Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 17/10/2020, 11:56 AM

Uy đức của giới luật

Giới và luật trong đạo Phật không những mang tính năng ổn định tăng đoàn, thúc liễm đạo đức tiến bộ mà còn là những sợi dây rào bằng kim cang tuy vô hình nhưng nếu ai yêu mến, tin kính trì hành giới luật thì sẽ được bao bọc và bảo vệ.

Sức mạnh của lòng từ bi trong đạo Phật

Từ xưa tới nay, để duy trì sự cân bằng và ổn định của xã hội, con người ta phải sống và buộc phải tuân theo luật pháp. Rồi để duy trì sự ổn định và hòa bình của Thế giới, các tổ chức liên chính phủ ra đời như Liên Hiệp Quốc (UN), để đưa ra các đạo luật Quốc tế nhằm đảm bảo quyền lợi công bình trước thế giới cho mỗi quốc gia. Cũng vậy, rừng xanh cũng có quy luật của rừng xanh, tuy nhiên, loại ngôn ngữ và đặc trưng của luật rừng xanh và thiên nhiên con người chúng ta thường phớt lờ. Chỉ khi nào thiên tai, lũ lụt, hạn hán, sóng thần trỗi dậy, gây ra một thiệt hại nghiêm trọng rồi ta mới lần mò tìm hướng giải quyết. Tuy nhiên, khi vào đạo Phật, những giới và luật từ thời Phật xuất thế giáo hóa cho đến nay, tạo ra một uy đức vô hình mạnh mẽ cho những ai thọ giới và trì (giữ) giới!

Như tiên đề đã nêu. Giới và luật trong đạo Phật không những mang tính năng ổn định tăng đoàn, thúc liễm đạo đức tiến bộ mà còn là những sợi dây rào bằng kim cang tuy vô hình nhưng nếu ai yêu mến, tin kính trì hành giới luật thì sẽ được bao bọc và bảo vệ. Tuy nhiên, để có một xã hội ổn định, đòi hỏi ta phải có một hệ thống luật pháp vừa chặt chẽ siết sao, vừa mang tính giáo dục và cải tạo. Để sống trong môi trường xã hội an toàn và ổn định đó, hay nói cách khác, nếu ta muốn hưởng những lợi ích từ xã hội ổn định đó mang lại, trước tiên ta phải bị ràng buộc bởi luật pháp đó. Dùng từ ràng buộc có vẻ hơi khó chịu, nhưng đó là sự thật. Vì nếu ta không bị ràng buộc bởi luật pháp và chế tài, xã hội tất loạn lạc. Vì vậy, để đạt được những lợi ích bất khả tư nghì của việc giữ giới trong Đạo Phật, ta cũng phải hoan hỉ chấp nhận sự ràng buộc của những giới mà ta thọ, hoặc một số giới của người cư sĩ tại gia bắt buộc phải giữ!

Vì sao cần quy y thọ giới?

Quy y thọ giới để ta không rơi vào các bất thiện pháp, đọa lạc ác đạo, hay làm tay sai cho các vị thần linh trong cõi vô hình.

Quy y thọ giới để ta không rơi vào các bất thiện pháp, đọa lạc ác đạo, hay làm tay sai cho các vị thần linh trong cõi vô hình.

Nghiêm trì giới luật là “an cư kiết hạ”

Rất nhiều cư sĩ, hàng Phật tử tại gia nhất tâm theo Phật, hộ trì Tam Bảo, thực hiện lời Phật dạy nhưng...sợ quy y, đó là một thiệt thòi lớn của chúng ta. Vì sao vậy?

Quy y là sự kiện chính thức để ta làm con Phật. Dẫu biết rằng Phật là cha lành chung bốn loại, là bậc thầy vĩ đại của trời và người, nhưng nếu ngày nào ta chưa thiết tha quỳ dưới chân người để chấp nhận Tam Quy, thọ trì Ngũ Giới thì ta cũng chỉ đứng ngoài bờ Giác. Nên việc quy y là cực kì quan trọng. Đó như một lần ta được sinh ra, bước những bước đầu tiên trên con đường tu tập, thở những giây phút đầu tiên trong Chánh Pháp, và mang trong tim lòng tôn kính Phật vô biên, trong sinh tử luân hồi không còn thối chuyển nữa.

Quy y thọ giới để ta không rơi vào các bất thiện pháp, đọa lạc ác đạo, hay làm tay sai cho các vị thần linh trong cõi vô hình. Quy y là trở về, nương tựa Ba ngôi báu là Phật bảo, Pháp bảo và Tăng bảo. Nhờ công đức nương tựa vào Tam bảo, thực hành trì giới nghiêm chỉnh mà ta ngày càng xa lìa các bất thiện pháp. Giữ giới, sống trong giới luật giúp ta lìa xa 3 nẻo ác là súc sinh, ngạ quỷ và địa ngục. Nhờ nương theo công đức của các vị Phật, các vị Đại Bồ Tát, các vị A La Hán, Thánh tăng...mà ta có chỗ nương náu để đi qua cơn hoạn nạn, có thêm thời gian để tu tập, gây tạo công đức mới đền bù ác nghiệp quá khứ...và do đó ta không cần phải cầu xin vị thần nào, hầu lễ ông này bà nọ ở đền kia, mà có khi chỉ là phù phiếm do dân gian thêu dệt, hoặc có thật đi chăng nữa, đó cũng không phải là những vị Thánh siêu việt bất tử giác ngộ, phước của họ không đủ cứu vớt ta trong cơn hoạn nạn, nếu ta cứ cầu xin lạy lụt, theo nhân quả, ta sẽ mắc nợ những người đó, sau này trả sẽ rất cực khổ và dai dẳng nhiều đời.

Quy y giúp ta giữ gìn công đức viên mãn. Người đời có thể hiểu nhân quả cạn rồi thực hành. Mong cầu phước hữu lậu kiếp này kiếp sau. Cuối cùng là mãi trôi lăn trong luân hồi sinh tử. Khi thì vinh hoa quyền quý, lúc thì sa ngã trôi lăn, có khi ở cõi thú mấy trăm kiếp, rồi lên được thân người khù khờ thiếu kém...lại làm phước, rồi hưởng phước...lại trôi lăn vô tận. Thật là mệt mỏi! Khác với họ, những người không hiểu đạo, Phật tử chúng ta đã quy y Phật rồi, ta được cái lợi ích, là phước và công đức ta cực khổ gây tạo sẽ có chỗ đi về, không để nhân quả khắc nghiệt chi phối, chạy đầu này, trổ đầu kia và bắt ta phải thụ hưởng đời sau và sau nữa. Lượng phước đó sẽ hướng về Vô Thượng Bồ Đề, làm nền cho ta trong tu tập Thiền để khai mở tâm linh, bước chân vào dòng Thánh không xa. Người đệ tử Phật chân chính là người làm rất nhiều phước nhưng không hưởng, mà hồi hướng về Vô Thượng Bồ Đề.  

Quy y giúp ta Bất thoái chuyển với Phật Pháp và đặt bước chân đầu trên con đường Thánh Đạo giải thoát. Giữa thế gian có bao nhiêu người hơn ta, về ngoại tướng, tịnh tài, địa vị...nhưng hãy xét trong số những người hơn ta đó, ai đã hiểu được nhân quả, Phật Pháp và Bát Chánh Đạo hay chưa? Hay họ cũng chỉ là hạng người làm phước rồi hưởng phước? Ta thật may mắn, dù sớm hay muộn được biết và hiểu Đạo. Hiểu đạo rồi, ta lại quy y làm con Phật. Sống bằng giáo lý của Phật, thở bằng niềm tin yêu với Phật và chết với niềm tôn kính Phật tuyệt đối. Ta đi vào sinh tử, mang hạnh nguyện này, cho đến mãi về sau, chính bản thân ta là một đảo cồn cho chúng sinh nương tựa. Vậy từ nay cho tới ngày đó, những ai chưa quy y, hãy mau chóng thiết tha, thành tâm mà đi tìm gặp người minh sư giữa cuộc đời này mà xin quy y làm đệ tử Thầy, con của Phật.

Giữ giới sau khi quy y

Người đệ tử Phật là người dũng cảm thọ giới để quy y, quay về sống trong khuôn vàng thước ngọc, giữ gìn tế hạnh oai nghi...

Người đệ tử Phật là người dũng cảm thọ giới để quy y, quay về sống trong khuôn vàng thước ngọc, giữ gìn tế hạnh oai nghi...

Giới luật – tìm lại niềm tin nơi Phật tử

Hầu hết với những người con Phật chưa về quy y đều có hai lý do tâm lý, đó là tu tâm, tâm có Phật là được. Thứ hai là e ngại, vì khi cầm tờ lá phái quy y rồi...họ sợ hết được “quậy”! Như vậy, tới đây đạo Phật cho ta thấy rằng, Giới và Luật, ở hàng cư sĩ chỉ gồm 5 giới thôi mà đã khủng khiếp hơn luật pháp của bất kì nước nào trên thế giới, đừng nói chi là tới mấy trăm giới của các vị Tỳ Kheo và vô số giới của Bồ Tát. Nên vì lẽ đó, mà rất nhiều người sợ cũng...có lý! Nhưng khi lật ngược vấn đề, nếu ta giữ được 5 giới của Phật dạy thì cuộc sống của ta giữa cuộc đời này sẽ hạnh phúc biết bao. Ví dụ, giới Sát (giới sát nghĩa rất rộng và nhiều, ta chỉ điểm lược ví dụ trong bài này), giới này Phật dạy ta không được giết người. Cái này ta Buộc phải giữ. Không cần quy y cũng phải giữ. Nhưng các động vật và sinh mạng thấp hơn, Phật cũng chế giới để ta giữ nhằm tránh tội về sau như không sát sinh để lấy thịt mà không vì mục đích sống còn, mà vì thỏa mãn vị giác ta, sở thích ta. Hoặc không chặt cây, bức lá bừa bãi...đều nằm trong giới Sát. Những cái mà ta thấy chi li nhỏ nhặt, không cấu thành tội của luật pháp mà đạo đức ta cũng chẳng thấy bị dày vò...nhưng không. Bằng sự trí tuệ siêu việt của Phật, Phật chỉ dạy cho thấy, những lỗi nhỏ nhặt đó, đều là mạng sống của chúng sinh, đều đáng trân quý và không cho ta dùng quyền của con người mà ta thích làm gì thì làm…để rồi mai sau ta phải trả nghiệp trong luân hồi điên cuồng!

Người đệ tử Phật là người dũng cảm thọ giới để quy y, quay về sống trong khuôn vàng thước ngọc, giữ gìn tế hạnh oai nghi, dù là người cư sĩ tại gia, dù chỉ là giữ được một hay hai giới cũng là quá tuyệt vời. Giới và luật, tuy buộc ta trong sự tính toán, so đo suy xét và sự đấu tranh nội tâm cực kì “khổ sở” trước khi làm việc gì, nhưng bù lại, nhờ có “hàng rào” Ngũ Giới mà ta được đảm bảo được nhiều lợi lạc. Việc giữ giới tạo ra công đức vô hình mạnh mẽ, khiến cho quỷ thần phải kính nể, uy đức đó đủ để bảo vệ ta trước những thử thách và chướng duyên trên con đường tu tập.

“Dù sống một trăm năm Ác giới, không thiền định, Tốt hơn sống một ngày, Trì giới, tu thiền định.”

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Nhất tâm niệm Phật

Góc nhìn Phật tử 10:07 21/11/2024

Trong giáo lý của đạo Phật, pháp môn niệm Phật được xem là con đường dễ hành trì, nhưng lại mang đến lợi ích lớn lao cho những ai chí tâm tu tập.

Nhớ về một người Thầy

Góc nhìn Phật tử 09:12 21/11/2024

Trong cuộc sống, ắt hẳn rằng mỗi người ai trong chúng ta cũng mong muốn có một cuộc sống thật tốt đẹp và hạnh phúc nhưng đối với tôi một cuộc sống hạnh phúc đã không còn tồn tại vào năm tôi lên ba tuổi khi thần chết đã cướp đi người mẹ mà tôi yêu quý và người cha mà tôi luôn kính trọng.

Những người Thầy khả kính

Góc nhìn Phật tử 21:55 20/11/2024

Sự thật thì làm cha mẹ, ai cũng muốn con của mình được sống hạnh phúc, thành công. Họ chấp nhận hy sinh mọi thứ để đánh đổi cuộc đời cho những đứa con thơ, bởi lẽ không có cha mẹ nào mà chẳng thương núm ruột của mình dứt ra.

Đồng tiền có thể tạo ra sự tham lam và sự bất mãn vô tận

Góc nhìn Phật tử 18:30 20/11/2024

Trong xã hội hiện đại, đồng tiền đã trở thành một yếu tố quan trọng quyết định đến cuộc sống của chúng ta. Không thể phủ nhận rằng tiền bạc mang lại sự tiện ích và tiến bộ, nhưng khi ta bị chi phối quá mức bởi nó, tiền bạc có thể trở thành cơn ác mộng và làm chúng ta trở thành nô lệ.

Xem thêm