Thọ giới Bồ tát nhưng không đến chùa Bố tát kiểm giới có mang tội không?
Theo luật, sau khi Phật tử đã thọ giới Bồ tát, thì mỗi nửa tháng tốt nhất, là Phật tử nên đến chùa trước là sám hối cùng với đại chúng, sau là nghe giới đã lãnh thọ.
Bố tát là tiếng Phạn, Trung Hoa dịch là trưởng tịnh. Trưởng có nghĩa là nuôi lớn; tịnh có nghĩa là trong sạch hay an lạc. Hai chữ này có nghĩa là nuôi lớn căn lành và tịnh trừ nghiệp chướng. Mục đích là để cho thân tâm của Phật tử được trong sạch. Đó là ý nghĩa của hai chữ Bố tát. Thế nhưng, tại sao mỗi nửa tháng chúng ta lại phải tụng hoặc nghe giới? Bởi vì tâm tánh của chúng ta nó dễ buông lung phan duyên theo trần cảnh. Khác nào như con khỉ, con vượn, luôn chuyền nhảy lung tung. Đã thế, thì thử hỏi làm sao chúng ta có thể tránh khỏi sự gây tạo lỗi lầm?
Giới luật Phật chế, mục đích là để ngăn ngừa những lỗi lầm sái quấy. Nhờ gìn giữ giới luật mà chúng ta mới được tự do, an vui, giải thoát. Giới có công năng lớn lao như thế, nên chúng ta đã lãnh thọ thì cần phải tôn trọng giữ gìn. Nhưng muốn gìn giữ cho có hiệu quả tốt đẹp, thì chúng ta cần phải nghe và học hỏi thường xuyên. Cho nên, Bố tát là cơ hội để nhắc nhở cho chúng ta nhớ lại những giới luật mà mình đã lãnh thọ. Vì bản tánh của chúng ta hay dễ quên lắm.
Do đó mỗi nửa tháng chúng ta cần phải tụng hoặc nghe giới một lần. Tuy nhiên, nếu vì hoàn cảnh bệnh tật hay vì một lý do đặc biệt quan trọng nào khác, mà Phật tử không thể đến chùa sám hối làm lễ Bố tát được, thì Phật tử cũng có thể gởi dục, nghĩa là nhờ một vị khác đồng giới thay Phật tử để bạch trình cho đại chúng biết. Như thế, cũng là hợp pháp. Còn nếu trong trường hợp Phật tử bị mang tật bệnh dài lâu, cũng như không có phương tiện đến chùa được, thì Phật tử cũng có thể thưa bạch xin phép đại chúng là Phật tử chỉ xin được ở nhà sám hối tụng giới. Điều này cũng không có gì là sai trái.
Phúc báo của việc tín thọ giới luật
Nói tóm lại, ngày lễ Bố tát có những điều lợi ích thực tế sau đây:
- Nghe lại những giới luật đã thọ, để khắc ghi sâu đậm mà cẩn thận gìn giữ. Đồng thời, cũng tăng trưởng thêm hạt giống lành và chuyển hóa thân tâm thanh tịnh an lạc. Nhất là ý thức đến sự vô thường, thời gian trôi qua nhanh chóng, để nỗ lực tiến tu, chóng được giải thoát.
- Nếu như trong nửa tháng qua, có phạm giới căn bản hay phạm những lỗi nhỏ, thì người phạm giới phải ra trước giữa đại chúng mà phát lồ tác bạch sám hối. Nhờ đó, mà tội lỗi tiêu mòn và thân tâm trở nên trong sạch.
- Nhờ Tam bảo chứng minh gia hộ và nhờ năng lượng gia trì mạnh mẽ của đại chúng, mà mình tăng thêm phước đức và tăng trưởng đạo lực trong sự tinh tấn tu hành ngày càng tốt đẹp hơn.
Đại khái đó là những điều lợi ích thực tế trong buổi lễ Bố tát vậy.
Kính chúc Phật tử tùy tâm mãn nguyện và thăng tiến mãi trên bưóc đường tu hành tiến đến Phật quả.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Theo Phật giáo, con người từ đâu đến và rồi sẽ đi về đâu?
Hỏi - Đáp 17:46 18/12/2024Thưa Ngài, theo triết học cuả Phật giáo thi con người từ đâu đến và rồi sẽ đi về đâu?
Cảnh giới của "Lâm chung mộng kiến bỉ Phật” như thế nào?
Hỏi - Đáp 12:27 18/12/2024Kinh Vô Lượng Thọ có đoạn: “Lâm chung mộng kiến bỉ Phật” (mạng chung mộng thấy Đức Phật A Di Đà), xin giải thích cảnh giới này như thế nào? Nếu ở trong mộng gặp A Di Đà Phật, chẳng may bị người thân quyến thuộc gọi tỉnh giấc, có phải là đánh mất cơ hội vãng sanh rồi không?
Lưu thông sách về Tây phương cực lạc sẽ tạo nghiệp ác?
Hỏi - Đáp 12:15 18/12/2024Con đem sách Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Du Ký giới thiệu nhưng có đồng tu nói sách đó nói không đúng sự thật, lưu thông sẽ tạo nghiệp, xin lão Hòa thượng khai thị.
Dọn cơm cúng thế nào cho đúng?
Hỏi - Đáp 11:14 08/12/2024Tôi thường thấy lúc cúng vong, có ba chén cơm để ngang nhau...
Xem thêm