Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Thiền ghê tởm là gì?

Thiền ghê tởm hay còn gọi là thiền quán tử thi, thiền quán xác chết (Disgust Meditation). Đây là liều thuốc giải độc giúp xa lìa các thứ dục lạc nhanh nhất và là một trong những phương pháp Phật giáo cổ điển. Phương pháp này tối ưu đánh thẳng sự mê muội, không dành cho những người nào tâm yếu và non nớt.

 Thiền Disgust Meditation là gì?

Phương pháp này hiện đang được vị Đại đức Samahita người Đan Mạch giảng trên các diễn đàn và trang mạng do chính ông sáng lập:http://what-buddha-said.net/.

Tỳ kheo Samahita tên thật là Jan Erik Hansen, ông là bác sĩ y khoa theo học trường Đại Học Copenhagen, sau đó ông làm việc tại Imperial College London nước Anh với chức vị Phó Giáo Sư trước khi tấn phong danh hiệu Tỳ Kheo.

Tỳ kheo Samahita tên thật là Jan Erik Hansen, ông là bác sĩ y khoa theo học trường Đại Học Copenhagen, sau đó ông làm việc tại Imperial College London nước Anh với chức vị Phó Giáo Sư trước khi tấn phong danh hiệu Tỳ Kheo.

Tỳ kheo Samahita tên thật là Jan Erik Hansen, ông là bác sĩ y khoa theo học trường Đại Học Copenhagen, sau đó ông làm việc tại Imperial College London nước Anh với chức vị Phó Giáo Sư trước khi tấn phong danh hiệu Tỳ Kheo. Ông đến Sri Lanka năm 2001, được Đại đức Ñāna Ratana Mahanayaka Thera thụ phong làm thầy tại Trung tâm Đào tạo Tỳ Kheo Maharagama ngày 05/07/2003. Hoạt động chủ yếu của ông là dành khối lượng thời gian lớn trong việc ngồi thiền, quán chiếu tại những khu rừng xa xôi ẩn dật của Sri Lanka và truyền bá giáo lý Phật pháp trực tuyến.

Cũng nhờ một hữu duyên mà tôi được trò chuyện với Đại đức Samahita, tôi mạn hỏi tại sao ngài lại chọn trở thành một vị tu sĩ trong khi ngài từng có một công việc tốt và bằng cấp cao?

Đại đức cho biết: “Sự đau khổ không phân biệt nghề nghiệp và học thức. Thực ra, càng leo cao trong xã hội thì chúng ta càng gặp nhiều thủ đoạn lưu manh bẩn thỉu.”

Tôi lại hỏi tiếp, trước khi đi tu chắc hẳn ngài đã từng yêu, có vợ hoặc bạn gái, làm sao ngài có thể bỏ dứt được họ thay vì vun đắp cho tình yêu của mình, ngài có cảm thấy bị tổn thương và làm tổn thương người khác không? 

Đại đức chia sẻ: “Tôi có đứa con trai năm nay 18 tuổi, dù sao đi nữa những mối quan hệ, gặp gỡ đều kết thúc trong sự chia ly. Tất cả chấp ngã, bám víu (kể cả bám víu vào gia đình) là khổ đau.”.

Đại đức hỏi lại tôi: “Kinh nghiệm cho thấy rằng bám víu là nguyên nhân gây đau khổ, vậy tại sao chúng ta ko đập tan sự nô lệ này?”.

Tôi ngập ngừng: “Bạch thầy, đương nhiên con có nghĩ tới chuyện tu tập nhưng hiện nay con còn nhiều vướng mắc, bao nhiêu dây mơ rễ má ở đời mà không biết cách nào có thể dứt bỏ được”.

Ngài Samahita liền đáp: “Sự dứt bỏ chỉ được nuôi dưỡng tốt bằng phương pháp thiền kinh tởm” .

Thiền Kayagata Sati là gì?

Kayagata Sati là tên của phương pháp thiền quán chú tâm vào cơ thể như là một dạng của vật chất. Ngài Samahita chia sẻ:

Việc dùng trực quan ghi nhớ những hình ảnh xác chết ghê tởm nhất và sau đó chánh niệm hướng tâm trí để hình ảnh đó hiện lên trong tâm bất cứ khi nào tham lam, ham muốn và mong cầu tái phát sinh. Điều này làm cho các hình thức của tham ái bốc hơi ngay lập tức.

Ngài còn cho biết thêm việc lặp đi lặp lại các hình ảnh này chữa được bệnh đồng tính luyến ái, háo dâm, ham muốn phẫu thuật thẩm mỹ, làm đẹp và các loại tham không đáy khác…

Cơ thể - chính nó là tác giả gây ra biết bao sự đau đớn, và ngày nào đó nó sẽ dần già cỗi, chết và phân hủy. Không hề có cái tôi và cũng không có cái ta ở đây!

Cơ thể - chính nó là tác giả gây ra biết bao sự đau đớn, và ngày nào đó nó sẽ dần già cỗi, chết và phân hủy. Không hề có cái tôi và cũng không có cái ta ở đây!

Chúng ta hãy tập trung chánh niệm vào thân thể và liên tục nhìn thấy bộ xương, tóc, da, móng, răng, thịt, các cơ quan nội tạng và không có gì khác - chỉ là một cái vỏ bọc bẩn thỉu của xương. Cũng giống như một người bán thịt mổ xẻ con bò, con heo và cắt nó ra thành từng mảnh. Cơ thể - chính nó là tác giả gây ra biết bao sự đau đớn, và ngày nào đó nó sẽ dần già cỗi, chết và phân hủy. Không hề có cái tôi và cũng không có cái ta ở đây! 

Quét các phần trên cơ thể từ lòng bàn chân lên trên, từ đỉnh đầu trở xuống, bao quanh bởi da và đầy đủ các loại kinh tởm ô uế: “Trong thân thể này có lông đầu, lông cơ thể, móng, răng, da, thịt, gân, xương, tủy xương, thận, tim, gan, màng phổi, lá lách, phổi, ruột già, ruột non, phân, mật, bạch huyết, mủ, máu, mồ hôi, chất béo, nước mắt, da dầu, nước bọt, chất nhờn, chất lỏng trong khớp, nước tiểu.” Ngoài ra, trong cơ thể này có yếu tố của đất, chất lỏng, các yếu tố lửa và gió. 

Thiền tử thi hay Quán xác chết

Khi chúng ta nhìn thấy một xác chết quăng trong nghĩa trang vài ngày – nó sẽ phình lên, tái mét, thối rữa, mục nát và mưng mủ. Chúng ta có thể ngẫm rằng cơ thể này: “Đó là bản chất của nó, đó là tương lai của nó và số phận không thể tránh khỏi của nó"

quán tử thi
Bài liên quan

Hay chúng ta chứng kiến một xác chết khác quăng đi, quạ, kền kền, diều hâu, chó, linh cẩu giằng xé lóc thịt. Bộ xương của chúng ta chỉ bao bọc bởi các phần thịt, máu, gân, xương sẽ bị tách ra khi dây chằng phân hủy và nằm rải rác ở tất cả các hướng - đây là xương tay, xương chân, xương chày, xương đùi; đây là một xương hông, xương sườn, xương ngực, xương vai, xương cổ; đây là một xương hàm, răng, hộp sọ … bộ xương sẽ chuyển thành màu trắng như vỏ trứng gà và sau năm tháng sẽ biến thành bột.

Lúc đó, chúng ta có thể áp dụng cho cơ thể hiện tại của bản thân mình: “Đó là bản chất của nó, đó là tương lai của nó, đó là số phận không thể tránh khỏi của nó .

Thực hành

Tùy vào căn cơ của từng người mà có nghi thức hoặc cách làm khác nhau, quý vị có thể tham khảo các vị thầy nhiều kinh nghiệm. Ở đây, tôi xin mạn phép trình bày theo cách mà tôi đã làm. Khi quý vị có thời gian, trước khi đi ngủ, sáng sớm hoặc tùy lúc, chúng ta xem những bức hình chụp thật và được Đại đức Samahita sưu tầm để huấn luyện các môn đồ trong file sau đây (khuyến cáo không dùng cho trẻ em và dưới 18 tuổi):

Link: http://s914.photobucket.com/user/Asubha/library/

Mật khẩu: corpses

Hoặc quý vị tham khảo thêm: http://www.bjwinslow.com/gallery/corpse_props .

Mỗi bức hình quý vị niệm danh hiệu Phật mà quý vị ưa dùng (ví dụ: OM MA NI PAD ME HUM) và hồi hướng cho nạn nhân xấu số kia, nguyện họ siêu sinh tịnh độ và ngẫm lại thân thể chúng ta một ngày nào đó cũng sẽ chết.

Mỗi bức hình quý vị niệm danh hiệu Phật mà quý vị ưa dùng (ví dụ: OM MA NI PAD ME HUM) và hồi hướng cho nạn nhân xấu số kia, nguyện họ siêu sinh tịnh độ và ngẫm lại thân thể chúng ta một ngày nào đó cũng sẽ chết.

Bài liên quan

Mỗi bức hình quý vị niệm danh hiệu Phật mà quý vị ưa dùng (ví dụ: OM MA NI PAD ME HUM) và hồi hướng cho nạn nhân xấu số kia, nguyện họ siêu sinh tịnh độ và ngẫm lại thân thể chúng ta một ngày nào đó cũng sẽ chết. Lúc đầu, nếu quá sợ hãi thì quý vị niệm một lần cho mỗi tấm hình và sau đó dần tăng lên số lần.

Nếu ai đó ruồng bỏ và làm cho quý vị đau khổ, bực tức, sân giận thì quán tấm hình xác chết đồng thời quán tới đối tượng làm cho quý vị đau khổ và quán luôn cả chính bản thân quý vị cùng một lúc thì quý vị sẽ nhận ra họ và quý vị giống nhau. Tất cả chỉ là cái bao tải để đổ xương, đổ thịt vào thôi. Lúc này, quý vị sẽ dần buông bỏ được cái tâm sân hận và cảm thấy an lạc.

Quý vị vào xem đoạn mổ tử thi (đăngnhập để xác nhận tuổi trên 18) theo đường link:

http://www.youtube.com/watch?v=FGdcaB690Yc

Vừa xem quý vị vừa trì chú niệm Phật.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Câu chuyện có thật về sự chủ động tái sinh

Nghiên cứu 14:16 19/04/2024

Khoảng một ngàn năm sau khi Đức Phật nhập Niết Bàn, giáo pháp ngày càng phát triển trong giới trí thức Ấn Độ. Một trong những luận sư xuất sắc thời đó là Chandra, người vừa có cái thư thả của bậc giác ngộ, lại có cái tài hùng biện và lý luận sắc sảo của một người trí thức.

Phương thức niệm Phật đời Trần

Nghiên cứu 08:23 18/04/2024

Không phải ngẫu nhiên đến đời Trần, phương thức niệm Phật được Thiền phái Trúc Lâm chú trọng trong việc vận dụng vào đời sống thực nghiệm tâm linh trong các Thiền đường nước Đại Việt.

Mẫu hình người cư sĩ lý tưởng

Nghiên cứu 15:55 17/04/2024

Trong những chúng đệ tử Phật, thì chúng cư sĩ tại gia chiếm số lượng đông đảo và có những ảnh hưởng nhất định đối với diện mạo của Phật giáo nói chung.

Cha mẹ là ruộng phúc trong 3 cõi

Nghiên cứu 08:10 16/04/2024

Phật bảo Ngài A Nan rằng: - Cha mẹ, chúng Tăng, là hai thứ ruộng phúc của tất cả chúng sinh, là diệu quả của cõi Nhân cõi Thiên, Niết Bàn giải thoát, cũng do đó mà được thành tựu vậy!

Xem thêm