Thiền giúp giảm lo âu tương đương dùng thuốc
Nghiên cứu từ Đại học Georgetown cho thấy thiền có thể giúp giảm rối loạn lo âu và trầm cảm, tương đương tác dụng của một số loại thuốc.
Ngày 9/11, tạp chí JAMA Psychiatry công bố nghiên cứu thực hiện trên 276 người mắc chứng rối loạn lo âu chưa được điều trị. Các nhà khoa học chia bệnh nhân làm hai nhóm. Nhóm đầu dùng từ 10 đến 20 mg escitalopram (Lexapro), một loại thuốc phổ biến dùng để điều trị lo âu và trầm cảm. Nửa còn lại tham gia khóa học kéo dài 8 tuần về giảm căng thẳng dựa trên thiền, chánh niệm. Kết quả, cả hai nhóm đều giảm 20% triệu chứng lo âu trong thời gian 8 tuần.
Bệnh nhân ở nhóm thiền được chỉ định tham gia lớp chánh niệm mỗi tuần một lần. Mỗi lớp kéo dài hai tiếng rưỡi, được tổ chức tại một cơ sở y tế địa phương. Chương trình này được gọi là giảm căng thẳng dựa trên chánh niệm, do Jon Kabat-Zinn phát triển lần đầu vào những năm 1970 dựa trên một số giáo lý Phật giáo.
Các chuyên gia cũng yêu cầu tình nguyện viên tự thiền định khoảng 40 phút mỗi ngày. Elizabeth Hoge, tác giả chính của nghiên cứu, Giám đốc chương trình Nghiên cứu Rối loạn Lo âu tại Trung tâm Y tế Đại học Georgetown, đã so sánh điều này như "tham gia một lớp thể dục hoặc nghệ thuật".
"Đây là kỹ năng mà bạn phải luyện tập. Mọi người học cách giao tiếp với chính suy nghĩ của họ. Trong thực hành, chúng tôi huấn luyện mọi người buông bỏ tạp niệm, kiên nhẫn và nhẹ nhàng với ý nghĩ, cứ để chúng trôi qua", bà nói.
Bà Hoge kỳ vọng nghiên cứu có thể mở ra lựa chọn điều trị mới đối với bệnh nhân mắc chứng lo âu. "Lexapro là một loại thuốc tốt. Tôi đã kê đơn cho nhiều bệnh nhân, nhưng nó không phù hợp với một số người", bà nói.
Hoge cho biết có thể chỉ định tập thiền với các bệnh nhân gặp nhiều tác dụng phụ sau khi sử dụng các loại thuốc điều trị rối loạn lo âu. Thiền cũng là bước đầu tiên đối với người mắc chứng lo âu, đang cảnh giác với các loại thuốc.
Một nghiên cứu khác công bố trên tạp chí Điều dưỡng năm 2011 cho thấy chương trình chánh niệm kéo dài 8 tuần có hiệu quả giống thuốc chống trầm cảm, ngăn ngừa tình trạng này tái phát.
Tuy nhiên, bệnh nhân đang theo phác đồ điều trị lâu dài không nên tự ý dừng sử dụng mà không hỏi ý kiến bác sĩ. Bệnh nhân cũng không nên mong đợi rằng chỉ một phương pháp độc lập (thiền định hoặc thuốc) có thể loại bỏ hoàn toàn sự lo lắng.
"Lo lắng là một thứ gì đó tự nhân lên theo thời gian. Khi một người trở nên lo lắng, họ suy yếu các kỹ năng nhận thức xã hội. Chính sự suy yếu đó tiếp tục khiến họ lo lắng nhiều hơn", bà nói.
Nguồn: Báo điện tử VnExpress
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Cách ăn chay tốt cho sức khỏe tim mạch
Sống an vui 16:50 22/11/2024Chế độ ăn chay có thể tốt cho huyết áp, cải thiện mức cholesterol và duy trì cân nặng khỏe mạnh, tất cả đều giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Tuy nhiên, nên biết cách ăn chay phù hợp để mang lại những lợi ích sức khỏe.
Những cảnh giới cao nhất
Sống an vui 13:15 22/11/2024Cảnh giới cao nhất của sự nghiệp, của kỷ luật, của tình bạn, tình yêu và cảnh giới cao nhất trong sinh mạng con người là gì, bạn có biết không?
Buông xả những nỗi lo âu
Sống an vui 11:00 22/11/2024Ta hay nhân danh sự bận rộn, bổn phận, trách nhiệm để cho phép mình rời bỏ chính mình bất cứ lúc nào. Khi thức dậy là ta đã bắt đầu phóng tâm đi lang thang bên ngoài, tìm kiếm cái này, nắm bắt cái kia.
Học chim làm tổ
Sống an vui 07:30 22/11/2024Nhìn những chú chim cần mẫn siêng năng tước từng cọng cây, ngọn lá về đan tổ, chúng ta học được rất nhiều đạo lý.
Xem thêm