Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 10/09/2021, 10:36 AM

Thông điệp từ lịch sử

Vãn cảnh chùa Vĩnh Nghiêm cổ kính, ngắm những bản kinh phật, các con chữ tinh xảo khắc trên các mộc bản đẫm màu thời gian. Nơi đây những thông điệp nhân sinh về cõi đời, về cõi người của Phật giáo đang được trao truyền lại cho hậu thế qua những bản khắc in dấu của tiền nhân.​

Các mộc bản quý đang lưu giữ tại chùa Vĩnh Nghiêm, làng Đức La, xã Trí Yên huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá quá trình tự chủ trong tư tưởng, văn hóa của dân tộc; giúp nghiên cứu sự phát triển về ngôn ngữ, hệ thống văn tự Việt, từ chỗ sử dụng chủ yếu chữ Hán sang coi trọng và chủ động sử dụng chữ Nôm, ngôn ngữ của người Việt ra đời từ thế kỷ XI.

Là vùng đất giao thoa của nhiều nền văn hoá, điều kiện địa lý cùng quá trình quần cư lâu đời của 21 dân tộc anh em, Bắc Giang hình thành, lưu giữ nhiều di sản văn hoá đặc sắc với trên 500 lễ hội truyền thống, hơn 2000 nghìn di tích lịch sử văn hóa, trong đó đã xếp hạng 543 di tích (477 di tích cấp tỉnh, 86 di tích cấp quốc gia, trong đó có 23 điểm là di tích, cụm di tích), di tích khởi nghĩa Yên Thế là Di tích cấp quốc gia đặc biệt…Trong các di sản văn hóa tỉnh Bắc Giang, kho Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm là một vốn văn hoá quý giá của dân tộc. 

Chùa Vĩnh Nghiêm (Bắc Giang)

Chùa Vĩnh Nghiêm (Bắc Giang)

Chùa Vĩnh Nghiêm- Chốn tổ của Phật giáo Việt Nam

Chùa Vĩnh Nghiêm có lịch sử từ thời Lý - Trần, bộ mộc bản đang lưu giữ của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, một Thiền phái mang đậm bản sắc Phật giáo Việt Nam, do Phật hoàng Trần Nhân Tông sáng lập vào thế kỷ thứ XIII. Nội dung các mộc bản phản ánh sự ra đời, tư tưởng của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, thể hiện tinh thần tự lực và tùy duyên, xem Phật chính là bản thân mình, tự tin vào bản thân, không tin vào các thế lực thần bí, lạc quan với cuộc sống thực, thuận theo tự nhiên.

Kho mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm được UNESCO công nhận Di sản tư liệu thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương là nguồn sử liệu có giá trị đặc sắc về lịch sử, văn hóa, giáo dục, ngôn ngữ, Phật giáo, y học, phản ánh tiến trình lịch sử xây dựng và phát triển đất nước.

Kho mộc bản gồm các bộ kinh, sách, luật giới nhà Phật và trước tác của một số danh nhân, thiền sư đã sáng lập, chấn hưng, phát triển trung tâm Phật giáo Vĩnh Nghiêm trong nhiều thế kỷ và có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển về văn hóa, xã hội trong lịch sử Việt Nam như: Trần Nhân Tông, Pháp Loa Đồng Kiên Cương, Huyền Quang Lý Đạo Tái... 

Theo các tài liệu lưu trữ tại chùa Vĩnh Nghiêm, các mộc bản gồm 3.050 tấm ván rời, với 9 đầu kinh, sách chính được san khắc khoảng từ thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XX, nhưng phần lớn được san khắc trong những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, gồm các tác phẩm: Thần du Tây phương, Tây Phương mỹ nhân truyện (năm Tự Đức thứ 26-1873), Tỳ khâu Ni giới (năm Tự Đức 34-1881), Sa di Ni giới lãnh (năm Tự Đức 34-1881), Đại phương quảng Phật Hoa Nghiêm kinh (năm Tự Đức 37-1884), Kính tín lục (năm Tự Đức 39-1886), Thiền tông bản hạnh (năm Bảo Đại 7-1932), Đại thừa chỉ quản (năm Bảo Đại 10-1935), Di Đà kinh. Trong đó, Thần du Tây phương ký và Tây phương mỹ nhân truyện là sách nói về nguồn gốc của đạo Phật Ấn Độ.

Qua hàng trăm năm, các mộc bản trong kho mộc bản do những người thợ các phường nghề khắc gỗ ở tỉnh Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang khắc, đến nay vẫn nguyên vẹn độ tinh xảo

Qua hàng trăm năm, các mộc bản trong kho mộc bản do những người thợ các phường nghề khắc gỗ ở tỉnh Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang khắc, đến nay vẫn nguyên vẹn độ tinh xảo

Hành trạng Ngài Trần Nhân Tông qua Mộc Bản Triều Nguyễn

Những bản mộc thư Niên đại 700 năm, có kích thước không đồng đều, tùy theo từng bộ kinh/sách có kích thước khác nhau. Bản khắc lớn nhất là loại sớ, điệp chiều dài hơn 100 cm, rộng 40-50 cm, bản nhỏ nhất khoảng 15 – 20 cm, phần lớn mộc bản bộ Kinh Hoa Nghiêm (hơn 2800 mảnh) có kích cỡ 33cm - 23cm - 2,5 cm. Trong số các mộc bản có Tập Nhật trình Yên Tử nói về sự ra đời của Thiền phái Trúc Lâm và phương pháp tu thiền tâm của thiền phái này.

Văn tự trên bản mộc cho thấy quá trình phát triển của hệ thống văn tự Việt Nam chuyển từ sử dụng chữ Hán của Trung Quốc sang coi trọng sử dụng chữ Nôm của Việt Nam. Mẫu chữ Nôm trong tác phẩm Thiền Tông Bản Hạnh cũng được Hội Bảo tồn di sản chữ Nôm lấy làm mẫu chữ cho font chữ Nôm trên mã UNicode (ký hiệu NomNaTongLight,ttf) và được cài đặt vào máy tính trên toàn thế giới.

Các Tăng Ni, Phật tử theo dòng Đại thừa ở Việt Nam cũng như ở ngoài nước đều sử dụng các bộ kinh, luật, sách trên để tu trì hành đạo. Mộc bản là di sản văn hóa quý giá của Phật giáo Đại thừa trên toàn thế giới nói chung và Thiền phái Trúc Lâm của Việt Nam nói riêng.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Chuyện kể về thần chú

Tư liệu 07:04 26/04/2024

Chuyện kể răng thuở xưa có một bà lão nghèo sống đơn độc trên một đỉnh núi ở Tây Tạng suốt ngày, ngồi dùng cơm ra, bà lão luôn lẩm nhẩm câu thần chú Lục tự đại minh của Bồ Tát Quán Thế Âm.

Quỷ thần cây tì bà cũng vãng sanh

Tư liệu 16:00 25/04/2024

Muốn xây nhà mới thì cần phải đốn bỏ cây tì bà cổ thụ, nếu không xe không vào được, có bốn cây cổ thụ cần phải đốn bỏ. Chúng tôi y theo qui luật, trước đó ba ngày thì đọc Kinh, niệm Chú, cúng dường, đề nghị họ dọn đi.

Thiện thần bảo vệ người giữ giới

Tư liệu 14:30 24/04/2024

Ngày xửa ngày xưa, ở một nước kia, nhà vua bắt buộc nhân dân phải giữ năm giới. Một người bạn ở nước khác về chơi, vô tình đem một chai rượu biểu Lam Xoa. Lam Xoa nể bạn, cùng nhau ăn uống. Tại vách mạch rừng đem chuyện đến vua. Lam Xoa bị trục xuất ra khỏi nước.

Câu chuyện có thật về sự chủ động tái sinh

Tư liệu 14:16 19/04/2024

Khoảng một ngàn năm sau khi Đức Phật nhập Niết Bàn, giáo pháp ngày càng phát triển trong giới trí thức Ấn Độ. Một trong những luận sư xuất sắc thời đó là Chandra, người vừa có cái thư thả của bậc giác ngộ, lại có cái tài hùng biện và lý luận sắc sảo của một người trí thức.

Xem thêm