Thông điệp của ngài Thamthog Ripoche trong “Đạo lộ - Đường đến chân hạnh phúc”
Lama Thamthog Rinpoche thuộc dòng tái sinh Thamthog. Thầy sinh tại miền Đông Tây Tạng vùng Lithang.
Khi lên năm tuổi, giáo thọ của Đức Đạt Lai Lạt Ma - Trijang Rinpoche - đã nhận ra thầy là Thamthog Rinpoche thứ 13. Thầy học triết học tại Tu viện Sera Je ở Lhasa. Giáo thọ của Đức Đạt Lai Lạt Ma, Ling Rinpoche đã truyền giới Sa-di (tiếng Tạng là Getsul) cho thầy. Thầy cũng nhận Pháp từ Đức Đạt Lai Lạt Ma ở Lhasa.
Năm 1982, Thamthog Rinpoche trở thành tiến sĩ, một trong những bằng cấp cao nhất trong Phật học, sau đó thầy theo học trường đại học Mật để hoàn thiện kiến thức và các nghi lễ Mật giáo.
Năm 2010 Đức Đạt Lai Lạt Ma bổ nhiệm ngài làm tu viện trưởng tu viện riêng của Đức Ngài ở Dharamsala - tu viện Namgyal. Tháng 8/2010 thầy nhậm chức tu viện trưởng và đến nay cuộc đời thầy được cống hiến hoàn toàn cho việc quản lý tu viện và phụng sự Đức Đạt Lai Lạt Ma. Thầy cũng được bổ nhiệm điều hành một trong chín văn phòng của Đức Đạt Lai Lạt Ma.
Từ tháng 4/2020, trong bối cảnh cách ly xã hội do đại dịch Covid-19 lan nhanh khiến mọi hoạt động bị đình trệ và gây ảnh hưởng sâu rộng trên toàn thế giới, tôn sư Lama Thamthog Rinpoche đã thực hiện những buổi thuyết pháp trực tuyến qua mạng internet cho Phật tử vào mỗi cuối tuần với hàng trăm giờ giảng dạy.
Cuốn sách "Đạo lộ - Đường đến chân hạnh phúc" là tập hợp các bài giảng trực tuyến của Lama Thamthog Rinpoche về Tứ Diệu Đế; Cái chết, Thân trung gian và Tái sinh; Mười hai mắt xích nhân duyên. Trong các bài giảng này, thầy đã giải thích đầy đủ và dễ hiểu những điểm cốt lõi, giúp chúng ta có được hiểu biết cơ bản về Tứ Diệu Đế - nền tảng trong mọi giáo pháp của Đức Phật.
Thông điệp trọng tâm của Lama Thamthog Ripoche trong các bài nói chuyện hay thuyết pháp là lòng từ bi, vị tha, cách vượt qua mọi cảm xúc phiền não để sống cuộc đời an bình với một trái tim nhân hậu.

"Đạo lộ - Đường đến chân hạnh phúc" là tập hợp các bài giảng trực tuyến của Lama Thamthog Rinpoche về Tứ Diệu Đế; Cái chết, Thân trung gian và Tái sinh; Mười hai mắt xích nhân duyên
Theo ngài Thamthog Ripoche: “Để loại bỏ khổ đau và đạt được hạnh phúc tuyệt đối, chúng ta cần loại bỏ nguyên nhân, hạt giống, dấu ấn thói quen (tập khí) của khổ”.
Đọc cuốn sách này, bạn đọc sẽ lĩnh hội những lời sách tấn một cách trực tiếp và sâu sắc của ngài Thamthog Ripoche. Qua đó, độc giả sẽ thấm sâu hơn giáo lý Tứ diệu đế, hiểu được nguyên nhân của khổ đau bắt nguồn từ vô minh, từ vô minh dẫn đến vô số khổ đau là quả.
“Quả chính là Khổ đế, Tập đế là nguyên nhân của khổ. Cho nên nhân là Tập đế và quả là Khổ đế. Hai sự thật tiếp theo là: Diệt đế và Đạo đế, trong đó Đạo đế là nhân và Diệt đế là quả. Cho nên, thực hành Đạo đế, tu tập phương pháp đối trị với phiền não, suy tư về duyên khởi cũng như tính không chính là phương pháp trực tiếp loại bỏ khổ đau, hoàn toàn đạt tới hạnh phúc tuyệt đối và quả giải thoát đó chính là Diệt đế”, ngài Thamthog Ripoche nhấn mạnh.
Đạo lộ cũng giúp chúng ta hiểu về sự chết, thân trung ấm, quy trình tái sinh… Đây là những quan niệm căn bản được Phật giáo lý giải trên nền tảng của cái thấy cực kỳ vi tế, tương ưng với khoa học hiện đại.
Theo ngài Thamthog Ripoche, hiểu về tiến trình của cái chết là vô cùng quan trọng. Đặc biệt với những người thực hành Phật pháp, hiểu về các giai đoạn của sự chết, hiểu về sự tan rã của các yếu tố sẽ rất hữu hiệu trong thực hành của chúng ta sau này.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn


Truyện cổ Phật giáo: Mãnh lực lời nguyện
Sách Phật giáo
Một hôm, sau khi khất thực, thọ trai xong trở về Kỳ Viên tinh xá, đức Thế tôn được báo cáo có một vị Tân tỳ kheo (tỳ kheo mới thụ giới) lâu nay bỗng đâm ra thẫn thờ, biếng nhác không chịu đi khất thực, không tọa thiền, không ăn uống.

"Đường vào thiền"
Sách Phật giáo
Osho khát khao sự thật không chỉ là điểm khởi đầu, mà còn là điều kiện tiên quyết để bước vào thiền. Theo tác giả, khi một người khao khát sự thật đủ mạnh mẽ, họ sẽ tự nhiên bị thôi thúc khám phá những tầng sâu hơn của tâm thức.

Phật giáo thời Trần: 'Ở đời vui đạo hãy tùy duyên'
Sách Phật giáo
''Khóa hư lục'' của vua Trần Thái Tông và "Cư trần lạc đạo phú'' của Trần Nhân Tông truyền tải cốt lõi tư tưởng Phật giáo thời Trần.
Xem thêm