Thiền giúp ta hướng thiện, hướng thượng
Thiền là công việc tự nhiên để giải phóng những cũ kỹ, ô nhiễm của bản thân, để rồi lấy cái tươi mới, an tịnh làm nền tảng khai mở trí tuệ, tứ vô lượng tâm (từ, bi, hỷ, xả) và các phẩm chất cao thượng, trong sáng khác.
Hướng thiện, hướng thượng
Con người bây giờ bị ám ảnh bởi nỗi cô đơn. Thật ra, một chút cô đơn mỗi ngày, một chút xa cách, một chút tách ra khỏi đám đông điên cuồng, là rất cần thiết để chế tác sự cân bằng cho tâm trí, vốn đã bị cằn cỗi bởi sự vội vã và tốc độ, ầm ĩ và hỗn loạn, xung đột và đụng độ của thời buổi hiện đại hóa. Nhờ trải nghiệm sự cô đơn mà tâm trí con người đạt được sức mạnh và bền bỉ.
Thiền không chỉ mới được áp dụng hôm qua hay hôm nay, mà từ xa xưa, con người đã biết thực hành thiền theo lối trầm tư vắng lặng. Dù ở độ tuổi nào, các nhà Du-già, những vị thánh và các bậc giác ngộ muốn thành tựu đều trải qua con đường thiền tập. Không bao giờ, và sẽ không bao giờ có sự phát triển tâm trí hoặc để chạm đến tâm tư thuần khiết mà không thông qua thiền tập. Thiền là phương tiện giúp Siddattha Gotama – đức Phật – đạt được Chánh Đẳng Chánh Giác.
Thiền không phải đặc ân dành riêng cho xứ Ấn Độ hay cho thời đại của đức Phật, mà còn cho tất cả nhân loại – cho mọi thời đại và bao trùm mọi vùng lãnh thổ. Ranh giới của chủng tộc và tôn giáo, biên giới của thời gian và không gian, không liên hệ gì đến việc thiền tập.
Thử chữa trị bệnh tâm thần bằng Thiền Vipassana
Đức Phật dạy:
Dù tại bãi chiến trường
Thắng nghìn nghìn quân giặc
Tự thắng mình tốt hơn
Thật chiến thắng tối thượng.
(Pháp cú 103)
Ý nghĩa bài kệ này không gì khác hơn là “tự làm chủ chính mình”. Nó có nghĩa là làm chủ tâm trí, cảm xúc của bản thân, những gì ta thích và không thích… Milton lặp lại những lời của Đức Phật theo cách diễn đạt của ông: “Làm chủ chính mình là làm chủ vương quốc mà ai cũng khao khát có và từ đó, sự quằn quại trong mọi thói nghiện ngập là ngục tù đau đớn nhất”.
Từ quan điểm của Phật giáo, tâm trí hoặc ý thức là cốt lõi của sự tồn tại con người. Tất cả những trải nghiệm tâm lý, chẳng hạn như đau đớn và vui sướng, buồn khổ và hạnh phúc, tốt và xấu, sự sống và cái chết, không phải do bất kỳ ngoại cảnh nào tạo nên. Chúng là kết quả của những suy nghĩ, tác ý, tư niệm và rồi chúng lại sinh ra những hành động tương ứng.
Thiền tập
Trong thời gian gần đây, thế giới đã dần kiểm chứng được các hiện tượng tâm linh, nhiều nghiên cứu tiết lộ rằng có các nguồn lực ẩn giấu trong tâm trí con người. Sự thúc giục trong lòng người không khi nào thôi tầm cầu một bến đỗ bình yên, mong sao thăng hoa nội tâm đến mức thuần tịnh. Đây là một tín hiệu tốt.
Thiền trước hết là tự nguyện, nhưng không phải là cách ném mình ra hoang đảo, xa lìa cuộc sống hiện thực hoặc như một cái gì đó được thực hành cho mai sau. Thiền nên được áp dụng cho mọi tư thế sinh hoạt thường nhật. Chỉ cần thoát ly nhịp sống vội vã của phố thị cùng các guồng quay công việc, ta sẽ an ổn tức khắc, không đánh mất mình trong sự phóng dật. Thành quả thu được ở đây và bây giờ, phải xem thiền như một phần không thể thiếu của cuộc sống. Thực tại hiển bày rõ ràng hơn, tại đây và lúc này, khi ta biết sống trong Niệm Xứ (Thân, thọ, tâm, pháp) hoặc thường hành chánh niệm qua hơi thở. Hơi thở sẽ làm dịu cơ thể, ban đầu là làm thư giãn các dây thần kinh, kiểm soát hoặc giảm huyết áp, khiến chúng ta thoải mái bằng cách ngăn chặn sự tiêu hao năng lượng vì căng thẳng; cải thiện sức khỏe và kế đến, là sự chuẩn bị cho các mức độ định tâm sâu. Con người của xã hội ngày nay phải nỗ lực lắm mới có thể làm được như vậy.
10 vận động viên nổi tiếng thực hành thiền định
Hơi thở vào, hơi thở ra, như chúng ta biết là tự nhiên phát khởi. Thông thường, bạn không cần phải cố gắng mới thở được. Bất kỳ lúc nào ta chánh niệm với hơi thở vào – ra, nhận thức được dòng chảy sanh – diệt của hơi thở và thường trực ý thức nó, đủ giúp ích rất nhiều cho ta trong việc đối mặt mọi rộn ràng với phong thái điềm tĩnh. Nếu được, hãy thường hành chánh niệm hằng ngày, sơ khởi bằng cách dành 15 phút cho buổi sớm mai và 15 phút cho buổi đêm trước khi vào giấc ngủ để ngồi quan sát hơi thở (Ānāpānasati).
Giữ cho cơ thể ở thế quân bình, bất động, chánh niệm tỉnh giác. Thân và tâm sẽ được xâu kết lại, nhất như bằng hơi thở, tựa tựa một cây cung sẵn sàng. Khi tâm trí đã quen với lối sống chánh niệm, nó có thể cảm nhận những thứ vượt ngoài phạm vi thông thường của các giác quan (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân), kể cả những thôi thúc, gào thét tình dục. Chúng ta nên bảo tồn nhựa sống của mình (tinh, khí, thần). Việc này giống như con rùa bảo vệ bốn chi dưới lớp mai của nó. Bạn có thể bỏ qua sự thực tập, nhưng rồi cuộc sống của bạn sẽ mất hết hứng thú, thiếu đi ý nghĩa và rơi vào chơi vơi không mục đích. Lợi ích không kể thông qua việc thường hành chánh niệm, tuy chúng không đến cùng một lúc, nhưng sẽ dần dần và theo trình tự của nghiệp nhân quả.
Cũng vậy các phước nghiệp
Đón chào người làm lành
Đời này đến đời kia
Như thân nhân đón chào.
(Pháp cú 220)
Thiền là công việc tự nhiên để giải phóng những cũ kỹ, ô nhiễm của bản thân, để rồi lấy cái tươi mới, an tịnh làm nền tảng khai mở trí tuệ, tứ vô lượng tâm (từ, bi, hỷ, xả) và các phẩm chất cao thượng, trong sáng khác. Có chánh niệm, có tỉnh giác sẽ khơi dậy năng lực tiềm ẩn của tâm trí, hỗ trợ cho như lý tác ý (Yoniso manasikāra), hoàn thiện chánh kiến và sức mạnh định – tuệ tịch chiếu. Đây là quá trình làm mới thân tâm nhằm chuyển hóa những cảm xúc hỗn loạn, những suy nghĩ tiêu cực, tập khí sâu dày về thế quân bình, hồn nhiên và trong sáng. Có nên chăng, khi xem thiền như một liệu pháp có ý nghĩa sâu sắc nhất giúp giải tỏa các vấn đề nhức nhối của cuộc sống hiện đại?
Chuyển ngữ từ “Mental Development – Application of Mindfulness – Breathing Meditation” trong tác phẩm Buddhism, a living message, tác giả: Ngài Trưởng lão Piyadassi, NXB Samayawardana, Colombo 10, Sri Lanka, 2016
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Ý nghĩa thâm diệu và công đức của Bát Nhã Tâm Kinh
Kiến thức 10:57 04/01/2025Người Phật tử còn đang tại thế nghĩa là còn đang sống với đời không thể nào tách rời cuộc sống với việc tu hành để đạt thành đạo quả, nghĩa là phải kết hợp hòa nhuyễn đạo và đời như Phật hoàng Trần Nhân Tông đã nói trong Cư trần lạc đạo phú.
Những hiện tượng chưa từng có trên thế gian trong đêm Phật thành đạo
Kiến thức 08:20 04/01/2025Mười ngàn thế giới ngay sát-na ấy rung động dữ dội, quả đất dày bốn mươi do-tuần chao qua đảo lại như địa chấn. Giờ phút ấy đi vào vĩnh cửu. Chư thiên, phạm thiên hoan ca, vui mừng vì một đấng Toàn Giác đã xuất hiện trên thế gian.
Sám tụng Phật thành đạo
Kiến thức 10:30 02/01/2025Hướng đến kỷ niệm ngày Đức Phật Thích Ca Mâu Ni Thành đạo. Phatgiao.org.vn xin giới thiệu đến quý Phật tử những bài sám Phật Thành đạo tùy nghi lễ bái, tụng niệm cho ngày kỷ niệm Ngài.
Thành kính hướng về kỷ niệm ngày Đức Phật thành đạo mùng 8 tháng 12 Âm lịch
Kiến thức 11:21 01/01/2025Khi những cơn gió đông bắt đầu thổi, khí trời trở nên se lạnh, cũng là lúc trong lòng mỗi người Phật tử đều nao nức đón chào một sự kiện trọng đại, đồng thời hân hoan chuẩn bị đón Tết Nguyên Đán cổ truyền của dân tộc, đó chính là ngày Đức Phật Thích Ca thành đạo, mùng 8 tháng 12 âm lịch.
Xem thêm