Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 14/10/2022, 11:11 AM

Đức Dalai Lama nói về Thiền, lãnh đạo và tỉnh thức

Trong cuộc sống bận rộn và nhiều thay đổi, người doanh nhân rất dễ đánh mất sự tự tin và phương hướng hoạt động của chính mình, có thể dẫn đến sai lầm đưa doanh nghiệp ra khỏi hoạch định chiến lược. Là doanh nhân, bạn phải luôn phải huấn luyện tâm trí để duy trì sự tập trung đúng đắn.

Áp dụng các nguyên tắc của quan điểm đúng và giám sát đúng là một thách thức to lớn. Chỉ có những nhà lãnh đạo tài ba mới có thể thực hiện chúng một cách hoàn hảo mà không cần huấn luyện tâm mình.

Những thách thức mà một lãnh đạo doanh nghiệp đương đầu và số lượng những quyết định khó khăn mà họ phải đưa ra trong một thời gian hạn chế có thể làm họ nản lòng. Mục đích của việc huấn luyện tâm là bình tĩnh, tự chủ và tập trung trong mọi hoàn cảnh.

Một mục đích khác là tạo cho tâm khả năng phân tích nhiều khía cạnh khác nhau và đưa ra quyết định nhanh chóng. Điều đó đòi hỏi sự cởi mở và mềm dẻo. Một tâm hồn cứng nhắc và khép kín sẽ không thể làm được điều đó.

Thiền là một phương pháp được Đức Đạt Lai Lạt Ma khuyến khích các nhà lãnh đạo luyện tập. Đức Đạt Lai Lạt Ma cũng giới thiệu một phương pháp Thiền tiện lợi nhất cho doanh nhân là Thiền hành.

Suy ngẫm về lời khuyên của Đức Dalai Lama

Hãy giữ chánh niệm, nhận thức rõ ràng và hoàn toàn chú tâm vào cơ thể đang đi của bạn.

Hãy giữ chánh niệm, nhận thức rõ ràng và hoàn toàn chú tâm vào cơ thể đang đi của bạn.

Thiền hành có thể là hình thức thiền đơn giản nhất để thực hành, đặc biệt với những doanh nhân bận rộn luôn có thói quen di chuyển nhanh. Mục đích của nó là phát triển chánh niệm và sự tập trung.

Chánh niệm là khả năng quan sát khi các cảm xúc và tư tưởng hiện lên trong não. Ví dụ, khi bị phê bình, bạn sẽ nhận thấy là thay vì lắng nghe chăm chú thì bạn bắt đầu nghĩ: “Thật là khiếm nhã, tôi phải tự bảo vệ mình, tôi không thích con người này”.

Bên cạnh việc nhận ra các cảm xúc và tư tưởng khi chúng sinh khởi, chánh niệm còn có nghĩa là bạn phát triển khả năng buông bỏ cảm xúc và dừng suy nghĩ lại. Điều đó phải được thực hiện một cách từ từ, mềm mỏng, không nên cố gắng đè nén chúng. Lời hướng dẫn là “Ghi nhận và buông bỏ”.

Thiền hành là thiền trong hành động. Khi tập thiền hành, chúng ta sử dụng hoạt động vật lý của thân thể để khiến mình nhận thức rõ ràng hơn. Ví dụ: như khi đi bộ, việc chân trái bước lên trước chân phải trở thành sự chú ý duy nhất của chúng ta.

Nói cách khác, khi thân thể bạn đang đi, hãy để tâm trí bạn nhận thức về việc đi đó, tâm bạn không nên suy nghĩ về quá khứ hay tương lai. Nếu bạn cảm thấy tâm mình bắt đầu lan man, hãy đem nó trở lại với hành động đang đi bộ, cảm nhận nhịp điệu tự nhiên của những bước chân. Cách đi chính xác là đi đều và tự nhiên.

Hít vào khi bạn nhấc bàn chân lên và bắt đầu thở ra khi phần trước bàn chân chạm xuống sàn nhà, cho đến khi bạn nhấc bàn chân kia lên và lại bắt đầu hít vào.

Hít vào khi bạn nhấc bàn chân lên và bắt đầu thở ra khi phần trước bàn chân chạm xuống sàn nhà, cho đến khi bạn nhấc bàn chân kia lên và lại bắt đầu hít vào.

Hãy giữ chánh niệm, nhận thức rõ ràng và hoàn toàn chú tâm vào cơ thể đang đi của bạn. Một khi bạn nhận ra mình đang đi đều đặn theo một nhịp độ, hãy tuân theo những chỉ dẫn sau để ghi nhận thân thể và tâm trí của bạn:

Ghi nhận thân thể: Điều này được thực hiện bằng cách tập trung sự chú ý vào bàn chân, như là đi bộ thật chậm và ghi nhận sự nhấc lên đặt xuống của bàn chân. Huấn luyện tâm bạn nhận thức về các bước chân: trái, phải, trái, phải…và liên tục nhắc nhở bản thân mình duy trì sự chú ý này.

Ghi nhận tâm bạn: Nhận thức về hoạt động của tâm bạn. Khi một cảm xúc hay suy nghĩ nổi lên, hãy ghi nhận nó là vui vẻ, dễ chịu hay khó chịu, bực bội hay trung tính, nhưng không gắn bất kỳ tình cảm, quan điểm nào vào suy nghĩ đó. Hãy để nó tiếp diễn và mang sự chú ý của bạn về với những chuyển động vật lý của mình.

Kết hợp nói, thở và thiền hành: Khi bắt đầu thực hành, bạn có thể thấy rất khó để dừng suy nghĩ miên man của mình. Nhưng nếu bạn di chuyển thật chậm, bạn sẽ làm điều đó tốt hơn. Có thể áp dụng thêm vài ý tưởng của David Bohn – một nhà vật lý lượng tử đã có những đóng góp quan trọng trong các lĩnh vực: vật lý lý thuyết, triết học và tâm lý học thần kinh.

Bohn cho rằng khi nói một từ, ví dụ như “chiếc bàn” thì hoạt động trong tâm bạn là khái niệm chiếc bàn. Nếu như bạn nghe “hãy tìm bàn chân”, thì những lời nói đó khiến cho mắt bạn tìm kiếm.

Bạn có thể sử dụng phương pháp này bằng cách phát âm những từ phản ánh những di chuyển của bạn trong khi thiền hành. Ví dụ như bạn nói “di chuyển” ngay trước khi bắt đầu nhấc chân lên. Đối với hơi thở, phương pháp tốt nhất là đếm các con số, ví dụ như nói “một” khi hít vào và nói “hai” khi thở ra.

Hãy bắt đầu nói các từ (nói to hoặc nói thầm) và bắt đầu di chuyển gần như cùng lúc đó. Bắt đầu từ một vị trí thăng bằng trên cả hai chân, hãy nói “nặng” và dồn trọng lượng của mình lên chân phải. Sau đó nói “gót chân” và nhấc bàn chân trái của mình lên (phần đầu của bàn chân vẫn còn tiếp xúc với mặt sàn); tiếp đó nói “di chuyển” và đưa chân trái về phía trước, rồi “tiếp xúc” và chạm vào mặt sàn bằng phần trước của bàn chân trái, “bàn chân” và hạ toàn bộ bàn chân xuống mặt sàn, “nặng” và di chuyển sức nặng của bạn vào chân trái và cứ lặp lại tiếp tục như vậy.

Thiền hành là cách thức tuyệt vời để chúng ta phát triển khả năng mang sự tỉnh thức vào trong đời sống thông thường của mình.

Thiền hành là cách thức tuyệt vời để chúng ta phát triển khả năng mang sự tỉnh thức vào trong đời sống thông thường của mình.

Bạn sẽ thấy rằng với những mệnh lệnh rất chi tiết này, bạn sẽ đi rất chậm. Bạn sẽ thấy mình mất cân bằng nếu như không tập trung vào mệnh lệnh đang làm và cử động tương ứng. Khi thiền hành xong, bạn hãy để trọng lượng của mình lên cả hai chân và hít vào, thở ra thật chậm và sâu bốn lần, đếm từ một đến tám.

Một khi đã học xong cách kết hợp giữa lời nói và hoạt động, bạn có thể thêm vào cách thở đều đặn mỗi khi di chuyển. Hít vào khi bạn nhấc bàn chân lên và bắt đầu thở ra khi phần trước bàn chân chạm xuống sàn nhà, cho đến khi bạn nhấc bàn chân kia lên và lại bắt đầu hít vào.

Thiền hành là cách thức tuyệt vời để chúng ta phát triển khả năng mang sự tỉnh thức vào trong đời sống thông thường của mình. Đối với đa số doanh nhân, đó là cách dễ nhất để nuôi dưỡng chánh niệm và nó có thể được hòa nhập vào trong đời sống hàng ngày mà không gây ra sự xáo trộn nào.

Áp dụng phương pháp này có thể mang lại các kết quả tốt vì nó không đòi hỏi thay đổi hành vi nhiều và bạn có thể thực hành nó nhiều lần trong ngày khi đang làm công việc của mình.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?

Kiến thức 20:09 02/11/2024

Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.

Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp

Kiến thức 14:50 02/11/2024

Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.

Thứ lớp quả vị của Bồ tát Thập địa

Kiến thức 13:29 02/11/2024

Nhờ có trí tuệ thấy rõ khổ đau và thực hành Bát chính đạo cùng giáo lý Trung đạo, hành giả phát khởi Bồ đề tâm, hành trì Lục độ Ba la mật để dần đạt các cấp độ thành tựu trên con đường Giác ngộ.

Nói về Tứ niệm xứ

Kiến thức 10:40 02/11/2024

Học, hiểu và tu tập Tứ niệm xứ là rất cần thiết dù tu sĩ hay cư sĩ giúp ta sống chất lượng, sâu sắc ý nghĩa, thanh tịnh thân tâm, thành tựu đinh lực trí tuệ hướng đến an vui giác ngộ giải thoát hoàn toàn ra khỏi mọi nỗi khổ niềm đau.

Xem thêm