Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 26/05/2022, 09:44 AM

Thiền Phật giáo với vấn đề trầm cảm ở giới trẻ Việt Nam hiện nay

Thiền Phật giáo có thể nói là liều thuốc hạn chế căn bệnh trầm cảm của giới trẻ Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, rất cần đến những nghiên cứu mới từ các nhà tâm lý trị liệu, những nhà nghiên cứu Phật học để chỉ ra biện pháp phù hợp vận dụng vào việc chữa trị, ngăn chặn căn bệnh tái phát.

 Tóm tắt: Trong xã hội hiện đại, do điều kiện vật chất cao, nhu cầu hưởng thụ lớn, cũng như tiếp xúc quá nhiều với các loại phương tiện kỹ thuật, điển hình là tiếng ồn, cộng với phải làm việc với nhịp độ tăng tốc liên tục cho kịp với sự phát triển của xã hội, sự thiếu quan tâm của gia đình, áp lực học tập khiến giới trẻ dễ dàng bị rơi vào tình trạng căng thẳng, mất cân bằng, dễ sa ngã vào các tệ nạn xã hội. Họ trở nên yếu đuối, thiếu nhẫn lực, không làm chủ được bản thân, nên dễ gây áp lực với người xung quanh. Theo quan niệm của Đạo Phật, chính tâm của con người đã khiến họ có điều kiện dễ rơi vào trạng thái trầm cảm. Để hạn chế và đẩy lùi căn bệnh này, thực hành thiền Phật giáo là một giải pháp giúp giới trẻ tìm lại sự an lạc, tự tin, thành công trong cuộc sống và học tập. Ở bài viết này, tác giả đưa ra khái niệm và nguyên nhân gây ra trầm cảm, dấu hiệu nhận biết căn bệnh này. Từ đó, chỉ ra phương pháp và tác dụng của thiền Phật giáo góp phần hạn chế và đẩy lùi bệnh trầm cảm.

1. DẪN NHẬP 

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho rằng, trầm cảm là căn bệnh thứ hai tấn công sức khỏe con người chỉ sau bệnh tim mạch. Mặc dù có mức độ ảnh hưởng lớn, nhưng trầm cảm chỉ là một phần của các chứng bệnh tâm lý ở người trẻ như: Lo âu, căng thẳng, bạo lực, tăng động, rối loạn giới tính,… đang diễn ra hàng ngày ở trường học và gia đình. Theo Trung tâm Action Mental Health, trầm cảm là một trong những vấn đề cảm xúc phổ biến nhất trên toàn thế giới; tin tốt là nó cũng là một trong những bệnh được điều trị khả quan nhất. Thực tế, 80% người được điều trị trầm cảm tiếp tục có cuộc sống tốt hơn, họ cảm thấy yêu đời và tận hưởng bản thân theo cách mà trước đây họ không có được [1]. Theo thống kê của Bộ Y tế năm 2017, có đến 15% người Việt gặp các vấn đề về rối loạn lo âu, trầm cảm… tương ứng với trên 10 triệu người. Nguyên nhân dẫn đến vấn đề này là do cuộc sống căng thẳng với đủ thứ lo lắng như: Kẹt xe, tai nạn, việc học hành của con cái và cuộc sống…, khiến con người phải ngụp lặn trong tâm trạng lo âu, buồn bực, không còn hứng thú với cuộc sống. Hiện nay, chưa có nghiên cứu nào chỉ ra sự phân biệt đối xử với thanh thiếu niên có vấn đề về rối loạn tâm lý, nhưng có thể dễ dàng nhận thấy nhóm này sẽ phải chịu sức ép lớn khiến cuộc sống của họ ngày càng khép kín và bế tắc hơn. Trầm cảm hiện là chứng bệnh nghiêm trọng thứ tư trên thế giới [2].Trầm cảm ở bất cứ giai đoạn và mức độ nào, cũng cần được phát hiện sớm, điều trị kịp thời để không dẫn đến các hậu quả tồi tệ nhất.

21
22

Để hạn chế căn bệnh này, các nghiên cứu đã chỉ ra, thiền Phật giáo có thể cải thiện các triệu chứng liên quan đến căng thẳng, bao gồm hội chứng ruột kích thích, rối loạn căng thẳng sau chấn thương và đau cơ xơ hóa [3]. Lý do là Phật giáo hướng dẫn các tín đồ của mình hiểu một cách rốt ráo về thế giới, vũ trụ và bản thân. Thực hành thiền giúp điều chỉnh rối loạn tâm trạng và lo âu. Đây cũng là kết luận của hơn 20 nghiên cứu kiểm soát ngẫu nhiên lấy từ PubMed, PsycInfo, Cochrane Databases, liên quan đến các kỹ thuật thiền định và yoga… Một nghiên cứu của Đại học Wisconsin-Madison cũng chỉ ra thực hành Thiền Minh Sát (như Vipassana) làm giảm mật độ chất xám ở các vùng não liên quan đến lo lắng và căng thẳng [4].

2. KHÁI NIỆM TRẦM CẢM 

Theo Trung tâm Action Mental Health, hầu hết những người trẻ tuổi cũng như người lớn tuổi, thỉnh thoảng cảm thấy tự ti và chán nản với cuộc sống. Đây là hiện tượng bình thường đối với những người đã trải qua tâm trạng căng thẳng hoặc khó chịu. Khi những cảm giác này tiếp diễn trong thời gian dài, hoặc cản trở cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, nó có thể trở thành một căn bệnh, gọi là “trầm cảm” [5]. Theo Friedman và cộng sự, các rối loạn trầm cảm (depressive disorders) gồm một nhóm bệnh không đồng nhất được tạo bởi các mức độ khác nhau về rối loạn cảm xúc và các biến đổi về nhận thức, thần kinh thực vật, tâm thần vận động có liên quan. Cũng theo công trình nghiên cứu này, trầm cảm biểu hiện rõ nhất là tâm trạng buồn chán, trống trải hoặc cáu giận và nhiều mức độ biến đổi về thể chất và nhận thức khác.

Như vậy, có thể định nghĩa trầm cảm là một căn bệnh liên quan đến thần kinh, biểu hiện bởi sự rối loạn khí sắc, rối loạn hoạt động của não bộ gây ra buồn chán và không muốn sống. Trầm cảm ảnh hưởng trực tiếp đến cảm giác, suy nghĩ của con người, khiến con người có những hành xử bất bình thường.

3. NGUYÊN NHÂN VÀ DẤU HIỆU NHẬN BIẾT TRẦM CẢM Ở GIỚI TRẺ 

Nguyên nhân: Một trong những nguyên nhân dẫn đến trầm cảm là áp lực của cuộc sống hiện đại. Nếu giới trẻ cảm thấy họ không đáp ứng được với mọi hoạt động, họ thường cảm thấy cuộc sống với họ có sự khác biệt, họ thấy mình không đáp ứng tốt hoặc bị thiệt thòi. Trường học có thể là một môi trường tích cực cho việc học tập, tăng trưởng và phát triển đối với lớp trẻ, nhưng nó cũng là nơi người trẻ phải vật lộn để phù hợp, theo kịp khối lượng công việc nặng nề, áp lực hiệu suất và áp lực thi cử. Thất bại trong một kỳ thi quan trọng cũng có thể dẫn đến cảm giác chán nản. Bị bắt nạt, ăn hiếp là vấn đề ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của người trẻ. Nó có thể dẫn đến cảm giác lo lắng và khả năng tập trung kém. Chuyển trường hoặc bị đuổi học khiến giới trẻ chán nản, rơi vào sa ngã dẫn đến nghiện ngập, hút chích. Trong công trình Cannabis use and mental health in young people: Cohort study, nhà nghiên cứu George C Patton và cộng sự đã phát hiện việc sử dụng cần sa giải trí thường xuyên có liên quan đến tỷ lệ trầm cảm và lo lắng cao [6].

Đối với một số bạn trẻ, bầu không khí gia đình căng thẳng, không hạnh phúc đã ảnh hưởng đến lòng tự trọng của họ và là tác nhân gây nên căn bệnh này. Ly dị hoặc ly thân làm thay đổi lại cuộc sống dẫn đến cảm giác: Mất mát, bất an, mặc cảm, tự ti, cáu giận. Từ đó, mắc bệnh và từ chối không tiếp xúc với bất kỳ mọi mối quan hệ nào. Nghèo đói và bạo lực trong gia đình cũng góp phần dẫn đến trầm cảm. Không tạo dựng và duy trì tình bạn hay các mối quan hệ, khiến người trẻ không tìm kiếm được người để chia sẻ, đây cũng là nguyên nhân gây ra trầm cảm. Ngoài ra, còn một số tác nhân khác được cho là nguồn khởi phát trầm cảm như: Mất người thân, bản thân hoặc người thân mắc bệnh, sống với cha mẹ hoặc người thân bị trầm cảm, bị lạm dụng thể chất hoặc tinh thần, tăng cân hoặc thất bại về tài chính,…

Dấu hiệu nhận biết mắc bệnh trầm cảm: Theo Trung tâm Action Mental Health, không phải lúc nào cũng dễ dàng nhận ra các dấu hiệu trầm cảm ở người trẻ tuổi. Những người trẻ, họ phải đối mặt với nhiều thách thức như trong tình bạn, thành công trong cuộc sống hay trường học, các hoạt động bên ngoài và phát triển ý thức mạnh mẽ về bản thân. Trầm cảm có thể dẫn đến những thay đổi dài hạn đáng kể về tính cách, tâm trạng và hành vi. Một số dấu hiệu có thể giúp xác định liệu một người trẻ có bị trầm cảm hay không? Trong khi xem xét các dấu hiệu này, điều quan trọng là phải thừa nhận các triệu chứng đã xuất hiện bao lâu, mức độ nghiêm trọng và mức độ người trẻ đó hành động theo cách khác. Cũng theo Trung tâm Action Mental Health, các biểu hiện của trầm cảm, gồm: Tâm trạng cáu kỉnh; xa lánh gia đình, bạn bè và các hoạt động; thay đổi kiểu ngủ và ăn; mệt mỏi và thiếu năng lượng; khó tập trung; u sầu và khóc thường xuyên; cảm thấy tội lỗi hoặc xấu hổ, tự trách mình hoặc tự phê bình bản thân; suy nghĩ về cái chết hoặc tự tử; cảm thấy không vui, đau khổ hoặc luôn cảm thấy cô đơn,… Một số bệnh tâm thần khác cũng có thể có triệu chứng của trầm cảm như: Tâm thần phân liệt, rối loạn lo âu, rối loạn ăn uống và nghiện thuốc [7]. Nếu một người trẻ có tất cả hoặc nhiều hơn trong số các triệu chứng trên, điều đó cho thấy họ đang có dấu hiệu của bệnh trầm cảm. Nếu không phát hiện sớm và chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến các hậu quả khó lường.

23

4. PHƯƠNG PHÁP VÀ TÁC DỤNG CỦA THIỀN TRONG VIỆC HẠN CHẾ TRẦM CẢM: 

Phương pháp: Những người học Phật đều biết đến Tứ Diệu Đế, đây là giáo lý căn bản mà Đức Phật dạy chúng sinh, đó là đừng cố gắng chạy trốn khỏi khổ đau. Hãy nhìn sâu vào bản chất để tìm ra nguyên nhân của khổ. Hãy lắng nghe và thấu hiểu được những đau khổ xuất phát từ bên trong để tìm ra liều thuốc chữa trị. Thiền chính là liều thuốc duy nhất giải độc đau khổ của con người, giải độc những lo lắng, sợ hãi, thù hận và cả sự vô minh mà con người đang phải gánh chịu.

Thiền tồn tại trong truyền thống Ấn Độ giáo, được Đức Phật sử dụng như một phương tiện để giác ngộ. Trong nhiều thế kỷ qua, Phật giáo đã phát triển nhiều kỹ thuật khác nhau như: Chánh niệm; yêu thương và trực quan. Tác giả Sarah Bowen và cộng sự, trong công trình: The role of thought suppression in the relationship between mindfulness meditation and alcohol use, đã chỉ ra thực hành thiền chánh niệm, nhấn mạnh sự chấp nhận, thay vì đàn áp, những ý nghĩ không mong muốn giảm đáng kể trầm cảm trong việc tránh suy nghĩ khi so sánh với kiểm soát [8]. Nhiều trường phái Phật giáo sử dụng thiền theo những cách khác nhau. Ví dụ, ở Tây Tạng, các Thiền giả có thể sử dụng một câu thần chú lặp đi lặp lại để giúp tập trung tâm trí nhận rõ chân lý của vạn vật và vũ trụ. Theo truyền thống Theravada, chánh niệm có thể phát triển bằng cách chú ý đến hơi thở, hoặc cơ thể và cảm xúc, hoặc dòng ý tưởng và hình ảnh di chuyển trong tâm trí khi các Thiền giả ngồi và tự quan sát. Thiền là chuyển đổi có hướng dẫn của người tập thông qua nỗ lực của chính họ. Điều này rất dễ thấy với chánh niệm, hành giả chỉ cần chú ý đến cơ thể và tâm trí của bản thân. Thiền chính là phương tiện để chuyển đổi tâm trí, thực hành thiền là để phát triển sự tập trung tích cực về cảm xúc và bình tĩnh nhìn nhận ra bản chất thực của sự vật. Hãy tham gia vào một khóa thực hành thiền, chúng ta sẽ nắm được các mô hình thói quen của tâm trí, thực hành thiền để có một cuộc sống mới tích cực hơn. Những trải nghiệm như vậy có thể có tác động chuyển biến và dẫn đến sự nhìn nhận mới về cuộc sống [9]. Đây là cách chữa trị hữu hiệu và tự nhiên nhất.

Khi thực hành tọa thiền, chúng ta cần chú ý giữ cột sống thẳng và thả lỏng toàn thân để các cơ được thư giãn hoàn toàn. Nụ cười là giải pháp tốt nhất để thư giãn tất cả các cơ mặt và tâm hồn. Bên cạnh đó, khi hành giả hít thở sâu và đều, hãy suy nghĩ đến những điều tích cực, sự tập trung vào hơi thở sẽ giúp cơ thể và tâm trí kết nối với nhau. Mỗi hơi thở có thể đem đến cho người thực hành thiền niềm vui, sự an yên và cảm giác khoan khoái. Đây là lý do vì sao ngồi thiền lại giúp con người đạt được tâm tĩnh lặng. Đừng bận tâm về tư thế ngồi thiền, hãy ngồi một cách thoải mái nhất và chọn một nơi yên tĩnh với không gian khoáng đạt nhất để tĩnh tâm. Hãy thực tập thiền mỗi ngày, ngay cả những lúc chúng ta bị rơi vào trạng thái căng thẳng và đau khổ nhất. Hãy cố gắng theo dõi hơi thở và quán chiếu những dòng tâm thức đang chảy trong ta. Nếu các bạn trẻ thực hành tốt điều này, sẽ giúp cho tâm trí được lắng lại và nhẹ nhàng hơn. Như vậy, có thể vận dụng thực hành thiền vào điều trị trầm cảm, với chức năng như là một liệu pháp tâm lý giúp người bệnh giải tỏa và đẩy lùi bệnh trầm cảm.

Những người học Phật đều biết đến Tứ Diệu Đế, đây là giáo lý căn bản mà Đức Phật dạy chúng sinh, đó là đừng cố gắng chạy trốn khỏi khổ đau. Hãy nhìn sâu vào bản chất để tìm ra nguyên nhân của khổ. Hãy lắng nghe và thấu hiểu được những đau khổ xuất phát từ bên trong để tìm ra liều thuốc chữa trị.

Những người học Phật đều biết đến Tứ Diệu Đế, đây là giáo lý căn bản mà Đức Phật dạy chúng sinh, đó là đừng cố gắng chạy trốn khỏi khổ đau. Hãy nhìn sâu vào bản chất để tìm ra nguyên nhân của khổ. Hãy lắng nghe và thấu hiểu được những đau khổ xuất phát từ bên trong để tìm ra liều thuốc chữa trị.

Chuyển hóa stress theo quan điểm của Phật giáo

Tác dụng: Theo các nghiên cứu, những người thường xuyên ngồi thiền sẽ dễ dàng từ bỏ những thói quen gây hại như: Hút thuốc, uống rượu và ma túy. Thiền giúp hành giả có thể kết nối với một nơi có sức mạnh bên trong. Nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, trong các quần thể khác nhau, thiền có thể giảm thiểu căng thẳng và xây dựng khả năng phục hồi. Trên góc độ giảm căng thẳng, Tiến sĩ Anthony Seldon, giảng viên trường Wellington College đã nghiên cứu và chỉ ra, thiền giúp các sinh viên bình tĩnh hơn và tự chủ hơn. Ông nhận thấy sự khác biệt khi họ có những buổi tĩnh lặng. Các lớp học hài hòa và hiệu quả hơn khi bắt đầu bằng một buổi chánh niệm.

Tiến sĩ Jenny Edwards CBE, tổ chức Sức khỏe Tâm thần chỉ ra thiền giúp thư giãn, giúp con người thay đổi cách suy nghĩ và cảm nhận về trải nghiệm của bản thân, đặc biệt là những người đang gặp căng thẳng. Bằng cách chú ý đến suy nghĩ và cảm xúc của mình, họ sẽ nhận thức rõ và có thể kiểm soát cảm xúc tốt hơn, đây chính là một phản ứng sinh lý làm chậm nhịp tim, giảm huyết áp và giảm mức độ hormone căng thẳng [10]. Trong công trình nghiên cứu An Overview of Meditation, nhà nghiên cứu Elizabeth Scott đã chỉ ra rằng, thiền phục hồi cơ thể về trạng thái bình tĩnh, giúp cơ thể tự sửa chữa và ngăn ngừa thiệt hại mới từ các tác động vật lý của căng thẳng. Nó có thể làm dịu tâm trí và cơ thể bằng cách làm dịu những suy nghĩ gây căng thẳng khiến cho phản ứng căng thẳng của cơ thể được kích hoạt [11]. Một nghiên cứu khác cũng đề cập, thiền có thể cải thiện các triệu chứng của các tình trạng liên quan đến căng thẳng, gồm hội chứng ruột kích thích, rối loạn căng thẳng sau chấn thương và đau cơ xơ hóa [12]. Nhà nghiên cứu Elizabeth Scott, trong công trình nghiên cứu An Overview of Meditation đã chỉ ra, thiền ảnh hưởng đến cơ thể theo những cách hoàn toàn ngược lại gây căng thẳng bằng cách kích hoạt phản ứng thư giãn của cơ thể. Nó phục hồi cơ thể về trạng thái bình tĩnh, giúp cơ thể tự sửa chữa và ngăn ngừa thiệt hại mới từ các tác động vật lý của căng thẳng. Nó có thể làm dịu tâm trí và cơ thể bằng cách làm dịu những suy nghĩ gây căng thẳng khiến cho phản ứng căng thẳng của cơ thể được kích hoạt [13].

Theo nhà nghiên cứu Marlatt, trong công trình Mindfulness and meditation, có sự gia tăng tâm trạng tích cực đến từ thiền định. Nghiên cứu cũng cho thấy những người trải nghiệm tâm trạng tích cực thường xuyên hơn sẽ kiên cường chống chọi với sự căng thẳng. Việc thực hành thiền thường xuyên có thể giúp chuyển hướng bản thân khi rơi vào những suy nghĩ tiêu cực, bản thân nó có thể giúp giảm bớt căng thẳng. Cũng trong công trình Mindfulness and meditation, tác giả đã đề cập đến sự tập trung và vai trò của thiền định cùng chánh niệm trong liệu pháp điều trị lâm sàng. Đánh giá thiền định như một phần của quá trình trị liệu có liên quan đến sự tăng trưởng và phát triển tinh thần như thế nào. Đồng thời, đưa ra khái niệm và các loại hành thiền. Nhiều ứng dụng và ví dụ khác nhau về thực hành thiền được xem xét, hướng dẫn cụ thể để ứng dụng trong thực hành lâm sàng. Trong phần cuối cùng, nghiên cứu được thiết kế để đánh giá hiệu quả lâm sàng của thiền [14].

Như vậy, lợi ích của thiền Phật giáo là rất lớn, nó có thể đảo ngược phản ứng căng thẳng, từ đó bảo vệ con người thoát khỏi những tác động của căng thẳng mãn tính. Nếu giới trẻ nhận thức đúng vai trò của thiền tác động tích cực đến hạn chế trầm cảm và tinh tấn thực hành thiền đúng cách sẽ giúp ngăn chặn, đẩy lùi bệnh trầm cảm, hướng đến cuộc sống lành mạnh và hạnh phúc hơn.

5. KẾT LUẬN

Giáo lý Phật giáo nói chung và thiền Phật giáo nói riêng có thể nói là liều thuốc hạn chế căn bệnh trầm cảm của giới trẻ Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, rất cần đến những nghiên cứu mới từ các nhà tâm lý trị liệu, những nhà nghiên cứu Phật học để chỉ ra nguyên nhân và biện pháp phù hợp nhằm vận dụng vào việc chữa trị, ngăn chặn căn bệnh tái phát. Triết gia người Ấn Độ Jiddu Krishnamurti từng nói: “Sống hòa nhập trong một xã hội bệnh hoạn sâu sắc không phải là dấu hiệu của tâm trí khỏe mạnh”. Vì thế, để không bị rơi vào căn bệnh này, con người cần thực hành thiền thường xuyên, để sở hữu một tâm trí khoẻ mạnh, tinh thần lạc quan và cuộc sống tươi đẹp.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Vì sao con muốn tu tập?

Góc nhìn Phật tử 09:30 05/11/2024

Thưa sư cô, con muốn tu tập, sư cô dạy cho con tu với được không ạ? Hằng ngày con nghe giảng pháp, niệm Phật và thỉnh thoảng con có ăn chay. Như vậy có phải tu không ạ?

Tình mẹ - Bến bờ bình yên cho con

Góc nhìn Phật tử 20:21 04/11/2024

Tình yêu thương của người mẹ dành cho con là tình cảm sâu sắc, thiêng liêng và bền bỉ nhất trên đời.

Kích hoạt sự giàu có của bạn trong đời

Góc nhìn Phật tử 13:30 03/11/2024

Bạn nhận ra được những giá trị nơi bản thân và có thể trao tặng những giá trị này đến cuộc đời, cuộc đời sẽ tặng bạn lại sự thịnh vượng và giàu có. Lúc bấy giờ giàu có là hệ quả tất yếu của hành động trao giá trị.

Sự tiến hóa nào cũng cần đánh đổi

Góc nhìn Phật tử 09:50 02/11/2024

Nhân duyên quả là một tiến trình mà không phải mắt thường có thể nhìn thấy, nếu không nội quán huân tu, khai mở tâm trí để thấy rõ cội nguồn tử sinh mà thôi tạo tác, thì mỗi chúng sanh phải chịu từng khổ vui của sự sống chết để học hết bài học của nhân quả, ái luyến, chấp thủ, luân hồi...

Xem thêm