Thứ sáu, 12/03/2021, 10:15 AM

Thiền học Sơ tổ Trúc Lâm trong công cuộc vận động xã hội Đại Việt

Thiền học Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử đóng vai trò quan trọng cho việc cấu thành nền Phật giáo Việt Nam. Trong công cuộc xiển dương, tự thân Thiền phái phải đáp ứng mọi nguyên tắc, yêu cầu hệ tư tưởng sao cho phù hợp với bản sắc văn hóa dân tộc.

Không ngạc nhiên khi suốt tiến trình lịch sử dân tộc, Thiền tông Đại Việt luôn được đề cao, giữ vị trí nhất định trong lòng dân; không chỉ khơi dậy những giá trị thực tiễn trong đời sống tinh thần – tín ngưỡng tâm linh thuần túy, mà còn đóng góp quan trọng vào công cuộc chống giặc ngoại xâm, bảo vệ đất nước. Đơn cử là sự ra đời Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, với Sơ tổ Phật hoàng Trần Nhân Tông.

Trần Nhân Tông và triết lý "Phật tại tâm"

Thiền phái Trúc Lâm bắt đầu từ sự kiện vua Trần Nhân Tông xuất gia tại chùa Hoa Yên (núi Yên Tử). Ngài có hiệu là Hương Vân Đầu Đà và là người truyền thừa chính thức của phái Yên Tử, thế hệ thứ sáu, tiếp nối thiền sư Huệ Tuệ, với pháp hiệu Trúc Lâm, hoàn tất ước nguyện của vua Trần Thái Tông hợp nhất các Thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi, Vô Ngôn Thông và Thảo Đường. Ngài trở thành Sơ Tổ của Thiền phái Trúc Lâm, gọi là Trúc Lâm Đầu Đà hay Điều Ngự Giác Hoàng.

Thiền Trúc Lâm dưới sự lãnh đạo từ Sơ tổ Trần Nhân Tông, Nhị tổ Pháp Loa và Tam Tổ Huyền Quang đều dung hợp tất cả tinh hoa Thiền phái có sẵn thành Phật giáo Nhất Tông, trên cương lĩnh bản sắc Phật học Đại Việt. Tuy nhiên, khi nhắc đến Thiền Trúc Lâm, không thể không bàn tới hệ tư tưởng chính “Phật tại tâm” hay “Cư trần lạc đạo phú”. Sự đặc sắc của hệ thống tư tưởng này kiến tạo nên nhận thức tích cực, đặc thù về Phật trong lòng dân Việt. Hệ tư tưởng “Phật tại tâm” xuất hiện sống động, rõ nét trong Phật giáo thời Trần, với chủ trương gầy dựng nên hệ ý thức cho dân Việt một cách hiện thực, đơn giản hóa.

Nói cách khác, quan điểm “Phật tại tâm” bàn về bản thể, nhận thức luận từ Sơ tổ Trần Nhân Tông, đồng thời mô phỏng nội hàm tư tưởng Thiền phái Trúc Lâm. Tư tưởng này đã kế thừa từ nền tảng triết lý “biện tâm” của vua Trần Thái Tông và “hòa quang đồng trần” của Tuệ Trung Thượng Sĩ. Vì thế, sau khi tiếp thu, Điều Ngự Giác Hoàng đã đề cao quan điểm “Phật tức là tâm”, cầu tìm Phật ngay trong tâm mình, không truy tìm vô vọng nguyên lý bên ngoài. Điều đó được kết tinh trong tác phẩm “Cư trần lạc đạo phú”.

Tư tưởng thiền học của Thiền sư Chân Nguyên Tuệ Đăng trong tác phẩm Thiền tịch phú

trần nhân tông phật hoàng

Sự nhận thức về Phật trong lòng được Sơ Tổ trình bày khá sâu sắc nhưng thật gần gũi trong Cư trần lạc đạo: “Vậy mới hay, Bụt ở trong nhà; chẳng phải tìm xa. Nhân khuây bản nên ta tìm Bụt; đến cốc hay chỉn Bụt là ta”. Sự nhận thức Phật tánh biểu đạt theo chiều hướng hiện thực hóa, Thiền phái hướng tới ý thức bản thể Phật con người thật sự tích cực, giản đơn nhất. Nhưng lạ thay, sự vô minh, tham ái luôn trói buộc phàm thể chạy theo, bám víu thế giới Phật bên ngoài, Vì thế, Sơ Tổ trình bày quan điểm trong bài Phú, hàm chỉ giá trị thiết thực đời sống với sự tìm cầu vô nghĩa, nếu muốn giải thoát cần phải quay về với bản tâm thanh tịnh, ý thức về sự hiện khởi vô minh.

Mặc khác, Thiền phái chủ trương Phật tánh từ tính chất hiện thực nhất, không vọng cầu thế giới ngoại sinh. Sơ Tổ kiến giải theo lối tư duy bản thể luận, tức quay về thế giới nội tâm hằng tịch tĩnh, hồi quang phản chiếu thì hành giả đạt được sự giải thoát tại trần tục. Ngài đúc kết qua Cư trần lạc đạo: “Cõi trần vui đạo hãy tùy duyên, đói cứ ăn no, mệt ngủ yên. Báu sẵn trong nhà thôi khỏi kiếm, vô tâm trước cảnh hỏi chi Thiền”. Ngay từ thuở đầu, Phật hoàng Trần Nhân Tông đã nhận được lợi ích kết hợp giữa “đạo và đời” biến tư tưởng này thành triết lý muôn thuở cho Thiền phái đến tận ngày nay. Có thể nói, quan điểm Thiền nhập thế do Sơ Tổ chủ trương đã thổi thêm sức sống cho nền Phật giáo đương thời, đúng với tinh thần “hòa quang đồng trần” của những bậc tiền nhân, góp phần vun đắp Phật giáo trở thành nguồn sống nội sinh cho dân tộc.    

Vận hành hệ tư tưởng của Sơ Tổ trên quy trình phản quang, quay về tự thân nhìn nhận thể tánh tiếp tục được kế thừa bởi Thiền sư Pháp Loa. Trong Thượng Thừa Tam Học Khuyến Chúng Phổ Thuyết, Pháp Loa khuyến cáo:

“Phù học Phật chi lưu, tiên tu kiến tánh

Người học Phật, trước tiên cần thấy tính”(3),

Chỉ cần thấy tính trong người thì có thể giác ngộ ngay giữa trần tục. Rõ ràng, quan điểm “Phật tại tâm” mà Sơ Tổ Trúc Lâm đề cao đã thích ứng sâu sắc với dân tộc Đại Việt bấy giờ, quần chúng ai cũng có thể trải nghiệm và giác ngộ. Tinh thần đó, sau này được kết tinh trong Truyện Kiều của Nguyễn Du với câu thơ “cội nguồn cũng bởi tâm này mà ra”.

Tư tưởng thiền học trong kinh Kim Cang

Phật hoàng Trần Nhân Tông đã nhận được lợi ích kết hợp giữa “đạo và đời” biến tư tưởng này thành triết lý muôn thuở cho Thiền phái đến tận ngày nay.

Phật hoàng Trần Nhân Tông đã nhận được lợi ích kết hợp giữa “đạo và đời” biến tư tưởng này thành triết lý muôn thuở cho Thiền phái đến tận ngày nay.

Những đóng góp thực tiễn cho dân tộc Việt Nam

Thiết lập nền độc lập tự chủ dân tộc, xây dựng phát triển đất nước

Thiền phái Trúc Lâm xuất hiện không những mang yếu tố tâm linh thuần túy nội hướng Phật học mà còn đóng vai trò chủ đạo trong công cuộc thiết lập nền độc lập tự chủ dân tộc. Tinh thần nhập thế được những Hoàng đế – Phật tử – Thiền sư áp dụng thành công trong việc trị nước, an dân, thể hiện qua lời dạy của Quốc sư Viên Chứng cho Trần Thái Tông, “hòa quang đồng trần” của Tuệ Trung Thượng Sĩ và “Cư trần lạc đạo” của Trần Nhân Tông. Tinh thần lấy tâm làm tiêu đích cho sự giải thoát, trực ngộ chân tâm giải thoát ngay trong trần tục, không tìm cầu thế giới bên ngoài, đã được các vua nhà Trần và Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử vận dụng.

Tinh thần nhập thế hộ quốc an dân luôn được giới lãnh đạo Thiền phái quan tâm, đề cao. Điều đó biểu hiện từ sự khuyến cáo nơi Quốc sư Viên Chứng với Trần Thái Tông mà Thiền Tông Chỉ Nam nhắc tới, tạo dấu ấn sâu đậm cho Tông môn Trúc Lâm về sau, cũng như thấm nhuần hệ tư tưởng Phật giáo thời Trần: “Phàm đã là bậc minh quân tất phải lấy ý muốn của thiên hạ làm ý muốn của mình, lấy tấm lòng của thiên hạ làm tấm lòng của mình”(4), cốt yếu xây dựng một Phật giáo Đại Việt luôn đồng hành cùng dân tộc. Thiền phái dưới sự hướng dẫn của Sơ Tổ đã thể hiện tích cực cao trào nhập thế, hộ quốc an dân với phương châm “tốt đời, đẹp đạo”. Không phải đến khi xuất gia, hành đạo thì tinh thần nhập thế mới được Sơ Tổ phát dương, mà ngay khi còn tại vị, điều đó đã được minh chứng qua cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông với tinh thần khoan dung, độ lượng. Ngài chủ trương hòa hiếu chấm dứt chiến tranh, xây dựng hòa bình hơn là dùng đao gươm loạn lạc. Với tư cách Thái Thượng Hoàng, Ngài sẵn sàng phê phán, chỉ trích vua Trần Anh Tông khi say rượu bỏ bê chính sự… Có thể thấy, Sơ Tổ luôn mang trong mình tinh thần nhập thế cao độ dù trên bất kỳ cương vị nào. Đặc biệt, Thiền phái còn tạo dựng nhận thức hoàn thiện cho dân chúng về giáo lý giải thoát ngay trần tục. Với ý chí phụng sự chúng sanh, những vua Trần luôn lấy dân làm gốc, hướng họ đến việc nhập thế cuộc sống, hòa nhập vào dòng chảy thế sự; giữa nhân gian bộn bề mà giác ngộ, tạo niềm tin tuyệt đối trong lòng người, kiến thiết Phật giáo trong lòng dân, như nhà nghiên cứu Nguyễn Lang nhận định: “Chính Nhân Tông đã sử dụng được tiềm năng của Phật giáo để phục vụ cho chính trị”(5).

Vua Trần Thái Tông: Nhà thiền học uyên thâm

Thiền phái Trúc Lâm xuất hiện không những mang yếu tố tâm linh thuần túy nội hướng Phật học mà còn đóng vai trò chủ đạo trong công cuộc thiết lập nền độc lập tự chủ dân tộc.

Thiền phái Trúc Lâm xuất hiện không những mang yếu tố tâm linh thuần túy nội hướng Phật học mà còn đóng vai trò chủ đạo trong công cuộc thiết lập nền độc lập tự chủ dân tộc.

Giáo dục con người về đạo đức, trí tuệ và tinh thần yêu nước

Mục tiêu tối thượng của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử hướng tới là giáo dục con người về đạo đức, cải thiện tự thân để đạt được nhận thức tích cực. Một đất nước đề cao đạo đức mới có thể hướng đến sự trường tồn, phát triển, như phát biểu của học giả Damien Keown: “Đầu tiên và trên hết, Phật giáo là một con đường chuyển hóa bản thân, tìm cách diệt trừ những trạng thái tiêu cực (thói hư tật xấu) và thay chúng bằng những trạng thái tích cực hoặc lành mạnh (đức hạnh) đây là con đường để mọi người trở thành Phật”(6).

Nhận thấy chân giá trị cốt lõi đạo đức học tại thế gian, Sơ Tổ cùng Thiền phái đã hướng dân Việt đến tầm nhận thức chân chất, không ngừng xiển dương tinh thần Phật học, thuyết kinh, giảng pháp, sau những mùa kiết hạ tại các Am Tử Tiêu, Ngoạ Vân, Thạch Thất, Tri Kiến hay tại các chùa Vĩnh Nghiêm và Siêu Loại.

Đặc biệt, Sơ Tổ luôn ý thức, đề cao giáo lý Thập Thiện trong công cuộc hoằng pháp, nhập thế vào đời, hướng Thiền phái đến việc cải thiện đạo đức, nề nếp dân chúng, như nhà sử học Nguyễn Lang nhận định: “Lấy giáo lý Thập Thiện làm cơ bản cho đạo đức xã hội, Trúc Lâm đã có ý muốn xây dựng một xã hội trên nền tảng luân lý đạo Phật”(7). Với quan điểm “Phật tại tâm”, Thiền phái đã đánh thức, kiến tạo nền tảng trí tuệ, ngăn ngừa những pháp bất thiện từ lục căn tác động. Qua “Cư trần lạc đạo”, Sơ Tổ đã thể hiện quan điểm kiến tánh thành Phật, chỉ cần trở về thế giới Phật tính thì con người có thể giác ngộ. Thiền phái hướng đến giáo dục con người, đề cao trí tuệ để khai phá con đường giải thoát tự thân, mưu cầu sự giải thoát ngay trần tục, như vua Trần Thái Tông khẳng định trong Khóa Hư Lục: “Tuệ là hậu thiện, do thấy biết như thật nên chán ghét, do chán ghét nên lìa dục, do lìa dục nên giải thoát, gọi là hậu thiện”(8). Ngài đề cao trí tuệ, chỉ có trí tuệ mới giúp con người lìa xa dục vọng và ham muốn.

Bên cạnh giáo dục con người đến với đạo đức, trí tuệ, Thiền phái còn góp phần kiến tạo tinh thần yêu nước, đồng lòng chống ngoại xâm như trong hội nghị Diên Hồng. Ngoài việc tu hành giải thoát, Thiền phái cũng hướng dân Việt kiện toàn đạo đức và ghi nhớ trách nhiệm bảo vệ đất nước, tạo nên tinh thần bất khuất trước giặc ngoại xâm. Với những giáo lý căn bản hướng con người đến với yêu thương, hòa hiếu, trung nghĩa, khoan dung, độ lượng, Thiền phái còn đóng góp tích cực vào việc giáo dưỡng tinh thần dân Việt.

Thiền phái dưới sự hướng dẫn của Sơ Tổ đã thể hiện tích cực cao trào nhập thế, hộ quốc an dân với phương châm “tốt đời, đẹp đạo”.

Thiền phái dưới sự hướng dẫn của Sơ Tổ đã thể hiện tích cực cao trào nhập thế, hộ quốc an dân với phương châm “tốt đời, đẹp đạo”.

Hành trình Phật hoàng Trần Nhân Tông đánh đuổi giặc Tàu

Tóm lại, Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử xuất hiện đáp ứng nhu cầu thời đại đề ra, mang trong mình hệ ý thức văn hóa dân tộc. Không chỉ dung hòa lòng dân, mà còn kế thừa tinh hoa những Thiền phái đi trước, dung hợp Thiền – Tịnh – Mật và tư tưởng Phật – Nho – Lão để tạo nên bản sắc riêng biệt cho Thiền phái của dân tộc. Trong quá trình thành lập, Thiền phái đã có nhiều điều kiện để phát triển vì người đứng đầu nước nhà như: Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông… đều là những vị vua thuần tín Phật đạo, đặc biệt Trần Nhân Tông còn xuất gia, giác ngộ hiển Phật ngay trần tục. Chủ trương “Phật tại tâm” đã xiển dương tinh thần thiền học thời Trần và được mọi tầng lớp xã hội tiếp thu. Thiền phái ra đời đã đáp ứng các yêu cầu xã hội, nhất là tinh thần hộ quốc – an dân, tích cực nhập thế. Và tinh thần đạo pháp – dân tộc đó đến nay vẫn luôn được xiển dương, phát huy mạnh mẽ.

Chú thích:

1. Viện Văn Học (1989), Thơ Văn Lý Trần, Tập II, Quyển thượng, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội tr.500-506.

2. Viện Văn học (1989), Thơ Văn Lý Trần, Tập II, Quyển thượng, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, tr.510.

3. Viện Văn học (1989), Thơ Văn Lý Trần Tập II, Quyển thượng, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr.665.

4. Âm: Phàm vi nhân quân giả, dĩ thiên hạ chi dục vi dục; dĩ thiên hạ chi tâm chi tâm.

Viện Văn Học(1989), Thơ Văn Lý Trần, Tập II, Quyển thượng, Nxb. Khoa Học Xã Hội-Hà Nội Tr.24-29.

5. Nguyễn Lang(2012), Việt Nam Phật Giáo Sử Luận I-II-III, Nxb. Phương Đông, Tr.312.

6. Damien Keown, Buddhist Ethics a very short introduction, Thái An dịch (2016), Dẫn Luận Về Đạo Đức Phật Giáo, Nxb. Hồng Đức, Tr.49.

7. Nguyễn Lang(2012), Việt Nam Phật Giáo Sử Luận I-II-III, Nxb. Phương Đông, Tr.228.

8. Hoàng đế Trần Thái Tông chế tác, Thích Thanh Từ (1996), Khóa Hư Lục giảng giải, Nxb. Thường Chiếu ấn hành, Tr.92.A

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Phật giáo Việt Nam và sự dung hợp tam giáo thời Trần

Nghiên cứu 14:00 30/11/2024

Có thể thấy, Phật giáo - Nho giáo và Đạo giáo đã có sự dung hòa, bổ sung cho nhau để cùng hướng đến xây dựng đời sống tinh thần và đời sống nhân văn cho xã hội.

Ứng dụng triết lý Phật giáo Trúc Lâm trong xây dựng, phát triển đất nước

Nghiên cứu 08:45 25/11/2024

Phật giáo là cuộc sống, không có sự phân biệt bất cứ thành phần nào trong xã hội, Phật giáo chính là quá trình đi tìm chân lý. Chân lý thì không nằm trong Phật giáo mà nằm trong cuộc sống.

Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử: Dấu ấn của Phật giáo thời Trần

Nghiên cứu 09:40 15/11/2024

Thời đại nhà Trần, không những độc lập dân tộc, tự chủ về đời sống kinh tế, chính trị, xã hội…, mà còn độc lập, tự chủ về hệ tư tưởng làm chỗ dựa cho đời sống tinh thần của nhân dân Đại Việt thế kỷ XIII – XIV.

Tín ngưỡng thờ phụng đức Phật Dược Sư thời nhà Đường

Nghiên cứu 09:45 03/11/2024

Việc thiết lập đàn tràng và tu trì đức Phật Dược Sư trở nên quan trọng hơn dưới thời trị vì của vua Đường Túc Tông, thời kỳ triều đình nhà Đường phải vật lộn để vượt qua thách thức do những cuộc nổi dậy của quân đội trong nước gây nên...

Xem thêm