Thiền định là gì?
Thiền định cụ thể qua sự thực tập chánh niệm có công năng giúp ta có mặt trọn vẹn và tiếp xúc được với những yếu tố mầu nhiệm, lành mạnh, tươi mát và trị liệu trong sự sống.
Phép tu tập thứ năm của Lục độ Ba la mật có công năng giúp ta vượt sang bờ bên kia là thiền định. Thiền định nói cho đúng nghĩa gồm có hai phần: chỉ và quán. Khi ở trong tình huống khó khăn, bế tắc mà ta biết trở về với hơi thở chánh niệm, mỉm cười, thì ta có thể thay đổi được tình trạng, có thể tạo ra được phép lạ. Khi phục hồi lại được chất liệu vững chãi và thảnh thơi, ta có thể vượt qua được tất cả những tình huống khó khăn, tai ương và khổ nạn. Ví dụ có hai chàng trai trẻ sắp đánh nhau. Nếu một trong hai anh chàng có khả năng trở về thực tập hơi thở chánh niệm, anh ta sẽ biết rằng trong khi hai người đánh nhau, thế nào rồi cả hai cũng sẽ bị trọng thương và có thể đi vào bệnh viện. Thấy được như thế, anh ta nói: ”Anh thật sự muốn đánh hả? Tôi biết nếu làm như thế, chắc chắn cả hai chúng ta sẽ bị trọng thương.”
Cái thấy ấy sẽ giúp cho người kia thức tỉnh. Sau đó, thay vì đánh nhau, hai người có thể ngồi xuống thương thuyết, làm hòa với nhau. Khi chánh niệm có mặt thì định lực phát sinh và giúp ta dừng lại kịp thời. Vì vậy thiền tập trước hết là dừng lại, danh từ Phật học gọi là Chỉ. Khi Niệm lực và Định lực được phát triển hùng hậu thì Tuệ giác phát sinh; có tuệ giác, thì chỉ cần một tích tắc là ta có thể chuyển đổi được tình trạng; chỉ cần trong chớp nhoáng của ý thức, một hơi thở có chánh niệm là ta đã có thể đem lại sự chuyển hóa và trị liệu. Nếu thực tập hơi thở có ý thức một cách miên mật và đúng đắn, ta có thể thực hiện được những phép lạ, có thể can thiệp, ngăn chặn một bi kịch, một thảm họa sắp xảy ra. Ta trở thành vị Bồ Tát có khả năng phục hồi lại sự an bình và hòa giải.
Chánh niệm là trái tim của thiền tập
Thiền định cụ thể qua sự thực tập chánh niệm có công năng giúp ta có mặt trọn vẹn và tiếp xúc được với những yếu tố mầu nhiệm, lành mạnh, tươi mát và trị liệu trong sự sống. Tiếp xúc và nuôi dưỡng ta với những yếu tố tích cực, lành mạnh như thế, ta có thể chuyển hóa, buông bỏ những yếu tố tiêu cực trong ta rất dễ dàng. Nếu không biết thừa hưởng và tự nuôi dưỡng mình với những yếu tố tươi mát, lành mạnh và mầu nhiệm đang có mặt cho ta mà cứ để thân tâm mình bị trấn ngự bởi những lo âu, giận hờn, ghen tỵ và kỳ thị thì thật đáng tiếc và đáng tội nghiệp cho bản thân. Ta không cần phải thực tập ngồi thiền mười năm, hai mươi năm mới có thể vượt qua được bờ bên kia; theo sự thực tập này, nếu thông minh, khéo léo thì chỉ cần vài phút là ta đã có thể làm được việc ấy rồi. Phép lạ có thể được thực hiện trong từng hơi thở có ý thức và bước chân chánh niệm của ta. Thiền sư Lâm Tế nói rằng: ”Phép lạ là đi trên mặt đất – Địa hành thần thông.” Ta có thể chế tác chất liệu giác ngộ trong mỗi giây mỗi phút và giác ngộ, tự do là năng lực rất hùng hậu vốn sẵn có trong ta. Khi ta có năng lực của sự giác ngộ thì lòng ta cảm thấy thư thái, bao la như trời, vững chãi như núi và ta có thể tiếp xúc được với những yếu tố mầu nhiệm của sự sống đang dàn trãi quanh ta và trong ta.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Thế nào là viên tịch, tân viên tịch và thuận tịch?
Kiến thức 09:00 25/12/2024Nhân có học Tăng, khi đọc bài viết bàn về chữ "Tân viên tịch" không hiểu chắc là nói như vậy đúng hay sai....Chúng tôi cũng thấy cần nói rõ.
Luân hồi trong thần chú Lăng Nghiêm: Năng lực thần chú
Kiến thức 08:46 25/12/2024Thần chú Thủ Lăng Nghiêm còn gọi là Phật Đỉnh Quang Minh Ma Ha Tát Đát Đa Bát Đát Ra hay Bạch Tán Cái tức chỉ cho cái thể dụng rộng lớn của bản lai tự tánh. Bạch là trí tuệ. Tán cái là lòng từ bao la rộng lớn.
Đại sư, Pháp sư, Thái sư nghĩa là gì?
Kiến thức 20:26 24/12/2024Đại sư, Pháp sư, Thái sư là những danh từ chúng ta thường gặp trong các sách về Phật giáo, Đạo giáo và lịch sử.
Thần chú Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni (bản tiếng Việt)
Kiến thức 10:00 24/12/2024Thần chú Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni còn gọi là Tối Thắng Phật Đảnh Thần Chú, được đức Thế Tôn thuyết trong kinh Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni. Thần chú này rất mầu nhiệm, oai lực bất khả tư nghì, độ thoát chúng sinh trong sáu đạo luân hồi và lần lượt đều được chứng quả giải thoát.
Xem thêm