Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 19/08/2020, 09:32 AM

Chỉ có lòng bi mẫn và trí huệ mới dẫn đến bình an

Hồi tâm nhớ lời dạy của đức Phật, lấy nóng giận để đối xử với nóng giận thì chỉ đẩy nóng giận lên cao. Duy chỉ có lòng bi mẫn và trí huệ đem ra (đối xử với nhau) thì mới dẫn đến sự an bình trong thời mạt pháp này. Bởi đây là chất liệu thiết lập cho sự an ổn bền vững.

Phật dạy mạng người sống trong hơi thở

Trước đại dịch virus Corona bùng phát lần thứ 2 ở Đà Nẵng không chỉ những người trong nước bàng hoàng lo lắng mà không ít người con đất Việt xa xứ cũng như toàn thế giới quan tâm đến đại dịch đều chung một tâm trạng lo lắng về sự bùng phát và sự lây lan của nó lần 2 này, nếu không có biện pháp khống chế hữu hiệu thì thảm họa sẽ là khôn lường bởi những biến thể của chủng dịch mới.

Trong công tác phòng chống dịch (lần thứ nhất) vừa qua, Việt Nam đã được cả thế giới đánh giá cao về công tác phòng chống, bởi giai đoạn này trong cả nước không có ca tử vong nào về Covid-19 mặc dù Việt Nam kề cận vùng đại dịch Vũ Hán. Chính nhờ phản ứng nhanh trước nạn dịch mà giai đoạn đầu chúng ta có kết quả rất tốt về việc phòng chống.

Và lần này thì hoàn toàn khác, chỉ trong vòng mấy ngày cuối tháng 7 và đầu tháng 8, con số lây nhiễm tăng nhanh ở Đà Nẵng; số người tử vong đã lên tới 2 con số, và Hải Dương, Hà Nội đã là các điểm lây nhiễm.

Đứng trước nguy cơ của đại dịch, nhiều người không tin vào vấn đề dịch bùng phát tự nhiên hoặc do sự bất cẩn của con người trong phòng thí nghiệm, mà người ta cho đây là nguyên nhân có chủ đích của con người?

Hồi tâm nhớ lời dạy của đức Phật, lấy nóng giận để đối xử với nóng giận thì chỉ đẩy nóng giận lên cao.

Hồi tâm nhớ lời dạy của đức Phật, lấy nóng giận để đối xử với nóng giận thì chỉ đẩy nóng giận lên cao.

Là Phật tử, không chỉ riêng người viết mà đối với những ai khi am tường giáo lý đạo Phật họ thường không truy đuổi sự việc xảy ra; bởi theo lời Phật dạy, lấy vọng tưởng mà suy lường vọng tưởng là không thể; lấy kiến chấp tham sân để đoạn tận kiến chấp tham sân, thì chỉ đẩy (tham sân si) ngày càng gia tăng mà thôi!

Hồi tâm nhớ lời dạy của đức Phật, lấy nóng giận để đối xử với nóng giận thì chỉ đẩy nóng giận lên cao. Duy chỉ có lòng bi mẫn và trí huệ đem ra (đối xử với nhau) thì mới dẫn đến sự an bình trong thời mạt pháp này. Bởi đây là chất liệu thiết lập cho sự an ổn bền vững.

Đương nhiên, trước đại dịch (phản ứng nhanh) là rất cần thiết, điều này trong giáo lý đức Phật cũng dạy, “khi mũi tên độc cắm vô người thì trước tiên phải lo rút chúng ra khỏi cơ thể, sau rồi mới truy tìm mũi tên độc từ đâu tới”. Như vậy là đức Phật đã dạy con người trong thế giới này những gì cần phải lo trước, và những gì cần phải lo sau. Đây là đức Phật dạy điều mà chúng ta quen gọi trong đời sống, ấy là giải pháp tình thế. Nhưng cái gốc của mọi vấn đề trong thế giới này là do bản chất (tam độc) của con người gây nên, thì con người hay quên và luôn sử dụng nó trong đời sống. Bởi vậy, khi sự việc xảy ra đức Phật thường khuyên con người đừng truy đuổi theo cái vọng tưởng.

Vậy cái gốc ở đây là gì?

Điều này giáo lý Phật dạy: Mỗi con người chúng ta đều “trộn lẫn” những thuộc tánh của phàm, thánh, ma quỷ. Thế nên Thế Tôn thường căn dặn, Tâm tánh con người gồm hai phần: tánh Phật và tánh Người; tánh Phật thì (thấy nghe nói biết) thanh tịnh. Tánh người là tham sân si mạn nghi ác kiến; trong đó (tham lam, vọng tưởng, ác, kiến) là siêu trò gây nên mọi khổ đau cho mình, cho người và cho tất cả mọi loài.

Giáo kinh, giáo lý đức Thế Tôn dạy chúng ta rất nhiều, nhưng tóm gọn những điều (sai lầm) cần nhớ nhất đó là tham, sân, si (tam độc) cộng với vọng tưởng và ác kiến; đây được coi là 5 điều (xấu ác) nếu con người không có trí huệ và lòng bi mẫn để hiểu ý nghĩa sâu mầu của vấn đề mà đức Phật nêu trên để nỗ lực dẹp trừ khắc chế chúng, thì mọi sự tàn ác đều có thể xảy ra. Đó là nguyên nhân gốc rễ của mọi vấn đề: nhỏ thì gia đình, nhóm cộng đồng bị phá vỡ; lớn thì dân tộc, quốc gia vì tranh giành hơn thua mà khởi phát chiến tranh đẫm máu thương tàn.

Đại dịch virus Corona phải chăng đây là thông điệp hay là tiếng kêu thống thiết nhất đã nói lên điều này khiến chúng ta sau bàng hoàng sợ hãi bất an để rồi chính niệm giúp ta nhận ra chân lý mà đức Phật dạy không hề xa lạ, đó là xuất phát từ (tam độc) của con người đã gây nên bao thảm cảnh trên trái đất này.

Cân bằng tâm lý liệu pháp giúp vượt qua đại dịch Covid -19

Từ tiếng lòng tha thiết (khát sống) của biết bao nạn nhân tử vong trong đại dịch trên toàn thế giới; khiến (ngày 6 tháng 8) vừa qua, Đức Dalai Lama đã gửi thư kêu gọi các quốc gia, tổ chức và cá nhân trên toàn thế giới “Chấm dứt các mối đe dọa hạt nhân, cùng nhau đảm bảo nền hòa bình thế giới” nhân kỷ niệm 75 năm sự kiện thành phố Hiroshima và Nagasaki (Nhật Bản) bị đánh bom. Trong thư có đoạn viết: “Dù thế giới có nhiều thành tựu phát triển vĩ đại, thế kỷ 20 vẫn là chứng nhân của kỷ nguyên bạo lực; với 200 triệu người đã thiệt mạng, trong đó có những cái chết liên quan đến vũ khí hạt nhân. Và hiện nay, trong sự tương quan mật thiết, chúng ta có cơ hội (ngồi lại với nhau) kiến tạo một thế kỷ hòa bình hơn” và trong thư chia sẻ này Đức Dalai Lama nhấn mạnh: Các xung đột phát sinh nên được giải quyết thông qua đối thoại, không phải bằng vũ lực. Chúng ta nên xóa bỏ mối đe dọa về vũ khí hạt nhân, hướng đến một thế giới phi quân sự. Chiến tranh đồng nghĩa với chết chóc. Bạo lực dẫn đến đối phó bạo lực. Chúng ta cần chấm dứt các cuộc chiến và sản xuất vũ khí nói chung nhằm xây dựng một thế giới hòa bình hơn.

Con người đã tạo ra nhiều bất ổn trong thế giới này. Chỉ cần có cảm xúc tiêu cực và sự định kiến phân chia có tính bản ngã Dân tộc, Quốc gia mang tánh con người thiếu trí tuệ và từ bi sẽ dẫn đến xu hướng diệt nhau. Chúng ta cần nhận thức được “tính nhất thể” của con người trên khắp thế giới này; hiểu rằng thế giới không thể có được hòa bình thuần túy bằng sự cầu nguyện, chúng ta cần phải hành động - Đức Dalai Lama nhấn mạnh như vậy.

Cũng nhân kỷ niệm 75 năm thảm họa hạt nhân, Hội Phật giáo Soka Gakhai (SGI-Nhật Bản) cũng đưa ra phát ngôn chính thức, khẳng định tất cả thành viên hội (cư sĩ Phật giáo) cam kết hành động loại bỏ hoàn toàn vũ khí hạt nhân và sử dụng vũ khí này. Chủ tịch Ủy ban Soka Gakhai về các vấn đề hòa bình Yoshiki Tanigawa cho biết: “Sự lây lan và hoành hành của đại dịch Covid -19 trên toàn thế giới cho thấy rằng sức mạnh quân sự không thể giải quyết các thách thức toàn cầu của nhân loại. Những lời dạy của đức Phật biểu đạt niềm tin rằng, khi điều (xấu ác) xảy đến, theo sau đó là điều tốt đẹp; nếu mỗi cá nhân muốn hướng đến xây dựng một thế giới không có vũ khí hạt nhân cần xem cuộc khủng hoảng hiện tại là một bước ngoặt quan trọng, biến sự phân chia thành sự hợp nhất”.

Trên 25 thế kỷ, Giáo kinh cũng như giáo lý của đức Phật đã đề cập tới thời kỳ mạt pháp tức (xa pháp) mà chúng ta đang trải qua hiện nay. Thông điệp Corona gây thảm họa lớn nhất kể từ 100 năm nay. Ngày nay người ta còn nhắc đến đại dịch của năm (1918-1919) với trên 20 triệu người chết, được mênh danh là “dịch cúm Tây Ban Nha”. Từ đó đến nay khái niệm “đại dịch” mờ phai trong tâm khảm con người và đó là một trong những lý do của tình trạng kinh hoàng hiện nay. Dù dịch bệnh vẫn xuất hiện thường xuyên như SARS năm 2003, H1N1 năm 2009, MERS năm 2012 hay EBOLA năm 2014, người ta vẫn xem dịch bệnh là sự rủi ro y tế có tính địa phương, xảy ra tại các nước nghèo ở châu Á hay châu Phi, và cho đây là nguyên nhân khách quan, chứ không cho đó là nguyên nhân trược khí “phóng dật” bởi (than sân si) ngã mạn, ác kiến của con người gây nên.

Và hôm nay đại dịch Corona ập đến như một cơn sóng thần hoàn toàn bất ngờ. Bắt đầu từ Vũ Hán trong khoảng ngày Tết âm lịch, dịch Corona bị giấu giếm một thời gian và đó là lý do làm dịch lây lan trên toàn thế giới. Để rồi thế giới Tây phương nhìn Vũ Hán với tâm trạng nhìn SARS hay EBOLA năm xưa và nghĩ mình sẽ được miễn trừ. Nhưng lần này, Virus Corona có một đặc tính kỳ lạ là nó lây nhiễm tức khắc, trước khi người bệnh bắt đầu có triệu chứng; và bây giờ là nguy cơ biến thể của Virus này lây lan gấp nhiều lần so với chính nó trước đây.

Đề cập về vấn lây lan các chủng virus, đó là thẩm quyền của các cơ quan chuyên môn, xin trở lại giáo lý đức Phật dạy: để đoạn trừ (tam độc) vọng tưởng và ác kiến. Con người cần có trí huệ để tiến tới “lục hòa”. Theo Phật giáo, chữ ‘hòa’ trong đạo Phật không phải là một danh từ suông, cũng không phải là một lời khuyên có tính cách luân lý. Trái lại, nó có nội dung rất dồi dào và thâm hậu dựa trên một căn bản triết lý rất vững chắc đó là Trí huệ.

Theo Phật giáo, chữ ‘hòa’ trong đạo Phật không phải là một danh từ suông, cũng không phải là một lời khuyên có tính cách luân lý. Trái lại, nó có nội dung rất dồi dào và thâm hậu dựa trên một căn bản triết lý rất vững chắc đó là Trí huệ.

Theo Phật giáo, chữ ‘hòa’ trong đạo Phật không phải là một danh từ suông, cũng không phải là một lời khuyên có tính cách luân lý. Trái lại, nó có nội dung rất dồi dào và thâm hậu dựa trên một căn bản triết lý rất vững chắc đó là Trí huệ.

Chư Tăng đối với việc cách ly chống dịch

Thông điệp Corona nhắc nhở chúng ta thiết lập lại giá trị con người. Con người ở đây được hiểu là trí huệ theo nghĩa đạo Phật, nghĩa là một sự sáng suốt có tính viên mãn, chứ không phải thứ trí tuệ thông thường của thế nhân.

Với trí huệ viên mãn này, đức Phật đã khám phá ra rằng: vũ trụ, vạn vật là một tổng thể, bất khả phân. Không có một giới hạn cố định, bất di bất dịch, giữa người này và người khác, giữa người và vật, giữa vật và cỏ cây, đất đá. Và có khác chăng, thì chỉ có khác ở hình thức, ở trạng thái tĩnh hay động. Cái “ta” riêng biệt chỉ là giả tạo của si mê, ích kỷ, tham lam, ngạo mạn. Cái “ta” đã ngăn cách sự thông cảm giữa ta và người, giữa người và vạn vật. Cái “ta” đóng khung, đóng hộc như thế đã chia cắt bản thể và gây nên mâu thuẫn, đối lập giữa người và người, người và vạn vật.

Cái nhìn qua trí huệ của Phật thì thời gian và không gian đều không thể cắt xén được. Quá khứ hiện tại và tương lai, thừa tiếp giao hòa không dứt. Thế giới vạn hữu do sự đối đãi mà hình như thật có riêng tư: ví như Bắc do đối với Nam mà có; Đông do đối với Tây mà có; sáng tối, sống chết cũng đối như vậy. Tất cả là do đối dãi, chứ không có một vật gì có thể tồn tại riêng biệt. Như vậy, bản thể vũ trụ là một tổng thể, một sự chung cùng, hòa hợp. Đối lập, xung đột là tự hại, tự sát. Đoàn kết, hòa bình là sống; chia rẽ chiến tranh là chết!

Câu chuyện cái đuôi rắn làm reo, quấn vào gốc cây không chịu đi, để phản đối cái đầu, là một thí dụ cụ thể nói lên cái ý nghĩa rằng, sự bất hòa của mỗi một phần tử, đều gây tai họa cho riêng mình và chung cho toàn thể.

Dựa trên căn bản bình đẳng của Phật tánh - muốn có “Hòa” thì trước tiên phải có một tinh thần bình đẳng. Sự bất bình đẳng là nguyên nhân chính của xung đột, mâu thuẫn.

Một xã hội phân chia cực đoan, hơn thua ác kiến, cùng với tham sân vọng tưởng chấp trược đều dẫn đến thảm họa. Dựa trên căn bản lòng bi mẫn thương yêu và trí tuệ mới có thể giải quyết tất cả mọi vấn đề, dù khó khăn bao nhiêu. Đó là thông điệp từ Giáo lý đức Phật chỉ ra cho thời đại dịch Virus Corona.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Tình mẹ - Bến bờ bình yên cho con

Góc nhìn Phật tử 20:21 04/11/2024

Tình yêu thương của người mẹ dành cho con là tình cảm sâu sắc, thiêng liêng và bền bỉ nhất trên đời.

Kích hoạt sự giàu có của bạn trong đời

Góc nhìn Phật tử 13:30 03/11/2024

Bạn nhận ra được những giá trị nơi bản thân và có thể trao tặng những giá trị này đến cuộc đời, cuộc đời sẽ tặng bạn lại sự thịnh vượng và giàu có. Lúc bấy giờ giàu có là hệ quả tất yếu của hành động trao giá trị.

Sự tiến hóa nào cũng cần đánh đổi

Góc nhìn Phật tử 09:50 02/11/2024

Nhân duyên quả là một tiến trình mà không phải mắt thường có thể nhìn thấy, nếu không nội quán huân tu, khai mở tâm trí để thấy rõ cội nguồn tử sinh mà thôi tạo tác, thì mỗi chúng sanh phải chịu từng khổ vui của sự sống chết để học hết bài học của nhân quả, ái luyến, chấp thủ, luân hồi...

Hạnh phúc khi biết an trú tâm trong hiện tại, bây giờ và ở đây

Góc nhìn Phật tử 08:30 02/11/2024

Có một người khi sanh tiền rất hiền lương, hay giúp đỡ người khác nên sau khi chết sanh lên thiên giới và được phong làm thiên sứ. Thiên sứ thường xuống trần gian làm việc thiện, giúp đỡ người khác để cảm nhận hương vị của hạnh phúc.

Xem thêm