Tiếng chuông pháp cổ: Dùng lòng từ bi gắn kết việc nhân gian
Việc trong cuộc đời, muôn hình vạn trạng, hay nhất vẫn là dùng trí tuệ siêu việt của đạo Phật để quán chiếu, quan sát.
Làm lợi cho người chính là làm lợi cho mình
Tạo điều kiện thuận lợi cho người cũng chính là tự mình mang lại thuận lợi cho mình – đây là một sự thật hiển nhiên không bao giờ thay đổi. Tuy nhiên, có rất nhiều người trong cuộc sống này chỉ chăm chăm nhìn vào cái lợi trước mắt, thực dụng, lúc nào cũng chỉ muốn mang thuận lợi và lợi ích về cho riêng bản thân. Họ không bao giờ chịu nghĩ cho người khác, giúp đỡ người khác, tạo điều kiện cho người khác dù rằng đó chỉ là một việc dễ như cái búng tay.
Trong xã hội ngày nay, chỉ cần mười người mà có được một, hai người kiên trì vì người khác như vậy, dần dần sẽ tạo được sự lan tỏa, tạo thành một thói quen trong nhận thức “làm lợi cho người chính là làm lợi cho bản thân”, biến một ước mơ tốt đẹp cho xã hội trở thành hiện thực.
Không có một xã hội nào là hoàn chỉnh tuyệt đối, mỗi thành viên trong xã hội đa phần lại thường chỉ nghĩ cho bản thân hơn là nghĩ cho người khác, những người biết sống quên mình vì người khác quả thật không phải là nhiều. Và chúng ta luôn mong rằng, trong sự chưa hoàn thiện của xã hội, mỗi con người chúng ta nên biết sống cho nhau, thực sự thấu hiểu và biến câu nói “làm lợi cho người chính là làm lợi cho mình” thành hành động cụ thể và thiết thực.
Và cũng chỉ khi chúng ta dùng tâm lượng ấy để phát động ý niệm “làm lợi ích cho người chính là làm lợi ích cho chính bản thân mình” thì mới mong làm được tới nơi tới chốn và mang lại lợi ích thiết thực cho cuộc sống.
Biết người, biết ta, biết tiến thoái
Là con người trong xã hội này, con người ta không thể tự cô lập mình, trái lại phải có sự kết nối với mọi người, chí ít là chung quanh mình. Vậy nên, trong cộng đồng, không nên cứ ngây thơ mà thích tiến là tiến, muốn lùi là lùi. Bởi lẽ, môi trường sống của chúng ta không hoàn toàn do chúng ta chi phối, cho dù bản thân muốn vậy cũng không thể vậy. Và chính vì vậy, khi xác định là một thành viên trong cuộc sống này, buộc người ta phải ý thức rằng bản thân phải tự trau dồi kỹ năng biết người, biết mình và biết khi nào nên tiến, khi nào nên lùi.
Biết mình tức là phải hiểu rõ sở trường, sở đoản của bản thân, muốn giành được một vị trí nào đó thì nên tăng, giảm thứ gì, có như vậy mới có thể tiến, lùi. Nếu bạn không muốn điều chỉnh, phát triển và sửa đổi bản thân thì rất khó để kiểm soát những tiến bộ và rút lui.
Biết người trước hết là hiểu biết về lý tưởng và tính cách của cấp trên của bạn, đồng thời phải xác định xem bản thân muốn đi theo cùng một hướng đó hay không. Nếu không có sự tương đồng này, bạn sẽ khó lòng mà chấp nhận được cấp trên của mình, càng không thể hợp tác vui vẻ với anh ta.
“Tiến” không nhất thiết là thăng quan tiến chức kèm theo những đặc quyền đặc lợi nào đó. Trái lại, chỉ cần tận tâm với công việc và ngày càng có đóng góp nhiều hơn cho xã hội, cho công việc của mình, thì đó đã là “tiến”; làm cho bản thân ngày một tốt hơn lên cũng đã là “tiến” rồi. Khi phải chọn bước lùi, cứ toàn tâm toàn ý mà lùi, vui vẻ tự nguyện mà lùi, làm được như vậy thì tất cả đều vui vẻ. Nên tâm nguyện, người quân tử cho dù có phải cắt đứt mối quan hệ thì cũng không nói lời ác . Nếu hiểu rõ được được khái niệm này như vậy, mỗi chúng ta sẽ là một người hạnh phúc mỗi ngày.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Vừa nhặt thóc vừa hót líu lo
Sách Phật giáo 07:16 23/11/2024Có cuốn sách nhỏ gọn, rất phù hợp để giới thiệu trong một sáng cuối tuần thế này - “Vừa nhặt thóc vừa hót líu lo” của tác giả Vân Nguyễn (Nxb Phụ nữ Việt Nam).
Con người và sự nghiệp giáo dục của Đức Phật
Sách Phật giáo 16:32 20/11/2024Phật pháp là những giáo lý cao cả mà Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã để lại cho chúng ta đến ngày nay vẫn còn nguyên giá trị và những bài học vô cùng sâu sắc cho nhân thế.
Vì sao nên đọc "Logic học Phật giáo"?
Sách Phật giáo 16:23 16/11/2024Đại đức Thích Vạn Lợi, đại diện Nhà sách Phật giáo Vĩnh Nghiêm - đơn vị liên kết NXB Dân trí ấn hành cuốn sách "Logic học Phật giáo" cho biết đây là một nội dung lớn trong hệ thống triết học Phật giáo.
Nhà sư Venerable Tenzin Priyadarshi Rinpoche ra mắt sách "Độc hành"
Sách Phật giáo 21:01 14/11/2024Nhà sư và học giả Phật giáo Venerable Tenzin Priyadarshi Rinpoche chia sẻ trong buổi ra mắt cuốn sách "Độc hành" và triển lãm cùng tên với các bức ảnh ông chụp, sáng 14/11 tại Hà Nội.
Xem thêm