Thời gian tu tập hành trì (Phần 2)
Người không tu hành ai cũng có cuộc sống tại thế, cả thân và tâm. Người tu hành có thân tại thế nhưng tâm tập sống xuất thế khi theo tịnh hạnh. Người tu hành có thân tại thế nhưng tâm tập sống nhập thế khi theo Bồ-tát hạnh.
Dẫn chứng một trường hợp cụ thể: Một người phát tâm quyết dậy sớm khi nhận thấy dậy trễ là một thói quen xấu bất lợi cho sức khỏe thể xác cũng như sự minh mẫn tinh thần. Bốn chặng đường chuyển hóa như sau:
TU là sửa lại thói quen dậy trễ thành thói quen dậy sớm, có nhận thức sự sửa lại là điều nên làm và quyết tâm làm. Đây là trường hợp Tu chính.
TẬP là cố gắng thực hiện việc sửa lại, bỏ thói quen cũ thay thế bằng thói quen mới, thời gian đầu cần vận dụng nhiều ý chí và nghị lực để tránh sự nửa chừng bỏ dở.
HÀNH là thực hiện việc dậy sớm, tạo thành nếp sống mới trong sinh hoạt hàng ngày.
TRÌ là thực hiện liên tục đều đặn hàng ngày để thói quen mới trở nên tự nhiên dễ dàng, không cần cố gắng nhiều như ở chặng đường Tập luyện.
Trong giáo lý đạo Phật, pháp môn nào cũng tu tập và hành trì theo phương thức như trường hợp tập dậy sớm vừa kể. Chỉ người nào có thực hiện mới nhận thức được diệu ứng đem lại kết quả như ý, lý giải tinh vi tỷ mỷ đến đâu mà không thực hiện vẫn không bằng. Người chưa thực chứng chớ coi thường việc sửa chữa điều nhỏ, không quan tâm đến việc quyết tâm tập luyện. Lý do: Không sửa chữa được điều nhỏ thì không sao sửa chữa được điều lớn. Đây là hiệu năng của Tinh tấn lực và Định lực.
Thời gian tu tập hành trì (Phần 1)
Trên đường Tu tập-Hành trì đạo pháp người con Phật nhất là trường hợp tu tại gia cần giải đáp rõ ràng một đề tài thực tế, đó là thời gian dành cho công việc tu hành. Trong sinh hoạt thường xuyên hàng ngày người tu tại gia có rất nhiều công việc phải làm như sinh kế, thu xếp việc gia đình. Giao dịch ngoài xã hội, thù tạc với mọi người, thể dục thể thao, nghệ thuật giải trí nghỉ ngơi …. trong môi trường cuộc sống cộng đồng xã hội phức tạp đa đoan như vậy, việc hoạch định thời gian dành riêng cho việc tu hành sao cho thích nghi khế hợp hài hòa với hoàn cảnh cá biệt của riêng mình quả thật là một đề tài nan giải, tuy khó nhưng không phải là bất khả thi, không thể đạt được. Nói nôm na: Cần dành cho việc tu hành một thời gian bao lâu ? Mỗi năm, mỗi tháng hay mỗi ngày lúc nào là thời gian niệm Phật, tụng kinh, đi chùa, nghe thuyết pháp, tham khảo về giáo lý Phật học, pháp đàm với các đạo hữu đồng tu, thỉnh vấn bậc thiện trí thức về giáo lý vi diệu vô biên, tham thiền nhập định... Trong Phật học, sự diễn ý trên như sau: Cần dành thời gian trong cuộc sống tại thế để tập sống xuất thế (hay gọi là sống xuất tục) hoặc tập sống nhập thế. Làm người sống ở thế gian ai cũng có Thân và Tâm. Người không tu hành ai cũng có cuộc sống tại thế, cả Thân và Tâm. Người tu hành có Thân tại thế nhưng Tâm tập sống xuất thế khi theo Tịnh hạnh. Người tu hành có Thân tại thế nhưng Tâm tập sống nhập thế khi theo Bồ-tát hạnh.
Nói cách khác, về mặt Thân, làm người ác cũng sống tại thế, dù tại gia hay xuất gia, có ý thức hay mê mờ không biết đến những mối tương quan, liên hệ đa phương chằng chịt giữa cá nhân này với cá nhân khác về đủ mọi mặt kinh tế, văn hóa và xã hội trong cuộc sống cộng đồng nhân sinh. Nói nôm na, sống tại thế là sống ở đời, làm người không có ai sống ngoài đời tức sống cách biệt với thế gian, không có mối liên hệ gì với người khác. Từ khi đầu thai trong bụng mẹ đến khi tử vong, tất cả mọi người đều sống tại thế cả. Dẫn chứng: Ăn là có liên hệ đến nông dẫn trồng lúa, người buôn bán cung cấp thực phẩm, mặc là có liên hệ đến người dệt may có nhà để ở là có liên hệ với thợ xây cất, bệnh tật thuốc men là có liên hệ với ngành y dược...
Về mặt Tâm, người không tu hành sống tại thế, cuộc sống tâm linh do nghiệp lực dẫn dắt theo lý Nhân Quả Luân Hồi mà phàm nhân dung tục vô minh không nhận thức ra. Chỉ có người tu hành mới biết cách sống xuất thế hay nhập thế, tùy trường hợp tu theo Tịnh hạnh hay theo Bồ tát hạnh. Người con Phật đã phát nguyện quy y cần nhận định tường tận ba lối sống để quyết định chọn xuất thế hay nhập thế.
(còn tiếp).
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Chung quanh vấn đề vãng sanh
Nghiên cứu 20:00 21/11/2024Tất cả chúng sanh, nếu không được sanh về cõi Phật, tất nhiên sẽ phải đọa vào ác đạo, không trước thời sau. Nếu muốn sanh về cõi Phật, đương nhiên là phải niệm Phật. Đó là một sự thật tất nhiên không thể phủ nhận.
Luận bàn hai chữ “Cuộc đời” trong bài kệ của Thiền sư Pháp Loa
Nghiên cứu 13:32 21/11/2024“Cuộc đời của mỗi con người chỉ như một giấc chiêm bao – vô thường. Nếu không có hiểu biết, không tìm thấy cái ta chân thật, thì dù làm bao nhiêu việc cũng chỉ là làm mộng, bao nhiêu cái biết, cũng chỉ là cái biết hư vọng”.
Mối quan hệ giữa đời sống và việc tu hành của Phật hoàng Trần Nhân Tông
Nghiên cứu 14:05 20/11/2024Phật hoàng Trần Nhân Tông luôn nhấn mạnh quan niệm tiến bộ của Phật giáo Đại Việt rằng “Phật giáo là cuộc sống, không có sự cách li, phân biệt, bởi vì Phật giáo là gì nếu không phải đó là một quá trình đi tìm chân lý.
Tiếc là con người chỉ có hai tay
Nghiên cứu 08:20 19/11/2024Ngày xửa ngày xưa, có một cô gái đến tuổi gả chồng, có hai gia đình Đông gia và Tây gia cùng đến cầu thân.
Xem thêm