Thiền lạy có quán niệm cho người tại gia
Thiền lạy (quỳ lạy hay đứng lạy tuỳ điều kiện) có quán niệm là một trong những phương pháp thiền tập nuôi dưỡng thân tâm rất lớn. Thiền lạy được xây dựng trên nền tảng “Như lý tác ý” theo lời Phật dạy.
Thiền lạy có quán niệm (có như lý tác ý) về Phật, về pháp, về giác ngộ, về nhân duyên và hạnh nguyện sẽ giúp cho người lạy kết nối với Phật, nhìn sâu vào pháp, làm mới tự thân và nuôi dưỡng được hạnh nguyện tốt đẹp trong tâm mình. Mời tất cả chánh niệm, trở về với hơi thở trong giây phút hiện tại, cùng nhau thực tập thiền lạy.(Chánh niệm, thỉnh ba tiếng chuông. Thở và lắng nghe chuông. Sau tiếng ngân cuối cùng, bắt đầu thực tập thiền lạy.)
1. Lạy thứ nhất: Chúng con kính lễ và trở về nương tựa Phật, bậc tam minh, bậc đã qua bờ giác ngộ và xuất hiện trên cuộc đời vì an lạc của số đông, vì hạnh phúc của chư thiên và loài người.
(Thỉnh một tiếng chuông, lạy xuống một lạy, quán niệm theo lời dẫn niệm)
Chúng con chánh niệm và trở về nương tựa Phật, bậc giác ngộ vẹn toàn. Sự giác ngộ của Phật đã soi sáng cho chúng con và nhân loại nhìn thấy chính mình và nhìn thấy sự thật vô thường, vô ngã và khổ trong kiếp sống. Chúng con cảm nhận rất bình an và được hộ niệm khi có Phật trong tâm và trong đời sống. Mỗi khi chúng con trở về với hơi thở chánh niệm và để từ bi cùng trí tuệ của Phật soi sáng và thấm nhuần, chúng con như được trở về nhà đích thực. Thân và tâm chúng con lúc đó mát dịu và thiện lành. Phật là trí tuệ. Phật là tình thương. Chúng con nguyện trọn đời nương tựa Phật. Chúng con sẽ học theo Phật nuôi lớn tình thương và trí tuệ trong đời sống cho sự tốt đẹp của chúng con và của muôn loài hôm nay và ngày mai.
(Thỉnh một tiếng chuông, chánh niệm khởi thân)
2. Lạy thứ hai: Chúng con kính lễ và trở về nương tựa Phật Pháp, con đường của tình thương và sự hiểu biết, con đường của kết nối vô biên và giải thoát tận cùng.
(Thỉnh một tiếng chuông, lạy xuống một lạy, quán niệm theo lời dẫn niệm)
Chúng con chánh niệm kính lễ và trở về nương tựa Phật Pháp. Phật Pháp là con đường tình thương và hiểu biết mà Đức Phật đã thương yêu chia sẻ cho chúng con và nhân loại. Bốn Thánh Đế, Mười Hai Nhân Duyên, Nghiệp, Năm Uẩn, Bốn Niệm Xứ, Mười Thiện Hạnh, Năm Giới Công Đức là những châu ngọc Phật Pháp vượt thời gian, giúp cho muôn loài trang nghiêm tự thân và xây dựng hạnh phúc chân chính. Chúng con nguyện sẽ học hỏi và thực tập hết lòng cho dù ở hoàn cảnh nào. Chúng con biết được thân người là khó, gặp Phật Pháp càng khó. Chúng con rất có ý thức về duyên lành gặp Phật Pháp trong cuộc đời. Bắt đầu từ bây giờ, chúng con sẽ hết sức cố gắng để mình không u tối trong lòng tham và tà thuyết nữa. Chúng con sẽ từng bước một bước tới yêu thương và giác ngộ. Bước tới để giải thoát cho mình, cho người và cho muôn loại chúng sinh.
(Thỉnh hai tiếng chuông, chánh niệm khởi thân)
3. Lạy thứ ba: Chúng con kính lễ và trở về nương tựa Tăng thân, đoàn thể của những người có ý thức tự thân và đang bên nhau cùng đi trên con đường giác ngộ và hạnh nguyện.
(Thỉnh một tiếng chuông, lạy xuống một lạy, quán niệm theo lời dẫn niệm)
Chúng con chánh niệm, trở về kính lễ Tăng thân. Tăng thân là một đoàn thể có ý thức tự thân và đang cùng nhau đi tới trên con đường giác ngộ và hạnh nguyện. Chúng con biết thế giới luôn có nhau. Khi chúng con bên nhau, chúng con không chỉ đi được xa mà còn đi được vững. Trong thế giới tương tức này, cái này có thì cái kia sẽ có. An lạc và hạnh phúc của chúng con có quan hệ đến an lạc và hạnh phúc của Tăng thân và ngược lại. Chúng con nguyện trong điều kiện có thể sẽ hết lòng gìn giữ giới, nuôi dưỡng định và tăng trưởng tuệ. Chúng con biết đời sống Giới-Định-Tuệ không chỉ là một đời sống tốt đẹp cho mình, mà còn cho hoà bình và hạnh phúc của muôn loại, cũng như cho giác ngộ và hạnh nguyện cùng nhau của Tăng thân.(Thỉnh ba tiếng chuông, chánh niệm khởi thân)
4. Lạy thứ tư: Chúng con kính lễ và trở về nương tựa chính mình, nương tựa vào lòng từ, tuệ giác và niềm tin bên trong tâm thức.
(Thỉnh một tiếng chuông, lạy xuống một lạy, quán niệm theo lời dẫn niệm)
Chúng con chánh niệm trở về nương tựa chính mình. Chúng con biết Phật là bậc giác ngộ, Pháp là con đường sáng và Tăng thân là đoàn thể đẹp. Nhưng con cũng biết tất cả những gì Phật hướng dẫn, Pháp soi sáng và Tăng thân trợ lực đều chỉ là duyên. Nếu chúng con không có cái nhân để nhân và duyên kết hợp thì không có cái quả tốt đẹp nào chúng con có thể mong đợi được. Nương tựa vào lòng từ, tuệ giác và niềm tin bên trong chính là xây dựng nhân. Một khi lòng từ, tuệ giác và niềm tin bên trong tâm thức chúng con lớn mạnh, chúng con mới thật sự có nhiều an bình, hạnh phúc và tự do trong chính cuộc đời mình.
(Thỉnh bốn tiếng chuông, chánh niệm khởi thân, kết thúc thiền lạy bằng cảm nhận tĩnh lặng, an bình và tâm niệm hồi hướng)
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Công năng của thần chú Vô Lượng Thọ
Kiến thức 16:17 23/12/2024Phật tử thực tập pháp môn tu Tịnh thì niệm Phật khi nào đạt chánh niệm, hoặc tu từ một đến 03 năm, có thể phát tâm gia hạnh thêm một vài pháp môn khác như là Mật, hay Thiền, chừng đó tâm không bị rối loạn.
Diệu dụng của thần chú Lăng Nghiêm
Kiến thức 10:11 23/12/2024Thần chú Lăng Nghiêm là chú cốt tủy trong Phật giáo, học, trì tụng Chú Lăng Nghiêm là nhân duyên rất lớn của người con Phật.
Thần chú hộ mệnh Angulimala là gì?
Kiến thức 06:10 23/12/2024Thần chú hộ mệnh của mỗi người chính là lòng từ bi của chính người đó. Nếu ta tu tập tâm từ thì trường năng lượng xung quanh ta chính là trường năng lượng hộ mệnh. Trường năng lượng này sẽ bảo hộ ta tránh được rất nhiều tai ương, hoạn nạn.
Chú Lăng Nghiêm: Thần chú uy lực nhất trong Phật giáo
Kiến thức 22:01 22/12/2024Chú Lăng Nghiêm là vua trong các Chú, vì dài nhất và khó nhất trong Phật Giáo. Hầu hết những người xuất gia đi tu, đều phải thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm từ lúc mới xuất gia, hoặc cũng có những người thuộc lòng trước khi xuất gia.
Xem thêm