời vui đạo hãy tùy duyên'
Sách Phật giáo
''Khóa hư lục'' của vua Trần Thái Tông và "Cư trần lạc đạo phú'' của Trần Nhân Tông truyền tải cốt lõi tư tưởng Phật giáo thời Trần.
Xem thêm