Thiên thủ Quan Âm đại biểu cho điều gì?
Người hiện tại chúng ta gọi là đa tài đa nghệ, tài nghệ này là để giúp đỡ chúng sanh, là dùng vào việc cứu khổ cứu nạn, tuyệt đối không phải vì việc cầu cho chất lượng đời sống của chính mình được nâng cao, không phải vậy, toàn bộ đều là vì người.
Ở Indonesia có 5 tôn giáo, khi tôi đi thăm viếng họ, tôi đều tặng họ một hình Thiên Thủ Quan Âm. Hiện tại Thiên Chúa Giáo cũng cúng dường, Ki-tô giáo cũng cúng dường, Hồi giáo cũng cúng dường, rất hiếm có, đều vô cùng hoan hỷ. Thiên Thủ Quan Âm đại biểu cho điều gì?
Đại biểu cho đại từ đại bi, 1.000 con mắt đại biểu cho cái gì cũng nhìn thấy, 1.000 cánh tay đại biểu khi nhìn thấy rồi thì tay liền làm, liền giúp đỡ, đại biểu cái ý nghĩa này, chứ làm gì có người có đến nghìn tay nghìn mắt.
Cho nên đó chỉ là biểu pháp, không phải là thật, đại biểu điều gì? Mắt thấy tay làm, khi họ hiểu được ý nghĩa này rồi thì đều sanh tâm hoan hỷ. Chúng ta xem thấy chúng sanh có khổ nạn thì lập tức đi giúp đỡ họ, đại biểu cho cái ý này. Trên tay cầm rất nhiều pháp khí, đó là đại biểu cho cái gì? Đại biểu cho vạn đức vạn năng, không gì mà không biết, cái gì cũng biết.
Bồ Tát Thiên Thủ Thiên Nhãn là ai?
Người hiện tại chúng ta gọi là đa tài đa nghệ, tài nghệ này là để giúp đỡ chúng sanh, là dùng vào việc cứu khổ cứu nạn, tuyệt đối không phải vì việc cầu cho chất lượng đời sống của chính mình được nâng cao, không phải vậy, toàn bộ đều là vì người. Chúng ta nói ra cái ý này rồi, mọi người đều hiểu được, sẽ hoan hỷ mà tiếp nhận.
Treo bức hình ở nơi đó thời thời khắc khắc đang nhắc nhở chúng ta, nhìn thấy nó thì chúng ta phải đem tâm từ bi trong nội tâm của chính mình kêu gọi ra, chính là Quan Âm, không phải Quan Âm bên ngoài. Tượng Quan Âm ở bên ngoài đã gọi ra Quan Thế Âm của chính mình, Quan Thế Âm Bồ-tát của tâm tánh. Ai là Quan Âm? Chính mình.
Cho nên việc giáo dục trong nhà Phật chính là nghệ thuật hóa. Thông thường chúng ta cúng dường một vị Phật, hai vị Bồ-tát. Phật thì đại biểu cho tự tánh viên mãn, Bồ-tát là đại biểu từ thể khởi tác dụng. Giống như việc chúng ta cúng dường hình tượng Tây Phương Tam Thánh, Quan Thế Âm Bồ-tát đại biểu cho từ bi, Đại Thế Chí Bồ-tát đại biểu cho trí huệ, từ bi nhất định phải có trí huệ thì từ bi của bạn mới có tác dụng ở mặt chánh. Nếu từ bi mà không có trí huệ, nếu làm việc bằng tình cảm thì phiền phức sẽ rất lớn. Nhà Phật thường nói “từ bi làm gốc, phương tiện làm cửa”, đồng thời cũng nói “từ bi đa họa hại, phương tiện xuất hạ lưu”. Vì sao mà lại có họa hại hạ lưu vậy? Từ bi mà không có trí huệ thì họa hại hạ lưu liền theo đến, cho nên không thể nào không có Đại Thế Chí. Không có Đại Thế Chí thì Quan Âm Bồ-tát cũng sẽ hại người, việc này nhất định phải nên biết.
Đại Thế Chí Bồ-tát đại biểu cho lý trí mà người chúng ta hiện nay nói, không phải tình cảm. Từ bi là lòng yêu thương chân thật, lòng yêu thương phải có trí huệ, phải có lý tánh, không thể nào dùng tình cảm để làm việc.
Bạn xem ba tôn tượng này cúng dường ở nơi đó, là thời thời khắc khắc nhắc nhở chính mình, nhất định phải áp dụng thực tiễn vào trong đời sống thường ngày. Bạn chân thật đã làm được rồi, vậy thì thân phận của chúng ta là như thế nào? Là sự dung hợp của Di Đà - Quan Âm - Thế Chí, thảy đều dung hợp vào trong bản thân mỗi một người chúng ta thì biểu hiện và hành vi trong cuộc sống thường ngày đối với người với việc với vật có gì là mê tín chứ?
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Công năng của thần chú Vô Lượng Thọ
Kiến thức 16:17 23/12/2024Phật tử thực tập pháp môn tu Tịnh thì niệm Phật khi nào đạt chánh niệm, hoặc tu từ một đến 03 năm, có thể phát tâm gia hạnh thêm một vài pháp môn khác như là Mật, hay Thiền, chừng đó tâm không bị rối loạn.
Diệu dụng của thần chú Lăng Nghiêm
Kiến thức 10:11 23/12/2024Thần chú Lăng Nghiêm là chú cốt tủy trong Phật giáo, học, trì tụng Chú Lăng Nghiêm là nhân duyên rất lớn của người con Phật.
Thần chú hộ mệnh Angulimala là gì?
Kiến thức 06:10 23/12/2024Thần chú hộ mệnh của mỗi người chính là lòng từ bi của chính người đó. Nếu ta tu tập tâm từ thì trường năng lượng xung quanh ta chính là trường năng lượng hộ mệnh. Trường năng lượng này sẽ bảo hộ ta tránh được rất nhiều tai ương, hoạn nạn.
Chú Lăng Nghiêm: Thần chú uy lực nhất trong Phật giáo
Kiến thức 22:01 22/12/2024Chú Lăng Nghiêm là vua trong các Chú, vì dài nhất và khó nhất trong Phật Giáo. Hầu hết những người xuất gia đi tu, đều phải thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm từ lúc mới xuất gia, hoặc cũng có những người thuộc lòng trước khi xuất gia.
Xem thêm