Uy lực vô hình của giới luật
Trái với việc phạm giới là…giữ giới. Mà hễ giữ giới tốt thì ta cũng sẽ có…nhân quả riêng của việc giữ giới.
Đạo Phật du nhập vào dân tộc ta từ thuở xa xưa, mang trong mình những giá trị về mặt đạo đức, tinh thần và tâm linh siêu việt không một ai có thể chối cãi được. Từ trí tuệ của Phật Đà, trải qua bao nhiêu thăng trầm biến đổi giữa cuộc đời, cho đến tận hôm nay và mãi về sau, những gì Phật đã nói là tuyệt đối chân lý, không gì có thể sai khác. Là người Phật tử tại gia, chúng ta đã một lần được thầy bổn sư quy y, thọ giới, quỳ trước Phật đài trang nghiêm, chắp tay thành kính xin được làm con của Người, nguyện tu học và bước đi trên con đường Giác Ngộ, lý tưởng giải thoát, vô ngã. Tam quy, ngũ giới, là những cây thước đo đạo lực vô hình cho người tu tập tại gia, giữa cuộc đời còn phải nhiều việc lo toan cơm áo gạo tiền. Mặt khác, ngũ giới cũng là hàng rào của đạo tâm và giới đức mà chúng ta cần phải tỉnh giác để không vượt qua. Hoặc nếu lỡ phạm giới, thì ta vẫn còn biết mình đã phạm vào tội gì, giới gì, tỉnh táo ngăn ngừa và thành tâm sám hối về sau.
Con người chúng ta hiện nay căn cơ thấp, lại bạc phước vì sinh sau thời Phật đã mấy nghìn năm. Sống giữa thế tục, cõi dục, và đặc biệt là một thế giới mà người ta gọi là văn minh hiện đại, kỉ nguyên thụ hưởng và chủ nghĩa cá nhân như hiện nay…chắc chắc, những quy cũ đạo đức sẽ bị xuống cấp và xem thường. Trong khi đó, Nhân Quả lại giấu mặt đi, vận hành và chi phối mọi chuyện tội phước vi tế và linh hoạt tới từng xác na của ý nghĩ. Việc người Phật tử tại gia chúng ta sống và giữ được Ngũ giới mà Phật dạy thì có vẻ thật là khó. Hôm nay, trước tình hình diễn biến phức tạp của tai nạn giao thông mà đa phần, những vụ việc nghiêm trọng và thương tâm xảy ra trong những năm gần đây đều là bia rượu và chất ma túy gây ra. Tôi xin có đôi dòng chia sẻ về nhân quả của việc sử dụng rượu bia nói riêng, và tội phước của giới luật nói chung.
Rượu, Bia, Ma túy, Game…: Đều là chất gây nghiện, Đều nằm trong Ngũ Giới
Trong kinh điển, bia, ma túy, và game đều không ghi. Nhưng với một người tu học trí tuệ, ta phải hiểu rằng, ý Phật rộng hơn nhiều, thâm thúy hơn rất nhiều so với những gì ta học được qua văn tự kinh điển. Với Bậc Chánh Đẳng Chánh Giác, vô ngã hoàn toàn, Phật biết hết mọi chuyện và diễn biến của thế giới, pháp giới, tam thiên đại thiên thế giới sẽ ra sao và đi về đâu, nhưng ở thời Phật trụ thế, Phật chỉ nói vậy là đủ, nếu nói nhiều hơn, xa quá tới tận thế kỉ XXI hiện nay, chúng sinh sẽ bang khuâng, laoy hoay và bất an, khó lòng tu tập. Nhưng hôm nay chúng ta chỉ nói tới bia rượu và ma túy. Vì những thứ này ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống vật chất và cả tâm linh của chúng ta. Hơn thế nữa, nó liên qua sát sao tới việc an toàn giao thông cho cộng đồng.
Thời Phật tại thế và giáo hóa, chất gây nghiện duy nhất chỉ có là rượu. Họ chưa “khám phá” và chế tạo được bia. Nói như vậy để chúng ta biết, ma túy và game…lại đi sau rất lâu so với thời kì rượu. Nếu nói cách khác, sự ra đời của những chất nghiện mới là một trong những thành quả của sự phát triển của nền văn minh nhân loại. Do đó, phải hiểu bằng trí tuệ của mình, những thứ như ma túy và game đều là chất gây nghiện. Đều thuộc vào những điều cấm trong giới luật cảu Phật dạy cho ta. Mà những gì Phật đã soi rọi đường đi cho chúng ta biết để tránh, mà ta "thờ ơ” bước vào, thì bản thân ta sẽ là người chịu vào cảnh khổ cực, nơi ta sống, gia đình ta, xã hội xung quanh ta…đều bị ta trở thành gánh nặng.
Ngày xưa và cho tới tận ngày nay, theo phương pháp thủ công truyền thống thì rượu được làm từ gạo, ngũ cốc mà ra. Mà gạo và ngũ cốc từ đâu mà có ạ? Từ hạt giống, công của người nông dân, công thương lái và tới tay ta…dùng tiền mua để có ăn.
Giới luật – tìm lại niềm tin nơi Phật tử
Nếu ai hiểu như vậy, là hiểu chưa có cặn kẽ. Lại nói về sự tinh tế và trí tuệ của ông bà ta, không đơn giản mà tổ tiên ta đã răn dạy con cháu mình: “Một hạt gạo là…một hạt ngọc của Trời”. Thời hiện đại này, yếu tố “Trời” chúng ta không tin lắm…nhưng: Nếu không có sự vô thường, nắng, mưa gió, đất…sự giao hợp của Đất Trời, ban ngày và ban đêm…thì vĩnh viễn, dù có công dày chăm sóc tới bao nhiêu…hạt thóc vẫn là hạt thóc, hạt giống vẫn là hạt giống. Không bao giờ có sự việc nảy mầm, ra hoa và trổ hạt!
Nói đến đây, ta hiểu đúng là, gạo, lúa, ngô…đều là thành quả lao động vất vả của con người, có được nhờ mưa thuận, gió hòa, sinh khí của Trời Đất, của côn trùng, để ta có được thức ăn và thực phẩm dồi dào. Đảm bảo cho cuộc sống, ăn rồi, có sức ta phụng sự, giúp đỡ, yêu thương và…tu tập!
Hiện tại, một đứa trẻ cũng biết, nếu cây không có nước cây sẽ chết, hoặc hạt không nảy mầm. Ngoài những sa mạc rộng lớn kia chưa từng nảy mầm một cây lúa, một cây ngô. Hiện tại, có những vùng đất, những cái hoang đảo nhỏ nhỏ ở Châu Âu được rao bán với giá vài trăm Euro trên mậng internet. Vì ở đó quanh năm không có mưa rơi. Cây trồng không được, tới cỏ cũng chẳng có…Nó như một đảo chết, vậy mà ngày xưa, nơi đó đã rất phồn thịnh. Người ta trồng lúa mạch được mùa, trồng nho say vụ…Để góp vui cho những bữa tiệc và ăn mừng, người ta dùng lúa mạch ủ lên men, gọi là bia và rượu. Dùng nho ủ lên tạo rượu vang…cuối cùng, nhân quả khiến cho những năm tháng về sau nơi đất xanh tươi trù phú mưa thuận gió hòa kia …không còn lấy một giọt nước mà sống. Nói ra giống như kể chuyện cổ tích, vì khổ cái Nhân Quả đã giấu mặt đi, mà chính Nhân Quả, ta mới lý giải nổi và lý giải mọi thứ tới nơi tới chốn, không bị rơi vào tà kiến sai lầm.
Vậy, chính con người đã sử dụng sai mục đích của thức ăn, lương thực. Đem lúa gạo, ngô nho đi chế biến thành thức uống nồng cay, gây ra ảo giác, mê mờ tâm trí. Từ nhân đó…mà đã trổ ra không biết bao nhiêu quả xấu. Say xỉn, trước hết làm mất nhân cách và uy đức của con người. Từ mất ý thức và hành vi, ta gây phiền lòng gia đình, hàng xóm. Do không kiểm soát được mình, nên hễ ta nói chuyện thì ưa cự cãi, dẫn tới gây gỗ, đánh nhau, và tệ nhất là gây ra án mạng. Rồi khi điều khiển giao thông, ta lơ là, sơ sảy dẫn tới tai nạn. Nhẹ và may mắn thì mình ta tự chịu, nặng hơn thì va chạm người khác, nặng hơn nữa là gây tổn thương và tai nạn cho nhiều người…còn tệ nhất là ta gây tại nạn chết người. Nếu có kể và liệt kê thêm một năm nữa cũng không thể nào nói hết những tác hại khủng khiếp chỉ đối với việc sử dụng bia rượu khi tham gia giao thông.
Tuy nhiên, bên cạnh những luật và nghị định xử phạt nghiêm ngặt về tội sử dụng bia rượu, chất kích thích và ma túy khi tham gia giao thông ra, tôi nghĩ cũng không ai sợ. Mà thành phần quá cứng đầu và không sợ đó, ta không tài nào nói nghe, chế tài họ bằng luật pháp cũng chỉ là tạm thời, chỉ tới khi nào họ lãnh hậu quả, lúc đó…họ mới thấy đau khổ.
Trách nhiệm của người Phật tử
Khác với người đời, chúng ta là những người con Phật. Đã quy y Tam Bảo, thọ và hứa giữ gìn Ngũ giới. Ta phải có trách nhiệm với những gì mình đã thệ nguyện, đặc biệt là việc sử dụng chất gây nghiện! Có một quy luật thế này trong cuộc sống, hễ ta hưởng phước về Thân, thì sẽ tổn hao phước về Tâm. Như vậy, người sáng suốt, trí tuệ và tinh tấn, chúng ta có ngu si mà đắm mình vào những thứ ô trượt và tầm thường đó của thế gian để rồi tiếp tục chấp nhận cuộc đời đọa lạc, trôi lăn không ạ.
Hay chúng ta sẽ dùng phước và sức khỏe của mình cho việc phụng sự, giúp đỡ mọi người, hoằng pháp và gây tạo công đức, để rồi đêm đêm ta nhiếp tâm vào tu tập thiền định, mở toang cánh cổng Thánh đạo, hướng về vô ngã từ bi và giải thoát? Đấy là vấn đề mà người tu tập có đạo đức và trí tuệ phải hiểu.
Trong kinh Phật, Ngài có nói một nhân quả đáng sợ thế này về rượu: “Hễ ai cầm ly rượu ép người khác uống, thì sau khi chết, người đó liền đọa 500 kiếp không tay không chân”. Ta đọc đến đây ta ớn lạnh, sợ hãi và tư duy…thì ta còn là người thấu đạo. Mà hễ đọc tới đây, nghe lời Phật dạy như thế mà không sợ thì quả là hết thuốc chữa! Tuy nhiên, ta hiểu ở đây, kiếp sau của người này, sẽ không phải vào cõi Người mà bị mất tay mất chân. Người đó sẽ phải đầu thai vào pháp giới của loài trăn, rắn…những con vật đó không xứng đáng sống ở cõi người, vì đã mất hết tư cách, đạo đức và trí tuệ, căn lành của một con Người trong những lần ăn chơi sa đọa. Mà phải trả liền 500 kiếp sống ở những nơi u tối, ẩm ướt, bẩn thỉu, không có tay chân để đi lại và kiếm thức ăn, mà hễ trườn mình đi tới đâu, là ai ai cũng sợ, ai ai cũng né tránh, xua đuổi và đánh giết, vì khi còn sống, họ đã dùng tay ép hoặc khích lệ người khác uống rượu, để rồi bao nheiu6 chuỗi nhân quả xấu xảy ra.
Lợi ích giáo dục giới luật Phật giáo
Hiểu và thấy sự khắc khe, khốc liệt của luật Nhân Quả do Đức Phật siêu việt từ bi đã vì chúng sinh mà khai thị như vậy, liệu từ nay về sau, ta có còn cầm ly bia, cốc rượu hò hét hả hê nữa hay không? Hay là ta thấy đó là điều một bậc trí cần phải né tránh và ngăn ngừa, quyết tâm không bao giờ phạm? Sau những chầu bia cốc rượu, người thế gian gọi đó là giải khuây tiêu sầu. Nhưng ta hiểu rằng, đó là những lần ta đốt công đức, sức khỏe và trí tuệ của mình…cho những cuộc chè chén vô bổ, ô trượt và để rồi…hậu quả thực tế từ những câu dô ra rơm rả đó không ai nói trước được. Nhưng chắc chắn một điều rằng…Nhân Quả không bao giờ sai.
Uy đức vô hình
Trái với việc phạm giới là…giữ giới. Mà hễ giữ giới tốt thì ta cũng sẽ có…nhân quả riêng của việc giữ giới.
Ta lại chỉ phân tích riêng về giới Không uống rượu. Hay hiểu rộng ra theo ý Phật là Không sử dụng chất gây nghiện. Người không sử dụng bia, rượu và các chất kích thích: Sẽ được sức khỏe. Cái này ai cũng thấy, cũng hiểu, cũng biết…đó cũng là nhân quả nhã tiền gần nhất. Kế đó là ta sẽ không bị mất tiền vào những thứ vô bổ…có cơ hội làm phước, giúp đời, bố thí, phóng sinh để tăng trưởng công đức và đạo tâm. Giữ giới Không uống rượu, không “cưa” bia, không nghiện ma túy và game này…thì ta yên tâm một điều mình sẽ không làm chuyện bậy. Do tinh thần ta lúc nào cũng tỉnh táo, đôi khi, vì còn là phàm phu ta có nống giận và sân…nhưng cũng không kích động và mất lí trí như bia rượu mang lại. Giữ được thời gian lâu, tự nhiên con người ta đẹp ra. Đẹp và sáng ở đây không phải là thay đổi hẳn về ngoại dáng, mà đó là do uy đức vô hình, sâu dày mà ta đã cất công trì giới. Đây mới là cái ta cần. Cõi sống, ta là người có đạo đức, uy tín. Cõi siêu hình, ta là người có uy đức, được cả quỷ thần nể sợ, và chư Thiên hay để ý bảo hộ.
Nếu ai giữ được giới Không uống rượu hoặc không sử dụng các chất gây nghiện này, ta sẽ là người có uy lực trong lời nói. Khiến mọi người tôn trọng và nể phục…đó là điều bắt buộc của luật Nhân Quả. Trong gia đình, ta sẽ là người dễ dàng dạy bảo con cháu, vì cả cuộc đời của mình đã quá hoàn thiện trong việc giữ gìn gới hạnh, nên đó…theo nhân quả, tự nhiên ta sẽ có uy trong việc nuôi nấng, dạy dỗ người khác, buộc người khác phải nể và học dần theo hạnh của chính mình. Quả thật, là một điều tuyệt vời. Đây, là những nhân quả gần, ta dễ thấy, dễ biết, dễ “dụ” người khác thực hành. Không có gì huyễn hoặc cao siêu cả…Nên từ đây về sau, hễ là người Phật tử rồi, ta nên tỉnh giác và dùng tâm từ của mình để nghiêm túc xem xét về vấn đề giới luật.
Đặc biệt là trong tình hình xã hội hiện nay, dân đông, lưu lượng phương tiện và mật độ dày, ta tỉnh táo và phải cùng tuyên truyền cho mọi người đều có ý thức, đều tỉnh táo lái xe trong Chánh Niệm như ta. Để làm gì…để tránh những tai nạn thương tâm như báo chí đã thông tin trong thời gian vừa qua.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật: Nguyện mỗi khi con lái xe, hay đi bộ…cùng chúng sinh di chuyển trên đường, ai ai cũng được bình an, đi đến nơi, về đến chốn, tỉnh giác khi lái xe.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Sự tiến hóa nào cũng cần đánh đổi
Góc nhìn Phật tử 09:50 02/11/2024Nhân duyên quả là một tiến trình mà không phải mắt thường có thể nhìn thấy, nếu không nội quán huân tu, khai mở tâm trí để thấy rõ cội nguồn tử sinh mà thôi tạo tác, thì mỗi chúng sanh phải chịu từng khổ vui của sự sống chết để học hết bài học của nhân quả, ái luyến, chấp thủ, luân hồi...
Hạnh phúc khi biết an trú tâm trong hiện tại, bây giờ và ở đây
Góc nhìn Phật tử 08:30 02/11/2024Có một người khi sanh tiền rất hiền lương, hay giúp đỡ người khác nên sau khi chết sanh lên thiên giới và được phong làm thiên sứ. Thiên sứ thường xuống trần gian làm việc thiện, giúp đỡ người khác để cảm nhận hương vị của hạnh phúc.
Thấy rõ nhân - duyên - quả để an nhiên
Góc nhìn Phật tử 13:04 01/11/2024Lập gia đình, xây dựng cuộc sống ấm no, có con cái sum vầy và nuôi dạy chúng nên người là niềm vui, hạnh phúc đồng thời cũng là mong muốn chính đáng của mọi người. Tuy nhiên, không phải ai mong muốn gì cũng đều được như nguyện.
Trăm năm thoáng chốc mộng nhân sinh
Góc nhìn Phật tử 19:00 31/10/2024Gom lấy trăm năm đổi tình, tiền/ Lòng trần được mấy phút an yên? / Lợi danh rồi cũng vô thường mất/ Để cả hư tâm gánh muộn phiền...
Xem thêm