Thấy “Tánh già nằm trong tuổi trẻ” thì không sợ tuổi già
Điều thú vị là Thế Tôn đã nhìn thấy được sự già nua ẩn tàng trong tuổi trẻ, mầm mống của bệnh tật len lỏi trong sức khỏe và cả cái chết tiềm tàng trong sự sống. Chính nhận thức về con người và thân phận với tuệ giác như vậy nên Thế Tôn cùng hàng đệ tử của Ngài an nhiên, tự tại.
Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Pubbàràma, trong lâu đài của mẹ Migàra. Lúc bấy giờ vào buổi chiều, Thế Tôn từ chỗ độc cư đứng dậy, ngồi sưởi ấm lưng trong ánh nắng phương Tây. Rồi Tôn giả Ananda đi đến, sau khi đảnh lễ, xoa bóp chân tay cho Thế Tôn, thưa rằng:
Bạch Thế Tôn, thật kinh hoàng thay, thật kỳ dị thay, màu da Thế Tôn nay không còn trong sáng; chân tay rả rời, nhăn nheo; thân được thấy còm về phía trước; các căn đang bị đổi khác, nhãn căn, nhĩ căn, tỷ căn, thiệt căn và thân căn.Sự thể là như vậy, này Ananda, tánh già nằm trong tuổi trẻ; tánh bệnh ở trong sức khỏe; tánh chết nằm trong sự sống. Như vậy, màu da nay không còn trong sáng; chân tay rả rời, nhăn nheo; thân được thấy còm về phía trước; các căn đang bị đổi khác, nhãn căn, nhĩ căn, tỷ căn, thiệt căn và thân căn.
Thế Tôn lại nói thêm: Bất hạnh thay tuổi già! Đáng sợ thay cuộc sống! Tuổi già làm phai nhạt sắc diện của màu da. Hình bóng ngày xưa khả ý, nay già đã phá tan! Ai sống được trăm tuổi, cuối cùng cũng phải chết, không bỏ sót một ai, tất cả bị phá sập.
(ĐTKVN, Tương Ưng Bộ V, chương 4, phẩm Về già, phần Già, Nxb Tôn Giáo, 2002, tr.338)
Người giác ngộ cỡi trên những đợt sóng sanh tử mà đi một cách thản nhiên
Lời bàn:
Sanh già bệnh chết là một quy luật của tạo hóa, là thân phận của kiếp người. Dù thành công hay thất bại trong cuộc nhân sinh ba vạn sáu ngàn ngày, ai cũng chợt đượm buồn khi tuổi đời xế bóng. Hoàng hôn và màu tím hiu hắt không còn thơ mộng mà bao trùm nổi buồn man mác khi cuộc đời đã về chiều.
Tuổi già, có lẽ không ai muốn mình già nhưng mà cái gì đến ắt phải đến. Con người có thể chạy trốn được nhiều thứ nhưng không thể chạy trốn thân phận. Tuổi già là tuổi của kinh nghiệm, hoài niệm và tiếc nuối. Giàu kinh nghiệm làm cho người già luôn hoài nghi và thận trọng, nhiều hoài niệm vì đã qua rồi một thời vang bóng và tiếc nuối vì còn nhiều việc chưa làm được khi lực bất tòng tâm. Nhưng ưu tư lớn nhất của người già sức khỏe.
Đâu rồi mái tóc xanh, làn da trơn láng mịn màng và những bước chân thoăn thoắt của một thời xẻ núi ngăn sông. Chỉ còn lại đây những bước chân run dưới tấm thân còng theo năm tháng, đôi mắt xanh mơ màng nay đã mờ đục, má hồng lỗ chỗ đồi mồi, mái đầu bạc phất phơ như những lằn vôi trắng xóa dần đi cả một đời người. Đa phần những người già đều lạc quan vì họ đã hoàn thành nhiệm vụ, đã tạo dựng nên những thế hệ kế thừa. Song chẳng có gì ngạc nhiên khi người già thường bệnh, hay buồn và có phần khó tính vì đó vốn dĩ là những thuộc tính của tuổi già.
Điều thú vị ở đây là Thế Tôn đã nhìn thấy được sự già nua ẩn tàng trong tuổi trẻ, mầm mống của bệnh tật len lỏi trong sức khỏe và cả cái chết tiềm tàng trong sự sống. Chính nhận thức về con người và thân phận với tuệ giác như vậy nên Thế Tôn cùng hàng đệ tử của Ngài an nhiên, tự tại. Không tự hào, kiêu căng và ỷ lại khi trẻ trung, khỏe mạnh đồng thời cũng không bi quan, chán nản và khổ đau khi tuổi xế chiều.
Tuổi già thì thường đau yếu và bệnh tật, già nua tàn phá ý chí và dung nhan, tuổi già là đèn xanh của thần chết. Vì vậy, những người con Phật phải biết trân quý tuổi trẻ và sức khỏe. Ai cũng sẽ già và phải chết nên cần làm ngay tất cả những gì cần thiết trong khi còn có thể.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Thân và tâm chính là cánh cửa để người học Phật bước vào chân lý
Kiến thức 17:05 22/11/2024Người học Phật phải lấy thân này làm nơi để thực hành giới, lấy tâm này làm nơi để thực tập định và tuệ. Khi thân và tâm được thanh lọc qua quá trình thực hành, thì người học Phật cũng từng bước đi đến sự giác ngộ và giải thoát.
Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?
Kiến thức 10:00 22/11/2024Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?
Bố thí sinh phiền não
Kiến thức 09:32 22/11/2024Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.
Tâm là gì?
Kiến thức 09:16 22/11/2024Trong chữ Hán, chữ (心) được mô tả bằng bốn câu thơ như sau: “Tam điểm như tinh tượng/ Hoành câu tợ nguyệt tà/ Phi mao tùng thử đắc/ Tố Phật dã do tha”.
Xem thêm