Tìm bình yên giữa cuộc sống áp lực
Bộ sách “Sống bình yên, chẳng muộn phiền” chỉ ra rằng có những điều quý giá hơn đang tồn tại bên trong áp lực và bất hạnh.
Trong xã hội hiện đại, ba giá trị điển hình mà mỗi cá nhân phải đối diện là: Danh tiếng, tình cảm, lợi ích vật chất. Thành công của mỗi người cũng đều thể hiện qua ba khía cạnh này.
Điều đáng nói là ba loại giá trị này thuộc về xã hội, hoàn cảnh bên ngoài, vốn dĩ chúng không thuộc về nội tâm hay tiềm năng của cá nhân. Trong Phật giáo, những giá trị này gọi là “vật ngoại thân”.
Trong cuốn Sống bình yên, chẳng muộn phiền, sư cô Suối Thông lý giải đây là một trong những nguyên nhân lớn gây ra các chứng rối loạn và căng thẳng thần kinh của con người đô thị.
Ra mắt sách “Sống đời bình an” của sư cô Suối Thông

Sách Sống bình yên, chẳng muộn phiền.
Xoa dịu nội tâm, chinh phục cuộc đời
Để giải quyết tình trạng căng thẳng ngày càng phổ biến, nhiều phương pháp được đưa ra. Tuy vậy, chúng đều thống nhất trong hai cách, tương ứng với hai loại tình trạng của con người đô thị.
Đầu tiên, để giải quyết áp lực, ta tìm đến phương pháp cải thiện sức khỏe tinh thần và thể chất, bao gồm tôn giáo, thiền và các môn thể thao, thay đổi chế độ ăn uống.
Thứ hai, với những cá nhân có tâm trạng trôi giạt, họ được khuyến khích học tập, phấn đấu trong công việc, để trau dồi kỹ năng và khám phá chính mình.
Hai giải pháp trên phổ biến và khá lành mạnh. Tuy vậy, không phải ai cũng có may mắn hay cố gắng làm theo nó đến cùng. Nhiều người sa vào các cạm bẫy của thế giới kinh tế, hoặc đánh mất mình trong khoái lạc.
Đa số còn lại tiếp tục vòng lặp cuộc đời, đôi khi cố gắng tìm động lực bằng các hoạt động thay đổi môi trường sống, nhưng nhất thời và chóng vánh, dẫn đến tình trạng tâm lý tuyệt vọng ngày càng tăng.
Chỉ có lòng bi mẫn và trí huệ mới dẫn đến bình an

Sư cô Suối Thông.
Triết lý nhỏ, hiệu quả lớn
Sư cô Suối Thông, đồng tác giả bộ sách Sống bình yên, chẳng muộn phiền, viết: "Bởi vì đời người cũng chỉ gói gọn trong ba ngày: Ngày hôm qua như nước chảy mây bay, qua rồi không thể trở lại; ngày hôm nay dù đang ở đây nhưng từng bước lùi vào quá khứ; và ngày mai sẽ đến nhưng rồi cũng sẽ qua đi”.
Có một triết lý sâu sắc nằm ẩn trong những bài viết của bộ sách này, đó chính là “đứng ở trên cao, nhìn ra xa tận cuối chân trời”. Nó không chỉ khuyên ta dẹp bỏ phiền não đơn thuần, hay chấp nhận tổn thất chỉ vì bất lực.
Bộ sách chỉ ra rằng có những điều quý giá đang tồn tại, lớn lao hơn tất cả áp lực và bất hạnh mà bạn cảm thấy. Nó vô hình, nhưng chi phối mạnh mẽ người ta từ sâu thẳm, đó chính là tinh thần hướng đến đạo lý.
Tu tập để trải nghiệm trạng thái bình an mỗi ngày

Có những điều quý giá hơn đang tồn tại bên trong áp lực và bất hạnh.
Là người đã trải qua đủ thăng trầm cuộc đời, đủ mạnh mẽ để dám buông bỏ nó, tác giả bộ sách tiết lộ cho người đọc một bí mật.
Ấy là mỗi sự kiện, con người mà cá nhân gặp phải, đều ẩn chứa những bài học giá trị, mách bảo về một ý chí khác thường và những nguyên lý cao hơn các quan niệm đời sống thường nhật.
Đôi khi để nhận ra nó chỉ đòi hỏi một điều đơn giản: Liệu mỗi người có bình tâm để nhìn nhận lại mình, tự nhủ rằng mình sẽ mạnh mẽ vượt qua tất cả áp lực nơi cõi đời, để đi đến một miền trong sạch nhất, chính là tâm hồn bản nguyên, không có áp lực, đấu tranh và tội lỗi?
Bộ sách tập hợp những bài viết ngắn, dễ đọc, dễ hiểu, có tác dụng giúp người đọc xoa dịu tâm hồn, ý thức rằng còn có những điều tốt đẹp hơn trong cuộc sống chờ đợi mình khám phá.
Mời quý Phật tử xem thêm video: "Tu thân theo lời Phật dạy":
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn


Truyện cổ Phật giáo: Mãnh lực lời nguyện
Sách Phật giáo
Một hôm, sau khi khất thực, thọ trai xong trở về Kỳ Viên tinh xá, đức Thế tôn được báo cáo có một vị Tân tỳ kheo (tỳ kheo mới thụ giới) lâu nay bỗng đâm ra thẫn thờ, biếng nhác không chịu đi khất thực, không tọa thiền, không ăn uống.

"Đường vào thiền"
Sách Phật giáo
Osho khát khao sự thật không chỉ là điểm khởi đầu, mà còn là điều kiện tiên quyết để bước vào thiền. Theo tác giả, khi một người khao khát sự thật đủ mạnh mẽ, họ sẽ tự nhiên bị thôi thúc khám phá những tầng sâu hơn của tâm thức.

Phật giáo thời Trần: 'Ở đời vui đạo hãy tùy duyên'
Sách Phật giáo
''Khóa hư lục'' của vua Trần Thái Tông và "Cư trần lạc đạo phú'' của Trần Nhân Tông truyền tải cốt lõi tư tưởng Phật giáo thời Trần.
Xem thêm