Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 03/06/2022, 13:53 PM

Nên duy trì hay nên bỏ thiền định để đối mặt với nỗi đau và cái chết?

Con có nên buông luôn cả Thiền Định để cảm nhận rõ mà không đối kháng với sự đau đớn, hay sự chết hầu thấy sự sinh diệt của tất cả các Pháp lúc đó? Như con đã nói con rất sợ đau đớn, liệu bài học đau đớn (nếu có) cuối cùng này con có thể kham nổi hay không?

Hỏi: 

Con có một câu hỏi rất quan trọng đối với việc tu tập của con, xin Thầy cho con lời chỉ dạy. Vốn con rất sợ cảm giác đau đớn nên từ lâu con đã chuẩn bị bằng cách tu tập thiền định để khi chết tâm con không tán loạn vì sự đau đớn. Nhưng khi nghe Thầy giảng về thái độ buông rỗng lặng trong sáng tự nhiên của tánh biết, thì con lại thấy nhất niệm hay nhất tâm của thiền định vẫn còn chỗ dính mắc bám trụ, tuy tâm không tán loạn nhưng cũng không thật sự nhẹ nhàng thanh thoát.

Vậy con có nên buông luôn cả Thiền Định để cảm nhận rõ mà không đối kháng với sự đau đớn, hay sự chết hầu thấy sự sinh diệt của tất cả các Pháp lúc đó? Như con đã nói con rất sợ đau đớn, liệu bài học đau đớn (nếu có) cuối cùng này con có thể kham nổi hay không? Sự phân vân của con là nên duy trì hay nên bỏ thiền định để đối mặt với nỗi đau và cái chết?

Hãy buông cái ta đầy sợ hãi ấy ra thì ngay đó tánh biết liền đầy đủ giới định tuệ (vốn viên mãn bên trong) chứ không phải trạng thái định hữu hạn do bản ngã tạo tác bên ngoài.

Hãy buông cái ta đầy sợ hãi ấy ra thì ngay đó tánh biết liền đầy đủ giới định tuệ (vốn viên mãn bên trong) chứ không phải trạng thái định hữu hạn do bản ngã tạo tác bên ngoài.

Đáp: 

Lúc lâm chung, với người đời thì được nhất niệm hay cận định (do niệm) hoặc nhất tâm (do định) là tốt rồi, như vậy sẽ không tái sinh vào các đường ác (cõi khổ). Nếu chết với tâm nhất niệm hay cận định thì được sinh vào các cõi trời Dục Giới, nếu chết với nhất tâm từ sơ thiền cho đến tứ thiền thì sẽ tái sinh vào cõi Sắc Giới, nếu chết với một trong 4 tâm thiền "đối tượng không" thì sẽ tái sinh vào cõi Vô Sắc Giới.

Nhưng vì tam giới vẫn còn vô minh ái dục, nghĩa là vẫn còn bản ngã nên vẫn chưa giác ngộ giải thoát được, do đó người tu buông luôn cái ngã, sẵn sàng đối diện với thực tánh pháp, dù đó là đau đớn hay an lạc. Thật ra, sợ hãi chỉ là một ảo tưởng khi con tưởng tượng đến cơn đau, nhưng khi cơn đau thực sự đến thì con có thể trải nghiệm nó, không có gì đáng sợ.

Tánh biết vốn rỗng lặng trong sáng nhưng bị cái ta ảo tưởng tham sân si, lo lắng, sợ hãi... che lấp nên mới không an lạc được. Không an lạc nên bản ngã lăng xăng tìm kiếm và chuốc lấy bất an.

Khi bản ngã đã bất an thì nó lại muốn trú vào định để được an lạc. Đó là lý do vì sao nhiều người ham thích thiền định. Nhưng trú vào định thì vẫn còn vô minh ái dục nên không bao giờ thấy được thực tánh pháp.

Đó không phải là pháp đưa đến giác ngộ giải thoát. Nếu con muốn giải phóng mọi nỗi sợ hãi thì đừng trú vào đâu và đừng trốn tránh sự thật. Hãy buông cái ta đầy sợ hãi ấy ra thì ngay đó tánh biết liền đầy đủ giới định tuệ (vốn viên mãn bên trong) chứ không phải trạng thái định hữu hạn do bản ngã tạo tác bên ngoài.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Giải phóng chính mình khỏi mọi niềm tin giới hạn

Hỏi - Đáp 09:20 27/04/2024

Hỏi: Tại sao cùng một bài giảng, cùng một câu chuyện hay cùng một vấn đề mà những người nghe lại tiếp nhận chúng theo rất nhiều hướng khác nhau?

Làm sao con chuyển hóa được niềm đau trong con thành sự an lạc và tĩnh lặng?

Hỏi - Đáp 15:00 26/04/2024

Hỏi: Thưa Thầy, khi con nhìn thấy Thầy, con cảm nhận được sự định tĩnh và niềm an lạc nơi Thầy, nhưng đồng thời con lại thấy một niềm đau trong con…Con muốn được như Thầy. Làm sao con có thể chuyển hóa niềm đau trong con thành niềm vui, sự an lạc và tĩnh lặng như Thầy?

Sinh viên ở trọ có thể tu tập như thế nào?

Hỏi - Đáp 12:10 26/04/2024

Sau những khóa tu dành cho học sinh – sinh viên, bước đầu chập chững học Phật có rất nhiều bạn sinh viên băn khoăn về hoàn cảnh ở trọ, ở tập thể rất đông đúc và ồn ào…Như vậy tâm muốn hướng về Phật, muốn ăn chay, đọc kinh, tu hành nhưng làm sao để hòa hợp với hoàn cảnh sống?

Siêu độ là gì? Người đã vãng sanh có cần lập bài vị siêu độ không?

Hỏi - Đáp 09:30 26/04/2024

Hỏi: Ý nghĩa siêu độ là gì? Người có thoại tướng, cứ cho là đã vãng sanh, sau này còn phải lập bài vị siêu độ cho họ nữa không ạ?

Xem thêm