Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 22/04/2021, 14:49 PM

Tiểu sử cố Ni trưởng Thích Nữ Tuệ Như

Ni trưởng pháp danh thượng Tuệ hạ Như, huý Nguyên Phương, thuộc dòng Lâm Tế Chánh Tông đời thứ 44, thế danh Nguyễn Thị Rạng, sinh năm 1953 tại xã Vĩnh Bình, Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang.

Người sinh trưởng trong một gia đình trung lưu, thuần hậu, kính mộ Phật pháp. Thân phụ là cụ Nguyễn Văn Vụ pháp danh Chánh Giác, quy y ngũ giới với Sư bà Hải Triều Âm; Thân mẫu là bà Lê Thị Bình, pháp danh Giác An, là Phật tử của hoà thượng thượng Minh hạ Phát (tại chùa Ấn Quang - Tp. Sài Gòn). Ni trưởng là người chị cả trong gia đình gồm bảy anh chị em (năm chị em gái và hai em trai).

Tuy sống trong mái ấm yêu thương của gia đình nhưng từ thuở nhỏ người đã thích yên tĩnh, trầm lặng, mới tám tuổi đã thích ăn chay trường niệm Phật, vào trường học hành rất chăm ngoan, không vui chơi đùa như các bạn cùng trang lứa. Do túc duyên sâu dày, Người luôn chuyên tâm hướng đến con đường thanh tịnh, giải thoát. Năm 18 tuổi (1971) giữa tuổi hoa niên, Ni trưởng được cha mẹ chấp thuận cho đến chùa xin xuất gia, làm đệ tử của Ni trưởng thượng Như hạ Ngộ tại Ni viện Phổ Đức thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang, với pháp danh là Thanh Tịnh (sau này Sư Bà đổi là Tuệ Như.)

Tiểu sử Ni trưởng Thích nữ Viên Minh

Tôn dung Ni trưởng Thích Nữ Tuệ Như.

Tôn dung Ni trưởng Thích Nữ Tuệ Như.

Thời xuất gia tu tập

Chùa Phổ Đức thời ấy được xem là trường Sơ, Trung cấp Phật học đầu tiên của tỉnh Tiền Giang dành cho chư Ni do cố Ni trưởng Như Ngộ, trụ trì chùa Phổ Đức thành lập khoảng năm 1970. Ni trưởng nhập chúng tu học và vẫn tiếp tục chương trình Trung học Phổ thông. Do đức tính nghiêm cẩn, nhu hoà và từ ái, Người được Bổn sư chọn làm thị giả. Mặc dầu vừa hầu Thầy, vừa làm công tác để đồng sự với huynh đệ và tinh tấn học tập nội ngoại điển, tuân thủ thời khoá tụng niệm từ những bước đầu vào đạo, Người cố gắng từng ngày cần mẫn, siêng năng, luôn được Thầy thương, đại chúng cảm mến.

Năm 1973, nhân lúc theo hầu Thầy tịnh tu ở Đại Ninh, Người lãnh thọ giới Sa di ni tại giới đàn do Ni trưởng Đàm Hương tổ chức tại chùa Linh Phong – Đà Lạt (Lâm Đồng).

Năm 1974 được Ni Trưởng Như Ngộ cho thọ giới Thức-xoa-ma-na tại chùa Phổ Đức, Tiền Giang.

Trong thời gian tu học thường trú tại chùa Phổ Đức, thị giả Tuệ Như theo chân Ân sư nghe kinh, tham dự khoá Thiền học của Hoà thượng thượng Thanh hạ Từ, định kỳ mỗi tháng học một tuần suốt ba năm (từ 1972-1974) tại Thiền viện Chơn Không (Bà Rịa-Vũng Tàu).

Năm 22 tuổi (1975), thọ giới Tỳ-kheo-ni tại Đại giới đàn do Sư Trưởng Vụ trưởng Ni bộ Bắc tông thượng Như hạ Thanh làm Hoà Thượng, tổ chức tại chùa Từ Nghiêm, Tp. Sài Gòn. Người đi xuất gia học đạo khiến cho các em cũng phát tâm ly tục như NS. Tuệ Minh, NS. Như Trí; người thân như mẹ: Sư cô Giác An và cô là Sư cô Bảo Huệ; đều trở thành đệ tử xuất gia của NT. Như Ngộ.

Tiểu sử Ni trưởng Thích Nữ Huệ Giác - Tông Trưởng Liên Tông Tịnh Độ Non Bồng

Sau ngày đất nước thống nhất do thời cuộc chuyển biến, Ân sư uỷ nhiệm chùa Phổ Đức cho Đại đệ tử NT. Như Hảo thay Thầy quán xuyến, thị giả Tuệ Như theo Thầy cùng với một số Ni chúng trở về chùa Thiên Phước, xã Khánh Hậu, thị xã Tân An, tỉnh Long An. Trong buổi giao thời, Thầy trò sống an bần lạc đạo, cảm trọng ân đức giáo dưỡng của Sư trưởng, các đệ tử lớn nhỏ đều yên tâm tu hành và canh tác ruộng nương tự túc (1977-1986).

Khoảng 1977-1978: Một số huynh đệ Tỳ-kheo-ni và Thức-xoa được Thầy Tổ gởi lên Chùa Liên Hoa quận Bình Thạnh Tp. HCM học giới Luật với NT. Hải Triều Âm vốn là bậc Tôn đức Ni giới đức kiêm ưu. Các huynh đệ Tuệ Đăng, Tuệ Như, Tuệ Minh, Như Trí đều có phước duyên thọ học với Ngài và riêng Tuệ Đăng Tuệ Như lưu trú lâu hơn và có nhân duyên sâu đậm với Ngài hơn!

Với tinh thần hiếu học và cầu tiến, Người xin phép Bổn sư đến tạm trú tại chùa Liên Trì Tp. HCM ghi danh vào trường Đại học Tổng hợp Tp. HCM chuyên ban Khoa Sử Địa.(1986-1990)

Từ năm 1990-1992 Người tiếp tục học Cao học sử ở trường Khoa học xã hội nhân văn Tp. HCM, để thuận tiện Ni trưởng tạm trú ở chùa Liên Hoa, Quận Bình Thạnh Tp. HCM.

Năm 1998-1999 tham dự khoá Bồi dưỡng trụ trì do BTS GHPGVN tỉnh Long An tổ chức tại tổ đình Kim Cang, huyện Thủ Thừa-Long An.

Năm 1999 tham dự khoá Bồi dưỡng Giảng sư Hoằng Pháp tại Thiền viện Quảng Đức, Tp. HCM do Ban Hoằng Pháp Trung ương tổ chức.

Công hạnh

Năm 1992-2001: vào tháng 09 năm 1992, Ban trị sự GHPGVN tỉnh Long An thành lập trường Trung Cấp Phật học Long An với hai cơ sở: Cơ sở 1 Chùa Thiên Khánh, trú xứ dành cho Tăng sinh và cơ sở 2 tại chùa Thiên Phước, trú xứ dành cho Ni sinh. Ni trưởng Tuệ Như thường trú tại Thiên Phước cùng chung tay góp sức với huynh đệ từng bước xây dựng Ni trường theo sự chỉ dẫn của Ân sư, Người đảm nhiệm chức Phó tri chúng (khoá 2 TCPH Long An 1997), hỗ trợ cho Trưởng Tri chúng NT Tuệ Uyển vì số lượng học ni đông gần 130 người.

Từ năm 2001-2004 để hội đủ điều kiện tốt cho công tác giáo dục, Ni trưởng không ngại sức khoẻ kém, tuổi lớn (48 tuổi) dự học lớp Cao Cấp Giảng sư của Ban Hoằng Pháp trung ương GHPGVN, vừa đi học vừa phụ giúp công việc với Thầy tổ và huynh đệ tại Thiên Phước, không chút sơ sót bổn phận.

Năm 2004, người cùng với Ni trưởng Tuệ Đăng về an trú và trùng tu toàn bộ chùa Vĩnh Phong, toạ lạc tại thị trấn Thủ Thừa, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An. Hai huynh đệ cùng hướng dẫn Ni chúng (các đệ tử) và Phật tử tu học và Ni trưởng bắt đầu giảng dạy tại cơ sở 2 trường TCPHLA, Ni viện Thiên Phước các khoá III, IV và V.

Ni trưởng giảng dạy tại Trường Sơ cấp PHLA ở Đức Hoà khoá IV năm 2017-2018, các điểm an cư kiết hạ trong tỉnh Long An xuyên suốt nhiều năm như tại Chùa Hoà Bình, Long Hoa… Người cũng được thỉnh dạy Giới luật tại trường hạ ngoài tỉnh như Ni viện Kiều Đàm, chùa Huê Lâm ở Đại Tòng Lâm-Bà Rịa Vũng Tàu. Đặc biệt, Thiền viện Hiện Quang thỉnh dạy một ngày hàng tháng cho Ni chúng tại bổn tự và các am thất xung quanh qui tụ học giới liên tục từ năm 2005-2014.

Các giáo án Ni trưởng biên soạn với sự trợ giúp của Ni trưởng Tuệ Đăng đã in ấn trở thành sách giáo khoa về giới luật như: 1. Bước đầu vào đạo (xuất bản năm 2007); 2.Giới luật Thức-xoa-ma-na; 3.Luật tứ phần Tỳ-kheo-ni; 4.Bồ tát giới kinh và 5.Các pháp yết-ma do nhà sách Văn Thành xuất bản năm 2010 và tái bản nhiều lần để cúng dường cho Chư ni các trường Phật học và các Đại giới đàn trong và ngoài tỉnh Long An.

Ni trưởng đã tham gia vào Phật sự trọng đại của BTS GHPGVN- tỉnh Long An:

Thành viên Ban Giám khảo và là vị Tôn chứng của Ban giới sư tại các Đại Giới Đàn: Minh Tánh (1996), Liễu Thiền (1999), Khánh Phước 2002, Chánh Tâm (2005), Pháp Lưu (2007), Viên Ngộ (2010), Thiện Nhu (2013), Hiển Kỳ (2015) và Hoằng Đức (2018).

Uỷ viên BTS GHPGVN tỉnh Long An (2017-2022).

Ban trị sự GHPGVN tỉnh Long An đề cử Ni trưởng Phó Ban trị sự GHPGVN huyện Thủ Thừa, nhiệm kỳ 2017-2021.

Phó phân ban Ni giới tỉnh Long An, nhiệm kỳ 2017-2022

Thời tuổi trẻ Người đã nỗ lực không ngừng vượt qua mọi nghịch cảnh để trau dồi tri thức về thế học và Phật học song song với sự tinh tấn tu học hằng ngày, hành trì luật nghi nghiêm túc. Từ lúc trung niên đến nay Người là vị phó chúng từ bi độ lượng, vị giáo thọ, bậc thầy mẫu mực, tận tuỵ với sự nghiệp giáo dục, trưởng dưỡng ươm mầm bồ đề của từng lớp ni sinh và đệ tử.

Trên một niềm hiếu kính, đền ơn giáo hoá của Tôn sư, dưới dìu dắt chúng ni từng bước tu học, mở thông mắt tuệ, Ni trưởng từ hoà chỉ dạy, thời khoá miên mật không ngơi. Người còn quan tâm đến các mảnh đời bất hạnh của các em cô nhi, học sinh nghèo ở vùng sâu, người già neo đơn, người khuyết tật nên luôn đồng hành với Ni trưởng Tuệ Đăng và SC. Bảo Tâm góp phần vào công tác từ thiện, an sinh xã hội, Ni trưởng còn tham gia sinh hoạt xã hội:

Đại biểu Hội Đồng Nhân Dân, thị xã Tân An khoá VI nhiệm kỳ 1989-1994 (nay là thành phố Tân An).

Thành viên Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam huyện Thủ Thừa và thị trấn Thủ Thừa, nhiệm kỳ (2008-2013) và (2014-2019).

Bằng tấm lòng nhân hậu, vị tha và tâm nguyện “phụng sự chúng sinh là cúng dường Chư Phật”, Ni trưởng đã và đang thực tập bài học cao quý nầy trong suốt hành trình về bến giác.

Tiểu sử Đức vua – Phật hoàng Trần Nhân Tông

Những ngày cuối đời

Hơn 69 năm trụ thế, những ngày tháng cuối đời thân tứ đại trải qua nhiều cơn bệnh nặng, đớn đau bao phen khổ nhọc, Người vẫn chuyên tâm niệm câu A Di Đà Phật không quên. Phút vô thường tan hợp như không hoa, lời gởi lại “mong đại chúng luôn an hoà tu tập”. Ni trưởng đã xả báo thân, viên tịch vào lúc 13 giờ 30 phút, ngày 20 tháng 04 năm 2021, tức là ngày 09 tháng 03 năm Tân Sửu, trụ thế 69 năm, hạ lạp 46 năm.

Chư huynh đệ tông phong, môn nhân pháp quyến cùng Phật tử xa gần đều hết lòng quý kính tiếc thương.

Kể từ đây giáo hội cũng mất đi một bậc chân tu và luôn khắc ghi ân đức của Người.

Xin trân trọng ghi đôi nét hành trạng để làm gương soi sáng người sau và kính nguyện Giác linh Ni trưởng:

Sanh cõi vui thành Phật

Đời đời gặp chánh pháp

Tu sáu độ muôn hạnh

Tâm bồ đề độ sanh

Trần kiếp không thoái chuyển.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Ni trưởng Diệu Không và một đời bát kỉnh thị y

Chân dung từ bi 16:39 23/10/2024

Ni trưởng Thích nữ Diệu Không là một trong những bậc danh Ni thời hiện đại của Phật giáo Việt Nam. Tuy xuất thân từ gia đình danh gia vọng tộc, nhưng Sư trưởng đã một lòng xả tục cầu chơn, xuất gia đầu Phật, hành Bồ-tát đạo.

Ni trưởng thượng Giác hạ Nhẫn và sự nghiệp “trồng người”

Chân dung từ bi 09:20 23/10/2024

Vốn là một bậc thầy mô phạm của nhiều thế hệ Ni lưu suốt những năm tháng dài tại thế, Ni trưởng thượng Giác hạ Nhẫn (1919-2003) được biết đến như một ngôi sao sáng của Ni bộ Bắc Tông giữa thế kỷ XX.

Giáo sư Angraj Chaudhary: Ngài Thích Minh Châu mà tôi biết

Chân dung từ bi 10:45 22/10/2024

Thư của Giáo sư Angraj Chaudhary được dịch và đọc tại Hội thảo về Trưởng lão HT. Thích Minh Châu (1918-2012) vào ngày 20/10/24 tại Pháp viện Minh Đăng Quang, nhân dịp Lễ kỷ niệm 35 năm thành lập Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam (1989-2024) vào ngày 19-20/10/2024.

Nhớ về Hòa thượng Thích Minh Châu - Đường Tăng của Việt Nam

Chân dung từ bi 08:05 19/10/2024

Những ngày này tôi dành trọn thời gian để đọc lại, tư duy, suy ngẫm, trải nghiệm một số bản Kinh trong Nikaya gồm Trường Bộ, Trung Bộ, Tương Ưng Bộ, Tăng Chi Bộ và Tiểu Bộ.

Xem thêm