Thứ năm, 24/11/2022, 08:00 AM

Tiếng chuông là tiếng Phật

Vào chiều thu trong cái se gió mới, ánh chiều vàng đìu hiu hắt vào khe cửa. Tôi cùng bạn bè đàm đạo về Đạo và Đời. Mọi người say sưa khi suy tư về Đạo Phật.

Có người đưa ra một nhận định của Einstein để cùng mọi người suy ngẫm: "Nếu có một tôn giáo đương đầu với các nhu cầu của khoa học hiện đại thì đó là Phật giáo. Phật giáo không cần xét lại quan điểm của mình để cập nhật hóa với những khám phá mới của khoa học. Phật giáo không cần phải từ bỏ quan điểm của mình để xu hướng theo quan điểm, vì Phật giáo bao hàm cả khoa học cũng như vượt qua khoa học”, (Theo Colleted famous quoted from Albert Einstein). Người đã góp phần khẳng định lại giá trị vĩnh cửu đối với giáo lý Phật giáo.

Tất cả mọi người đều suy tư về câu phát biểu đó. Bỗng tiếng chuông nhà chùa gần đó vang lên ngân nga giữa bể dâu tỉnh thức mọi người về với thực tại.

Này anh bạn, anh Đông hỏi tôi:

Từ đâu mà anh được tỉnh thức mình chiêm bái trên con đường Phật pháp vậy.

Tôi tự đáy lòng ngồi say sưa thuyết trình về tiếng chuông nhà chùa đã đem duyên lành đến với Đạo Phật.

Phật giáo đã sử dụng chuông rất sớm, bởi đó là pháp khí hữu hiệu, là phương tiện để tác động, cũng như khai mở trí tuệ, cho các hành giả tiến bước trên con đường giải thoát giác ngộ. Khi Đức Thế Tôn tại thế, ngài đã dùng chuông làm phương tiện đánh thức, khai mở tâm trí, cho các đệ tử của mình. Ngoài giáo lý thậm thâm qua con đường lắng nghe, tư duy và thấu hiểu, để rồi thừa hành một cách hữu hiệu mang lại lợi ích thiết thực cho đời sống xuất gia phạm hạnh.

Trong một số kinh điển, khi đức Phật giải thích, khai ngộ giáo lý cho các đệ tử cảm nhận sự việc theo tính nghe của chính mình mà dung nhật vào sâu Phật trí.

Trong kinh Lăng Nghiêm đức Phật cũng bảo La Hầu La đánh chuông để giảng giáo lý viên thường cho ngài A Nan nghe. Vì thế chúng ta cũng có thể hiểu trong Phật giáo, chuông được sử dụng từ đời Đức Thế Tôn còn tại thế.

Tiếng chuông lợi lạc vô cùng, sự mầu nhiệm vô biên.

Tiếng chuông lợi lạc vô cùng, sự mầu nhiệm vô biên.

Từ khi chùa ở Việt Nam xuất hiện, từ khi Phật giáo xâm nhập vào Việt Nam, cũng là lúc chuông được đưa vào sử dụng, bởi hình ảnh ngôi chùa tiếng chuông là máu thịt của người dân Việt Nam, gắn liền với làng xã, không thể tách rời là một phần không thể thiếu để tạo nên bản sắc và linh hồn dân tộc.

Tiếng chuông vang lên để sánh tấn mọi người mau mau tu tập, đoạn từ mọi phiền não, cẩu uế của tựu tâm, gạn lọc tham, sân, si là ba thứ gây ra tội lỗi, trói buộc trong vòng sinh tử luân hồi. Khi chuông đánh lên phiền não bị rơi rụng trí huệ phát sinh căn lành tăng trưởng đạt được sự giải thoát giác ngộ trong tương lai.

Âm ba của tiếng chuông như là một liều thuốc “Trực chỉ nhân tâm” xoay sâu vào thức A Lai Da của mọi người vượt thoát không gian và thời gian phá tan mọi thành trì căn trần và thức, bức phá mọi gốc rễ của vô minh ngàn đời tăm tối đưa ta đến chỗ hồn nhiên, vỡ òa chạm được cửa ngõ của Bản Lai vào sau căn nhà của Diên Mục “Linh linh bất mục liễu liễu thường tri” .

Sức công phá lan tỏa của tiếng chuông không chỉ hạn hữu ở thế giới hiện thực mà nó còn quét sâu vào thế giới siêu hình. Tạo nên một sự kết nối hoàn hảo, bù đắp cho những thiếu hụt trong quá khứ, gắn kết với đời sống hiện tại. Xây dựng một kết quả viên mãn trong tương lai, giúp cho con người thể hiện lòng tri ân và báo ân của mình đối với người đã khuất, xua đi tất cả những mặc cảm, thân phận của cuộc đời để nhích lại gần với nhau hơn trên lộ trình "Pháp giới đồng nhất thể".

Ngày xưa Đức Phật Câu Lưu Tôn ở taị viện Tu Đa La xứ Càn Trúc đã có tạo một quả chuông bằng đá xanh đánh vào đúng mặt trời vừa mọc. Khi tiếng chuông ngân lên thì trong ánh mặt trời có các vị hóa Phật hiện ra, diễn nói 12 bộ kinh làm cho người nghe, chứng được thánh quả không kể xiết. Qua đó chúng ta thấy được tiếng chuông lợi lạc vô cùng, sự mầu nhiệm vô biên.

Tiếng chuông ngân buổi chiều từ nhặt đến thưa để rồi một ngày qua đi, tiếng chuông ngân buổi sáng sớm đồng vọng với tiếng gà gáy từ thưa đến nhặt, thúc dục hành giả tịnh cầu tu học, đánh thức đại chúng, đón một ngày mới tinh khôi, tràn đầy vượng khí.

Tiếng chuông chính là sứ giả của Phật, cùng một lúc gửi đến muôn người, muôn nhà, nơi hẻm nhỏ, nơi trường học, nơi xứ chợ, đồng ruộng hay nương rẫy rừng xa.

Mỗi ngày tiếng chuông gióng lên, cứu hộ, cảm hóa bao nhiêu chúng sinh cõi trời, cõi thần (A Tu La), cõi người, cõi súc sinh, cõi ngạ quỷ (quỷ đói), cõi địa ngục.

Trong sáu cõi luân hồi mà chúng sinh chịu khổ ngoài cõi trời, người được xem là có phước, còn lại bốn cõi cõi địa ngục, ngạ quĩ, súc sinh, A Tu La thì luôn phải chịu triền miên đau khổ. Nên mỗi khi tiếng chuông ngân vọng là chuyên chở đi từ bi của người con Phật, gửi đến nơi cảnh giới tối tăm mà chúng sinh đang phải chịu khổ, để giúp chúng sinh mau thức tỉnh hồi đầu mà lên thuyền từ bi về miền giải thoát an vui. Chính vì lẽ đó mà hầu như các ngôi chùa hiện hữu luôn có Đại Hồng Chung song hành để cùng hỗ trợ trong công phu tập và Hoằng dương Phật pháp.

Tiếng chuông ngân vang hòa vào cơn gió thổi mát tâm hồn mỗi người, như xua tan đi những khổ đau, giúp thâm tâm được nhẹ nhàng an lạc.

Trong sáu nẻo luân hồi tiếng chuông là tiếng Phật, khởi tâm thiện, ngưng việc ác, giảm phiền não, đau khổ u uất được giải thoát, mọi người được thừa hiểu tiếng chuông cảm hóa chúng sinh. Khi hạt giống được gieo xuống, không mong cầu kết quả tốt, nhưng vì có tâm thì kết quả tốt vẫn đến với ta.

Tiếng chuông âm vang mang vẻ đẹp tinh khiết và linh nghiệm của tiếng chuông khi thỉnh, âm vọng đi xa:

Chuông ngân pháp khí vọng âm xa

Khắp chốn trần gian cõi Ta Bà

Thức tỉnh thiện nhân ngời đức độ

Hồi tâm quán chiếu đến muôn nhà.

Tiếng chuông dẫn dắt con người hòa hợp với cảnh vừa đưa con người rời cõi mộng ảo mơ hồ, bỏ ác làm lành, hồi tâm hướng thiện quay về bờ giác ngộ.

Tiếng chuông lúc vang rền tròn trịa, bình an, lúc trầm ấm, ngân nga, thức tỉnh chúng sinh mê lạc và làm con người nhận thấy bình yên đến kỳ lạ

Ngày xưa sư tổ thấy được sự quí báu này thật là trân trọng coi đó là phương tiện thiện xảo lập ra qui cũ thiền môn, hai thời sớm tối đều phải hô chuông để tạo phước cho trăm họ, không những người dương mà kẻ âm được siêu thoát.

Tiếp nhận tiếng chuông chùa tự đáy lòng ta lắng đọng lại, khai mở tâm trí mình, tự nhận ra sự thật một cách rõ ràng và chân lý một cách sâu xa nhất, và rồi hiểu cho đúng thành đạt và hạnh phúc chân thực ở cuộc đời này không bỗng nhiên một cách dễ dàng. Tiếng chuông thúc đẩy ta đi khỏi sự trói buộc của tham ái vô minh trên chặng đường đời giải trừ mọi hình thức đau khổ. Say sưa trình bày tới đây tôi thật trân trọng tiếng chuông chùa vô bờ đã dẫn dắt tôi, là nhân duyên xúc tác đến với Đạo pháp của Đức Phật chỉ dạy con đường chân lý đi tìm hạnh phúc viên mãn. Sự thật Đạo Phật đã trong trái tim tôi.

* Bài dự thi được gửi từ Phật tử Ngô Văn Bình - Số nhà 65, Ngô Quyền, Sơn Tây, Hà Nội.

Bài tham gia cuộc thi viết “Đạo Phật trong trái tim tôi” do Ban TT - TT TW & Cổng thông tin Phật giáo Việt Nam phát động. Đạo hữu, Phật tử hoan hỉ gửi bài viết dự thi về email: info@phatgiao.org.vn.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Thần lực của lời di chúc

Đạo Phật trong trái tim tôi 12:15 20/12/2024

Đời người trăm năm, không gì ngoài sinh tử. Sinh thì lo sinh kế, Tử thì lo hậu sự lúc ra đi.

Chia sẻ của nữ tiến sĩ Văn học sau một tuần tu tập tại Làng Mai

Đạo Phật trong trái tim tôi 10:39 19/11/2024

Nữ nhà văn đã nghiệm ra một chân lý vô cùng quan trong để cả quãng đời sau này, bà có thể sống trọn vẹn những phút giây hân hoan, của một người hiểu rõ THẾ NÀO LÀ HẠNH PHÚC?

Viết về Đức Phật Dược Sư - thành Quảng Nghiêm một thuở…

Đạo Phật trong trái tim tôi 16:50 31/10/2024

Theo tinh thần của Phật giáo Mahayana (Phật giáo Phát Triển) và Phật giáo Vajrayana (Phật giáo Kim Cương thừa) thì Đức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang là một vị Phật-đà với hạnh nguyện rộng lớn, sẵn sàng xoa dịu những trái tim cằn cỗi đau thương, luôn luôn dang tay cứu độ hết thảy muôn loài trầm kha ngũ thú.

Thiền sư Yantra Amaro - người không nói gì mà pháp tự tuôn chảy

Đạo Phật trong trái tim tôi 10:23 18/10/2024

Cũng như bao người trong khán phòng, tôi ngồi đợi từ sớm, rồi cảm giác như có một ngọn gió nào vừa nhẹ đến lan vào trong phòng, trong những tiếng thì thào rất khẽ của những người đang ngồi quanh tôi. Ô, thì ra ông đã đến.

Xem thêm