Thưởng thức nhạc thiền của Kitaro - Những bức tranh bằng âm thanh tuyệt đỉnh
Kirtaro là một trong số ít nhạc sĩ có tên tuổi đại thụ trong nền nhạc thiền NewAge Nhật Bản, tác giả những bản nhạc hòa tấu đỉnh cao nức lòng biết bao người trên thế giới. Ông chuyên sử dụng trống Bát Nhã và các loại nhạc cụ khác để tạo nên loại âm nhạc tuyệt vời cho hòa bình và tâm linh.
Theo giới chuyên gia, những tác phẩm nhạc thiền bất hủ của Kitaro là những “bức tranh bằng âm thanh” khiến người thưởng thức ngỡ như đang đứng giữa thung lũng đầy hoa hay đang ở trên một đồng cỏ xanh êm và dạo chơi đầy thư thái. Giới nghệ sĩ đưa ra nhận xét về ông rằng: "Những ngón tay lướt trên keyboard và mái tóc dài rung rung theo điệu nhạc, những âm thanh mềm mại khỏe khoắn tràn ngập khắp gian phòng lặng phắc". Chỉ sự xuất hiện của Kitaro trên sân khấu biểu diễn đã có sức truyền tải quá nhiều cảm hứng và niềm đam mê cho người hâm mộ.
Không chỉ vậy, người ta còn tìm thấy bên trong nhạc Kitaro suy tư về thế giới, thiên nhiên và cõi tâm linh sự đối lập giữa sự sống và cái chết, giữa trời và đất, giữa quá khứ, hiện tại và tương lai. Có thể thấy Kitaro sống rất mãnh liệt trong các tác phẩm của mình, và khi ông chơi nhạc có nghĩa là ông đang sống. Chính vì thế, nhạc Kitaro còn được gọi là thứ nhạc tâm linh, đưa con người đến tận cùng của trí tưởng tượng.
Người Mỹ xếp nhạc Kitaro vào dòng NewAge (Thời đại mới) nhưng ông thích gọi đó là nhạc tâm linh, nhiều cảm xúc hơn là kỹ thuật điện tử. Giai điệu hoành tráng, vừa mãnh liệt, vừa dịu dàng qua nhạc phim "Trời và đất" đã mang lại cho ông giải Quả cầu vàng. Tiếp đó, Kitaro đã đoạt giải Kim Tượng (Đài Loan) và Nhạc phim hay nhất trong Liên hoan phim quốc tế tại Hong Kong với ca khúc "The Song Sisters". Sau 7 lần được đề cử Grammy, album "Thinking of you" của ông đoạt giải Album dòng nhạc mới xuất sắc nhất.
Khi nói về các danh hiệu cao quý này, Kitaro chỉ cười và khiêm tốn bộc bạch: "Các sáng tác của tôi làm người nghe rung động. Đó chính là phần thưởng đáng giá nhất. Tôi chẳng bao giờ học nhạc, tôi chỉ học tin vào tai tôi và cảm xúc của tôi”.
Sau biến cố 11/9, Kitaro bắt đầu ghi âm "Sacred Journey of Ku-kai", một series của nhiều albums về hòa bình (số 1 năm 2003, số 2 năm 2005, số 3 năm 2007), lấy cảm hứng từ chuyến hành hương của thiền sư Kukai qua 88 ngôi chùa ở đảo Shikoku, Nhật Bản, hơn một ngàn năm về trước.
Từ 2007 đến 2009 Kitaro làm “Love and Peace World Tour” (Lưu diễn thế giới cho Tình Yêu và Hòa Bình), với hy vọng gây cảm hứng cho thế giới về hòa bình qua âm nhạc của mình.
Sau đây mời quý vị thưởng thức 4 videos của Kitaro: Matsuri, the Silk Road, Heaven & Earth, và Kokoro.
Kitaro – Matsuri
Masuri (Bản giao hưởng đất trời) là một trong những ca khúc nổi tiếng nhất của Kitaro, nằm trong album Kojiki (Cổ sự ký) của Kitaro kể về thời khai sinh lập địa, về câu chuyện giữa các vị thần linh để đem lại ánh sáng cho con người. Cùng với Reimei, Matsuri là đoạn nữ thần mặt trời Amaterasu bước ra khỏi động, chiếu sáng muôn loài, mang lại sự sống cho vùng đất Takamagahara. Như một lời ngợi ca cuộc sống, Matsuri khiến con người rung động, thêm sức mạnh và khí thế để tiếp tục theo đuổi những ước mơ, những khát khao trong đời.
Kitaro - The Silk Road
Kitaro - Heaven and Earth
Kitaro - Kokoro
Trưởng thành từ một gia đình theo đạo Phật và Thần đạo Shinto, việc dự lễ trăng tròn trên núi Phú Sĩ trở thành việc thường niên mỗi khi Kitaro về nước. Ở đó, Kitaro say mê chơi trống taiko từ lúc bình minh đến khi hoàng hôn cho tới khi đôi tay rớm máu. Cũng chính nơi vừng đỏ rực rỡ ngay trên đầu núi là nơi nhạc sĩ Kitaro liên tục viết nên những câu chuyện hùng vĩ bằng tất cả tình yêu, tha thiết và hòa bình của thế nhân thể hiện trong những bản nhạc thiền mới nhất.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Thế nào gọi là pháp sư?
Phật giáo thường thức 09:37 25/11/2024Một thời, Phật ở tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, có một Tỳ-kheo kia, đến chỗ Phật, đầu mặt lạy sát chân Phật, rồi đứng qua một bên, bạch Phật rằng: - Như Thế Tôn nói pháp sư. Vậy thế nào gọi là pháp sư?
Tăng là gì? Tăng có từ bao giờ?
Phật giáo thường thức 08:00 25/11/2024Hỏi: Thưa Thầy, Tăng là gì, một tỳ kheo có được gọi là Tăng không? Và Tăng có tự bao giờ?
Sát na là gì? Sát na được tính như thế nào?
Phật giáo thường thức 17:08 24/11/2024Trong “Kinh Hoa Nghiêm” nói với chúng ta, thời gian tồn tại của tất cả hiện tượng này là “khoảng sát na”. Trên “Kinh Nhân Vương” nói với chúng ta, một khảy móng tay có 60 sát na, một sát na có 900 lần sanh diệt.
Giải thích các cõi trong lục đạo
Phật giáo thường thức 16:00 24/11/2024Ðức Phật đã bảo thế-giới của chúng ta đang ở có ngũ thú là: Ðịa-ngục, Ngạ-quỷ, Bàng-sanh, Nhơn và Thiên. Các loài hữu-tình do tạo nghiệp lành nên được sanh về thiện thú, và bởi gây nhân dữ nên bị đọa vào ác đạo. Nhân duyên ấy như thế nào?
Xem thêm