Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 21/07/2020, 15:43 PM

Thế nào là một bậc giác ngộ?

Nhiều Phật tử hỏi tôi: Thế nào là một bậc giác ngộ? Nhưng tôi ngần ngại trả lời. Một phần vì sợ đụng chạm với những vị cao quý, đã tuyên bố mình là bậc giác ngộ, nhưng phần chính là do không chắc người hỏi sẽ tin tưởng câu trả lời của mình.

Tin Phật là con người đã giác ngộ hoàn toàn

Hôm nay, nhân duyên tôi trả lời câu hỏi đó minh bạch như sau, qua các lời kinh Phật đã dạy chứ không do tư kiến.

Chắc ai cũng đồng ý rằng: giác ngộ thì không còn vô minh. Nếu còn vô minh thì không thể nói rằng đã giác ngộ. Nhưng thế nào là vô minh?

Theo Tương Ưng Bộ Kinh, chương Tương Ưng Sự Thật, thì đức Phật đã định nghĩa vô minh một cách rất cụ thể như sau: Vô minh là chưa Chứng Tri (rõ biết như thực) tất cả Tứ thánh đế.

Một vị dẫn dắt tâm linh, mà không có sự hiểu biết thông thái về Tứ Thánh đế (cả về Pháp học, Pháp hành, cũng như Pháp thành) thì chắc chắn vị đó không có khả năng chấm dứt đau khổ sinh tử luân hồi cho chính mình (cả thân xác lẫn tinh thần) thì huống gì với khổ đau của các đệ tử.

Một vị dẫn dắt tâm linh, mà không có sự hiểu biết thông thái về Tứ Thánh đế (cả về Pháp học, Pháp hành, cũng như Pháp thành) thì chắc chắn vị đó không có khả năng chấm dứt đau khổ sinh tử luân hồi cho chính mình (cả thân xác lẫn tinh thần) thì huống gì với khổ đau của các đệ tử.

Xin trích dẫn đoạn kinh đó như sau:

1) Như vầy tôi nghe. Một thời Thế Tôn trú ở Bàrànasi, tại Isipatana, chỗ Vườn Nai.

2) Rồi một Tỳ kheo đến ngồi xuống một bên.

3) Ngồi một bên, Tỳ kheo ấy bạch Thế Tôn:

“Vô minh, vô minh”, bạch Thế Tôn, được nói đến như vậy. Bạch Thế Tôn, thế nào là vô minh? Và cho đến như thế nào là đi đến vô minh (avijjàgato)?

4) Này Tỳ kheo, chính là không rõ biết khổ, không rõ biết khổ tập, không rõ biết khổ diệt, không rõ biết con đường đưa đến Khổ diệt. Này Tỳ kheo, đấy gọi là vô minh. Cho đến như vậy là đi đến vô minh.

5) Do vậy, này Tỳ kheo, một cố gắng cần phải làm để rõ biết: “Ðây là khổ”, một cố gắng cần phải làm để rõ biết: “Đây là nguyên nhân của khổ”, một cố gắng cần phải làm để rõ biết: “Đây là khổ diệt, và một cố gắng cần phải làm để rõ biết: “Ðây là con đường đưa đến khổ diệt”.

Hạnh phúc và giác ngộ

Ngay chính đức Phật, ngài chỉ tuyên bố rằng ngài là bậc chính đẳng chính giác sau khi đã hoàn toàn chứng thực 4 Thánh đế (Lậu tận Minh).

Ngay chính đức Phật, ngài chỉ tuyên bố rằng ngài là bậc chính đẳng chính giác sau khi đã hoàn toàn chứng thực 4 Thánh đế (Lậu tận Minh).

Nghe như vậy thì ta có thể hiểu rằng nếu một vị đạo sư không có sự hiểu biết rành rẽ về Tứ thánh đế để có thể dạy và dẫn dắt các đệ tử Chứng Tri được Tứ thánh đế thì có thể nói rằng, vị đó còn vô minh, chưa thực sự là bậc giác ngộ.

Ngay chính đức Phật, ngài chỉ tuyên bố rằng ngài là bậc chính đẳng chính giác sau khi đã hoàn toàn chứng thực Tứ thánh đế (Lậu tận Minh). Xin trích dẫn đoạn kinh đó như sau:

Hỡi này các Tỳ kheo, ngày nào mà tri kiến tuyệt đối như thực của Như Lai về bốn pháp thánh đế, dưới ba sắc thái và mười hai phương thức chưa được hoàn toàn sáng tỏ thì, cho đến chừng ấy, Như Lai không xác nhận trước thế gian gồm chư Thiên, Ma Vương và Phạm Thiên, giữa các chúng sa môn, Bà La Môn, Trời và Người rằng Như Lai đã chứng ngộ Vô Thượng Chính Ðẳng Chính Giác (anuttaram samma sambodhim)

Ðến khi, hỡi này các Tỳ kheo, tri kiến tuyệt đối như thực của Như Lai về bốn pháp thánh đế, dưới ba sắc thái và mười hai phương thức đã trở nên hoàn toàn sáng tỏ thì, chỉ đến chừng ấy, Như Lai mới xác nhận trước thế gian gồm chư Thiên, Ma Vương và Phạm Thiên, giữa các chúng Sa môn, Bà La Môn, Trời và Người rằng Như Lai đã chứng ngộ Vô Thượng Chính Ðẳng Chính Giác. (Kinh Chuyển Pháp Luân)

Mong rằng những lời giải thích trên giúp ích được cho các người con Phật đã thiết tha đi tìm Chính pháp giải thoát, không bị uống nhầm các loại “thuốc ung thư giả”, không chữa trị được khổ đau vô tận của ung thư “sinh tử luân hồi”.

Nếu một vị đạo sư không có sự hiểu biết rành rẽ về 4 Thánh đế để có thể dạy và dẫn dắt các đệ tử Chứng Tri được 4 Thánh đế thì có thể nói rằng, vị đó còn vô minh, chưa thực sự là bậc giác ngộ.

Nếu một vị đạo sư không có sự hiểu biết rành rẽ về 4 Thánh đế để có thể dạy và dẫn dắt các đệ tử Chứng Tri được 4 Thánh đế thì có thể nói rằng, vị đó còn vô minh, chưa thực sự là bậc giác ngộ.

Đức Phật đặt giác ngộ lên trên hết

Nếu một ông thầy thuốc 1) không có sự hiểu biết thông thái về bệnh, 2) không có sự hiểu biết thông thái về nguyên nhân của bệnh, 3) không có sự hiểu biết thông thái về sự lành bệnh, 4) không có sự hiểu biết thông thái về cách chữa trị bệnh, thì ông ta rất có thể định bênh sai, rất có thể định nguyên nhân của bệnh sai, cho đến cách chữa trị bệnh cũng rất có thể hoàn toàn sai. Như vậy khó có thể tin rằng ông ta có thể giúp bệnh nhân của ông ta ra khỏi khổ đau của bệnh hoạn. Đó thường là trường hợp chữa bệnh của các ông lang băm không có đầy đủ kiến thức Y khoa, thường làm cho bệnh nhân bị bệnh trầm trọng hơn.

Cũng như thế, một vị dẫn dắt tâm linh, mà không có sự hiểu biết thông thái về Tứ thánh đế (cả về Pháp học, Pháp hành, cũng như Pháp thành) thì chắc chắn vị đó không có khả năng chấm dứt đau khổ sinh tử luân hồi cho chính mình (cả thân xác lẫn tinh thần) thì huống gì với khổ đau của các đệ tử. Một vị như thế không thể nào là một bậc giác ngộ. Thông thường vị đó sẽ đưa các đệ tử, thầy và trò, đều đi vào “Kiến bộc lưu”, tức là sự trầm luân lâu dài hơn qua nhiều đời trong đau khổ do học phải những loại Tà kiến ra ngoài chính pháp Tứ thánh đế.

> Xem thêm video: "Mạn đàm về pháp tu lạy Phật":

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Làm sao giữ lại

Góc nhìn Phật tử 19:30 22/04/2024

Làm sao giữ được tình ban sớm /Chưa kịp hoàng hôn đã úa màu./Ta trách sao người thay đổi vội/ Chắc gì...ta chẳng đổi thay đâu!

Ta luôn biết ơn vì tình thương và sự hy sinh của bố mẹ

Góc nhìn Phật tử 14:30 22/04/2024

Bố mẹ - những người yêu thương, nuôi dưỡng ta từ những ngày đầu đời đến tận bây giờ. Cuộc sống trôi qua, những gian khó, những niềm vui, đều là những chặng đường mà bố mẹ đã bên ta, chia sẻ mọi khó khăn và hạnh phúc.

Tu là cải tạo mình

Góc nhìn Phật tử 09:13 22/04/2024

Ngày nào tôi ăn muối nhiều một chút (nhất là chao, tương, mắm dưa chay) là khuya 0 giờ đau đầu tới 2 giờ 30, ảnh hưởng cho thời thiền kế đó.

Thái độ cầu học cầu tu của người Phật tử

Góc nhìn Phật tử 07:57 22/04/2024

Trên hai mươi lăm thế kỷ về trước, Đức Từ Phụ đã từng khẳng định đạo Phật là đạo của từ bi, trí tuệ và giải thoát. Người Phật tử muốn tu theo đạo Phật cũng phải tu sao cho được từ bi và trí tuệ để một ngày không xa nào đó cũng sẽ được giải thoát như Đức Phật.

Xem thêm