Thủ dâm và tình dục trước hôn nhân có phải là tà dâm?
Người Phật tử sống cần tiết chế bản thân, hạn chế và chuyển hóa dục vọng của mình để luôn hướng đến thanh tịnh thân tâm, lợi mình và lợi người.
Quan điểm của Phật giáo về vấn đề thủ dâm
Giới “Không tà dâm” được hiểu với ý nghĩa chính yếu là chung thủy với người bạn đời của mình. Người Phật tử đã có gia đình thì không quan hệ tình ái với người khác ngoài vợ hoặc chồng của mình (kể cả các loài phi nhân và súc sinh). Hơn nữa, ngay trong quan hệ vợ chồng, hành vi này cũng phải dựa trên tinh thần tự nguyện, dâng hiến, có chừng mực, hợp thời, phải chỗ; sự phóng tâm đắm sắc, nghĩ ngợi bất chính, buông thả phóng dật, cũng bị xem là tà hạnh. Tóm lại, những sự quan hệ nam nữ không được giới luật, luật pháp và luật tục thừa nhận đều được xem là tà dâm.
Hành vi thủ dâm ban đầu có tính bản năng, ngay đây hành vi này chưa thể xem là tà dâm. Nhưng nếu về sau chúng ta không biết tự chủ và chuyển hóa dục vọng để dẫn đến tình trạng lạm dụng hay nghiện thủ dâm thì đó chính là tà dâm.
Theo quan điểm của các nhà y khoa hiện đại, hành vi thủ dâm chừng mực, có kiểm soát thì không có hại cho sức khỏe cũng như không hề có bất cứ vấn đề nào về nhân cách và đạo đức cá nhân.
Tội tà dâm là gì và nghiệp báo ra sao?
Theo tinh thần giới luật Phật giáo, thủ dâm thuộc vào nhóm những hành vi “phóng tâm đắm sắc, nghĩ ngợi bất chính, buông thả phóng dật, cũng bị xem là tà hạnh”. Lỗi tà hạnh (theo nghĩa mở rộng) này dù không nghiêm trọng như không chung thủy với người bạn đời nhưng cũng cần sám hối và thực tập chuyển hóa để sống lành mạnh hơn.
Trong ngày tu Bát quan trai, người cư sĩ thọ trì giới thứ ba Không dâm dục (hoàn toàn khác với Không tà dâm), tức không quan hệ ân ái vợ chồng trong một ngày một đêm. Nếu bạn thủ dâm trong ngày tu Bát quan trai thì chắc chắn lỗi này sẽ nặng hơn so với ngày thường. Người tu Bát quan trai nguyện học theo tịnh hạnh của người xuất gia nên hành vi thủ dâm tuy chưa mất giới thể nhưng chắc chắn bạn bị khuyết giới nghiêm trọng nên cần phải chí thành sám hối.
Sám hối hành vi thủ dâm, trước hết là tự trách mình và tự tàm quý hổ thẹn với chính mình vì đã làm một việc không nên làm. Kế đến là đảnh lễ Hồng danh chư Phật, các vị Bồ-tát thật nhiều nhằm từng bước tịnh hóa ba nghiệp. Nghiệp ái dục có năng lực chi phối và tác động rất mãnh liệt lên đời sống cá nhân, nếu không chuyển hóa dẫn đến mất kiểm soát thì có thể tạo ra vô vàn tội lỗi. Quan trọng nhất là thực tập thiền định để làm chủ tâm ý (vì ý dẫn đầu các pháp), chuyển hóa những năng lượng tính dục, tạo sự quân bình và tĩnh tại cho thân tâm. Ngoài ra, cần chú trọng đến thể dục, lao động và các hoạt động xã hội khác để giải phóng năng lượng thừa cũng như giải tỏa những ức chế tâm sinh lý nói chung.
Giới không tà dâm giải quyết vấn nạn xâm hại tình dục trẻ em
Tình dục trước hôn nhân có phải là tà dâm không?
Đối với vấn đề “người Phật tử chưa lập gia đình có quan hệ tình dục trước hôn nhân thì có phạm vào giới tà dâm không”, thiết nghĩ phải xét dưới nhiều góc độ “giới luật, luật pháp và luật tục”.
Về phương diện luật pháp và luật tục thì tùy mỗi nơi, mỗi nền văn hóa mà có một quan niệm và ứng xử khác nhau. Có nơi, quan hệ tình dục trước hôn nhân là rất bình thường nhưng có nơi thì đó là điều xấu xa, cấm kỵ. Sống ở nơi nào thì các ứng xử cần tùy thuộc vào văn hóa, tập tục của nơi ấy.
Về giới luật Phật giáo, hiện chưa tìm thấy văn bản kinh luật nào phân định cụ thể về việc “người Phật tử trưởng thành chưa lập gia đình có quan hệ tình dục trước hôn nhân” là tà dâm hay không. Tuy vậy, đoạn kinh sau đây: “Người ấy sống tà hạnh đối với các dục lạc, giao cấu với các hạng nữ nhân có mẹ cha che chở, có anh che chở, có anh chị che chở, có bà con che chở, đã có chồng, được hình phạt gậy gộc bảo vệ, cho đến những nữ nhân được trang sức bằng vòng hoa. Như vậy, này các gia chủ, là thân hành phi pháp, phi chánh đạo” (Trung bộ I, kinh Saleyyaka, số 41), cùng với sự diễn dịch (mở rộng) về giới thứ ba của Thiền sư Nhất Hạnh “Con nguyện không có liên hệ tình dục với bất cứ ai nếu không có tình yêu đích thực cùng những cam kết chính thức và lâu dài” đã cho thấy tiết dục, không phóng dật là một phẩm chất cần thiết của người Phật tử.
Do vậy, người Phật tử sống cần tiết chế bản thân, hạn chế và chuyển hóa dục vọng của mình để luôn hướng đến thanh tịnh thân tâm, lợi mình và lợi người.
Theo: Giác ngộ
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Đã được truyền thọ Tam Quy và Ngũ giới, vậy có phải ăn chay không?
Hỏi - Đáp 12:55 20/11/2024Hỏi: Tôi đã được truyền thọ Tam Quy và Năm giới, vậy tôi có phải ăn chay hay không?
Cúng vong linh, cúng cô hồn có phải là pháp của đạo Phật?
Hỏi - Đáp 10:18 19/11/2024Tôi là người theo đạo Phật và muốn hiểu rõ hơn về giáo pháp. Tôi có câu hỏi xin quý Báo trả lời giúp: Cúng vong linh, cúng cô hồn có phải là pháp của đạo Phật? Nếu có, xin vui lòng chỉ giúp Đức Phật dạy các điều ấy trong những kinh nào?
Tượng Phật có từ bao giờ?
Hỏi - Đáp 10:31 18/11/2024Hỏi: Tôi là một Phật tử chuyên hỷ cúng tượng Phật cho các chùa, nhưng chưa hiểu rõ lắm về nguyên nhân do đâu mà có tượng Phật. Vậy tượng Phật có từ bao giờ? Ai là người đầu tiên tạo tượng Phật? Xin cho biết sơ lược về việc tạo tượng Phật vào lúc đó.
Tu tập trong hoàn cảnh không có Phật
Hỏi - Đáp 10:00 17/11/2024Tôi thích lạy Phật nhưng vì không có bàn thờ nên tôi tự hình dung Đức Phật trước mặt rồi lễ bái. Tôi tu tập như thế và cảm thấy an yên, được Tam bảo che chở rất nhiều. Có lúc tôi tự hỏi mình tu tập trong hoàn cảnh như thế có đúng Chánh pháp không?
Xem thêm