Thực chất của giáo dục nhân quả chính là giáo dục đức hạnh
Chúng ta muốn biết tiền đồ của mình là tươi sáng hay là đen tối thì ngay trong khởi tâm động niệm, cử chỉ hành vi của mình đại khái sẽ biết được.
Điều này chúng tôi trong khi giảng kinh cũng đã nhiều lần báo cáo với các bạn rồi. Phật trong Kinh luận thường nói: “Muốn biết nhân đời trước, xem quả báo đời này. Muốn biết quả tương lai, xét nhân gieo hiện tại.” Đây là đại đạo lý của nhân quả.
Chúng ta muốn biết tiền đồ của mình là tươi sáng hay là đen tối thì ngay trong khởi tâm động niệm, cử chỉ hành vi của mình đại khái sẽ biết được.
Chúng ta muốn biết thế gian này là loạn thế hay là an ổn thì chúng ta chỉ cần xem người trong xã hội này nghĩ những điều gì, nói những điều gì, làm những điều gì. Xã hội hiện nay là như thế nào, xã hội trong tương lai sẽ diễn biến ra sao, chúng ta sẽ biết rất rõ ràng, rất tường tận.
Thế nhưng nếu chúng ta tự mình phản tỉnh, cẩn thận quan sát xã hội này thì tiền đồ quả thật khiến chúng ta lo lắng. Đó chính là hiện tượng phổ biến của việc tự tư tự lợi. Tất cả cử chỉ hành vi đa phần đều là tổn người lợi mình.
Xã hội ngày nay chúng ta thường nghe đến hai chữ “cạnh tranh”, cạnh tranh chính là không nhường nhịn lẫn nhau, như vậy thì xã hội làm sao không loạn được, làm sao có thể an định, làm sao có thể hoà bình được?
Ngày nay hoà bình trở thành một khẩu hiệu, hoà bình biến thành một cái danh nghĩa rồi. Rất nhiều người đều đang kêu gọi hoà bình, hô hào hoà bình, thế nhưng hai chữ “hoà bình” diễn nói thế nào họ cũng không biết. Trong Ấn Độ giáo có nghi thức cầu nguyện hoà bình với ba mức độ ý nghĩa khác nhau. Tôi đã từng giải thích sơ lược qua với các bạn rồi. Chữ “hoà” chính là mọi người chung sống hoà mục, chữ “bình” là đôi bên bình đẳng đối đãi lẫn nhau.
Ý nghĩa đầu tiên của hai chữ “hoà bình” chính là chúng ta cầu nguyện người và người có thể chung sống hoà mục với nhau, không phân biệt chủng tộc, không phân biệt quốc gia dân tộc, không phân biệt tín ngưỡng tôn giáo. Hết thảy mọi người đều có thể chung sống hoà mục, tôn trọng lẫn nhau, kính yêu lẫn nhau, cùng nhau giúp đỡ, hợp tác và đối đãi bình đẳng. Đây chính là ý nghĩa đầu tiên của “hoà bình”.
Ý nghĩa thứ hai của “hoà bình” là mong cầu nhân loại chúng ta chung sống hoà mục với hoàn cảnh tự nhiên.
Trong môi trường sống của chúng ta có động vật, có thực vật, có khoáng vật, chúng ta cần yêu thương chúng và cũng cần chung sống bình đẳng với chúng. Ý nghĩa thứ ba của “hoà bình” là chúng ta mong cầu chung sống hoà mục với chư thần trong trời đất, giữa thần với thần, giữa người với thần cũng đều đối đãi bình đẳng.
Chúng ta kính trọng thần thánh, trong mỗi một tôn giáo đều đặc biệt nhấn mạnh việc kính yêu thần thánh. Chúng ta cần đem tâm hạnh tôn kính thần, kính yêu thần áp dụng vào trong cuộc sống hằng ngày như đối với tất cả người, đối với tất cả việc và đối với tất cả vật. Điều này mới là thật sự tôn kính đối với chư thần.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
“Người đời tranh nhau những chuyện không đâu”
Kiến thức 16:50 21/11/2024Đời này chúng ta chết rồi sẽ sanh tới cõi nào? Tôi có thể sanh về đâu? Đời sau chúng ta có nắm chắc sanh tới cõi nào hay chăng? Còn tiếp tục luân hồi hay chấm dứt luân hồi?
Làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?
Kiến thức 16:10 21/11/2024Người sống có phúc có đức chắc chắn sẽ an vui hạnh phúc bền lâu, nhưng quan trọng là làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?
Từ, bi, hỷ, xả - bốn tâm vi diệu
Kiến thức 13:12 21/11/2024Bốn tâm vô lượng này tuy riêng biệt nhưng làm nền tảng cho nhau, tương tức với nhau.
Nhớ ơn Thầy Tổ
Kiến thức 08:35 21/11/2024Chúng ta muốn tỏ lòng biết ơn người đi trước, thì không gì thiết thực hơn là phải thực hành theo ba điểm sau đây...
Xem thêm