Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 26/12/2017, 15:57 PM

Tình người trong cuộc sống

Con người và các loài súc sinh chúng ta thấy biết rõ ràng, còn thần Atula và chư Thiên, ngạ quỷ và địa ngục chúng ta không thể nhìn thấy trực tiếp. Năm loài cùng chung ở hay sáu đường sinh tử luân hồi có đầy đủ trong loài người, nhưng loài người có ưu điểm hơn năm loài kia vì biết suy nghĩ, nhận thức được mọi sự việc tốt xấu, đúng sai, vui buồn lẫn lộn và thường xuyên nếm trải hương vị ngọt ngào hay đắng cay của cuộc sống.

Con người là loài có hai chân, đầu đội trời, chân đạp đất, có văn hóa, có văn minh, có hiểu biết, có yêu thương nhờ biết suy nghĩ, nhận thức tốt và biết cách thăng hoa trong cuộc sống nên gọi là có tình người. Nhờ có suy nghĩ và biết vận dụng đi theo chiều hướng tốt đẹp nên con người mở rộng tấm lòng nhân ái, biết san sẻ và giúp đỡ nhân loại; ngược lại, nếu vận dụng đi theo chiều hướng xấu thì làm tổn hại cho tất cả chúng sinh. Khi loài người đã sai lầm thì vô cùng cực ác, có thể tàn sát, giết hại một cách dã man và hủy diệt môi trường, sự sống không thương tiếc vì lợi ích cho riêng mình, nhất là những ông vua thời phong kiến.

Thế gian này theo lời Phật dạy có năm loài cùng chung ở, từ loài người nhìn lên trên thì có thần Atula và chư Thiên là loài có phước báu hơn người. Từ loài người nhìn trở xuống thì có súc sinh, ngạ quỷ là loài kém phước báu hơn người. Con người và các loài súc sinh chúng ta thấy biết rõ ràng, còn thần Atula và chư Thiên, ngạ quỷ và địa ngục chúng ta không thể nhìn thấy trực tiếp. Năm loài cùng chung ở hay sáu đường sinh tử luân hồi có đầy đủ trong loài người, nhưng loài người có ưu điểm hơn năm loài kia vì biết suy nghĩ, nhận thức được mọi sự việc tốt xấu, đúng sai, vui buồn lẫn lộn và thường xuyên nếm trải hương vị ngọt ngào hay đắng cay của cuộc sống. Chính vì vậy, đức Phật mới xuất hiện nơi loài người vì loài người có đủ điều kiện để tu thành bậc Chánh đẳng giác. Năm loài còn lại không đủ khả năng tu hành thành Phật. Đạo Phật ra đời đã trên 2600 năm, trải qua các cuộc thịnh suy, thăng trầm của thời đại nhưng không bao giờ có đổ máu, hận thù, tàn phá, giết hại, mà đạo Phật chỉ giúp cho con người sống có hiểu biết và yêu thương hơn bằng tất cả tấm lòng từ bi và trí tuệ với tinh thần vô ngã, vị tha. Đó là ưu điểm của nhân loại biết vận dụng lời Phật dạy trong đời sống hằng ngày nên biết cách làm chủ bản thân, không lệ thuộc vào đấng thần linh hay thượng đế. Do đó, sống có tình người, tình nhân loại, tình chúng sinh nên không làm tổn hại cho nhau.

Trong sáu đường sinh tử luân hồi, mỗi loài đều có hoàn cảnh và sự sống khác nhau. Loài súc sinh chúng ta thấy rất rõ là loại có cánh bay lượn trên không, chúng sống thành từng đàn, từng nhóm và tồn tại nhờ thức ăn của núi rừng thiên nhiên bao la theo kiểu hoang dã. Nhóm thứ hai có cách sống nhờ sự trồng trọt của loài người, hầu như mạng sống của chúng ảnh hưởng theo sự phát triển của nhân loại. Nếu con người tồn tại và phát triển ngày càng đông thì có nguy cơ tiêu diệt các chủng loại khác và phá hủy thiên nhiên để phục vụ cho nhân sinh. Loài sống trên mặt đất cũng vậy, có loài sống nhờ rừng núi thiên nhiên và chúng có thể ăn nuốt lẫn nhau theo kiểu lớn hiếp nhỏ, mạnh hiếp yếu. Ngoài ra, các loài súc sinh sống gần con người, chịu sự nuôi dưỡng của con người và tùy theo khả năng mà chịu sự sai khiến làm việc, phục vụ cho con người, và có những loài được nuôi để cung cấp thức ăn cho nhân loại. Các loài sinh vật dưới nước cũng thế, chúng cũng bị con người bắt và nuôi dưỡng cũng để làm thức ăn phục vụ cho nhân loại. Chư thiên là loài có phước báu hơn loài người nhờ biết tu thập thiện, tu tập các tầng bậc thiền định, do đó được hưởng phước báu mọi nhu cầu cần thiết theo ý muốn của mình nên rất khó tu. Cụ thể hóa như những người quá giàu ở thế gian này rất khó tu vì họ phải bận rộn đa đoan các thứ quyền lực, danh vọng, tiền bạc nên không có thời gian để tu hành. Đến khi phước hết vẫn bị đọa lạc trở lại như thường. Thần Atula có phước hơn người nhưng vì nóng giận quá mức nên hay tranh đấu dẫn đến hiềm khích, gây ra chiến tranh tạo sự oan gia, ân oán, hận thù cho nhau. Chính vì thế, hai loài này tuy có phước hơn người nhưng một bên hưởng thụ quá đầy đủ, một bên nóng giận quá độ nên rất khó tu tập. Còn địa ngục thì quá khổ đau cùng cực, không có chút tự do, chúng sinh rơi vào cảnh giới này chịu khổ triền miên không có ngày thôi dứt, chính vì vậy nên không có thời gian suy xét và quán chiếu, do đó cũng không tu được.

Thiên đường hay địa ngục có thật hay không?

Nhìn từ góc độ thực tế, chúng ta thấy cũng có địa ngục trần gian, ai phạm tội giết người thì bị xích lại nhốt vào ngục tối, nặng nhất là án tử hình. Tội nhân bị án này sẽ ăn không ngon, ngủ không yên, ngày đêm cứ phập phồng lo sợ không biết thần chết đến lúc nào để rước mình đi, khi nghe tiếng mở cửa là sợ điếng cả hồn vì ai cũng tham sống, sợ chết. Một ngày trôi qua là họ mừng một ngày vì vẫn nuôi hy vọng được sống để làm lại cuộc đời. Còn những án khác từ án chung thân đến án khổ sai từ một tháng cho đến hai chục năm và nhẹ nhất là hưởng án treo.

Nhìn từ góc độ triết lý học Phật giáo, chúng ta thấy vô vàn, vô số địa ngục khác như các bệnh viện phòng cấp cứu, các nhà bếp của mỗi gia đình, các quán nhậu, các lò sát sinh, các chợ bán thịt cá, heo, bò, gà, vịt, các loài hải sản và cuối cùng là các nhà lưới bẫy đánh bắt. Mỗi một ngày, vô số các loài bị phanh da xẻ thịt để cung cấp phục vụ cho loài người. Nhìn ở góc độ địa ngục trần gian, chúng ta còn có thể hình dung địa ngục trong tâm thức mỗi người, đó là tâm toan tính hại người, hại vật hoặc bị phiền não chi phối gọi là địa ngục tâm thức. Người tu nếu đạt đến giác ngộ giải thoát thì tâm sẽ an nhiên, tự tại dù thân có bị hành hạ, đau nhức chi phối.
 
Loài ngạ quỷ là loài quỷ đói thấy thức ăn mà ăn không được bởi nghiệp tham lam, ích kỷ, bỏn sẻn chiêu cảm. Nhìn từ góc độ cuộc đời, ta thấy ngạ quỷ cũng có trong loài người thiếu ăn, nghèo đói, thèm khát, ham muốn quá đáng mà không được nên khổ đau bức bách. Quỷ đói không phải có trong người nghèo khổ mà cả người giàu có vì tham vọng quá lớn, không được như ý muốn cũng vẫn phải chịu khổ như thường.

Loài súc sinh của thời kỳ cổ đại được sống tự do, thoải mái trên những núi đồi thiên nhiên bạt ngàn, xanh tươi, màu mỡ, ít bị loài người sát hại. Một số loài súc sinh phải chịu ảnh hưởng phước báu của con người nên con vật nào được người thương thì cuộc sống có phần thoải mái, ngược lại thì bị người giết hại. Con người thuần hóa các loài vật để phục vụ cho mình như lạc đà, lừa, ngựa, trâu, bò để chuyên chở và cày bừa. Việc săn bắn, đánh bắt, giăng bẫy các loài thú tuy có nhưng không đáng kể và việc nuôi thú để làm thực phẩm cho con người cũng không có nhiều. Tuy nhiên, thế giới con người ngày nay quá đông nên nhu cầu đánh bắt loài vật không đủ sức cung phụng cho loài người, do đó con người phải tự nuôi thêm các loài gia cầm, súc vật theo công nghệ hiện đại để đủ đáp ứng nhu cầu thực phẩm. Ngoài ra, các loài vật cũng chịu sự ăn nuốt lẫn nhau, mạnh hiếp yếu, lớn hiếp nhỏ nên luôn sống trong khổ đau, lầm lạc.

Năm loài cùng nêu trên có hai loài là chư Thiên va thần Atula có phước sung mãn hơn người nhưng lo thụ hưởng nên không có điều kiện tu tập; ba loài dưới người thuộc đẳng cấp thấp hèn nên không có văn hóa, không có tình người; loài người do biết suy nghĩ, cảm nhận được sự khổ đau và hạnh phúc nên có điều kiện tư duy, quán chiếu, soi sáng mọi việc bằng nhận thức sáng suốt, có học hỏi, có tu tập, có văn minh, có hiểu biết, có yêu thương, có cảm thông, có bao dung, có độ lượng, có tha thứ và cùng san sẻ cho nhau nên loài người có đủ khả năng tu hành thành Phật. Đó là ưu điểm của loài người, năm loài kia không thể thành tựu Phật đạo, chính vì vậy đức Phật mới giáng sinh nơi loài người. Theo lời Phật dạy, thế gian này có năm loài cùng chung ở, hay gọi là sáu đường sống chết-luân hồi, có hai loài chúng ta thấy biết dễ dàng nhất là thế giới của loài người và súc sinh, bốn loài còn lại chúng ta có thể nhìn bằng trực giác hay tuệ giác của Phật mới biết rõ sự hiện hữu ngay nơi cuộc sống của mình.

Con người là vật tối linh trong ba cõi sáu đường?

Loài người từ khi còn sống hoang dã cho đến ngày hôm nay đạt được tiện nghi văn minh vật chất, nhưng vẫn phải đau đầu vì cái ác luôn chiếm ưu thế bởi các học thuyết vu vơ, huyền hoặc. Cùng với sự tác động của nhiều phim ảnh đã gieo rắc vào tâm tư con người những tư tưởng bạo động, hận thù, tàn sát, giết hại lẫn nhau. Khi xưa, con người chưa văn minh tiến bộ nên đa số chịu ảnh hưởng sự cai quản của thần linh, thượng đế, phải chấp nhận số phận đã an bài, hạnh phúc hay khổ đau đều do đấng tối cao sắp đặt. Con người khi sinh ra ai cũng khát khao được tự do và hạnh phúc, nhưng đa số không biết làm cách nào để được hạnh phúc chân thật. Nhiều người cho rằng, hạnh phúc là có cơm ăn, áo mặc, nhà ở tiện nghi. Một số người cho rằng, hạnh phúc là có quyền cao chức trọng. Nhiều người cho rằng, hạnh phúc là có nhiều tài sản và vợ đẹp, con ngoan. Một số người cho rằng, hạnh phúc là nội tâm thanh tịnh, không còn ham muốn dục vọng và các khoái lạc trần gian. Các vị Bồ tát thì lấy hạnh phúc của nhiều người làm niềm vui cho chính mình nên dấn thân đi vào đời làm việc không biết mệt mỏi, không biết nhàm chán để phụng sự nhân loại.

Làm người trong thế gian ai cũng muốn hưởng được hương vị ngọt ngào của cuộc sống, vì thế chúng ta cần đủ nghị lực chọn một hướng đi rõ ràng và trong sáng. Nếu chúng ta do thấy biết sai lầm nên sống cuộc đời lầm lỗi và hay thất chí, nản lòng thì ta sẽ gặp nhiều bất hạnh, khổ đau trong cuộc sống. Ta đừng tự hạ thấp giá trị của mình khi so sánh với mọi người, mỗi chúng ta là một viên gạch xây nên căn nhà tình thương tuy giá trị của mỗi viên gạch lớn nhỏ khác nhau. Chúng ta hãy nên không ngừng trau dồi học hỏi, quán chiếu cuộc đời để chuyển hóa kiến thức từ sự học hỏi của thế gian thông qua lời Phật dạy; chúng ta tu tập để phát sinh trí tuệ thấy biết đúng như thật nên không bị phiền não, khổ đau chi phối và luôn sống trong an lạc, hạnh phúc. Người có nhiều kiến thức thường thấy mình là trung tâm của vũ trụ, vì sự chấp ngã của cái tôi này quá lớn, do đó họ sinh tâm tham muốn quá độ nên có thể làm tổn hại nhiều cho nhân loại. Người có trí tuệ sáng suốt luôn biết rõ chân lý cuộc đời là một dòng chuyển biến đổi thay, cho nên bản chất của nó là vô thường, tuy biết vô thường nhưng vẫn dấn thân phục vụ và làm việc không biết mệt mỏi vì lợi ích chúng sinh mà không tham đắm, mê mờ. Trí tuệ là tài sản vô giá, luôn giúp chúng ta vượt qua cạm bẫy cuộc đời để có cơ hội nối kết yêu thương đồng hành cùng nhân loại. Mỗi một con người là quà tặng cho cuộc sống, khi nhân loại đến với nhau có hiểu biết và thương yêu thì thế gian này sẽ là thiên đường của hạnh phúc.

Chúng ta muốn có một nhân cách sống đạo đức tốt đẹp thì phải học theo gương hạnh của các bậc thoát trần thượng sĩ ngày xưa. Thời Phật còn tại thế, một hôm Ngài đến thăm ba vị đệ tử của mình đang tu tập tại một làng quê xa xôi, hẻo lánh. Được Phật thân hành đến, ba vị đệ tử cùng nhau cung kính đảnh lễ và ngồi sang một bên chờ sự chỉ dạy của Ngài. Phật ân cần thăm hỏi, “này các đệ tử, tụi con sống ở đây có được an lạc và hòa hợp hay không?” Ba tôn giả đồng thưa, “chúng con sống với nhau rất hòa hợp và hạnh phúc”. Phật hỏi, “các con sống như thế nào mà được an lạc và hạnh phúc?”. Ba tôn giả trả lời, “kính bạch đức Thế tôn, chúng con sở dĩ sống hòa hợp, an lạc là nhờ biết gìn giữ thọ trì giới cấm miên mật; biết mở rộng tấm lòng từ-bi-hỷ-xả; biết khiêm cung, tôn trọng, lễ phép với nhau; luôn vui vẻ, hòa nhã; biết cảm thông và độ lượng; luôn nhẫn nhịn và nhiệt tình giúp đỡ lẫn nhau trong mọi trường hợp”. Phật từ bi nói, “lành thay, các con về sau rất xứng đáng làm hương thơm cho đời”.

Đôi lời tâm sự chân thành với lòng biết ơn vô hạn, kính mong chư huynh đệ pháp lữ gần xa hãy nhín chút thời gian để cùng chúng tôi kết nối yêu thương, sẻ chia cuộc sống trên tinh thần đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau bằng trái tim hiểu biết.

Kính ghi
Phong Trần Cuồng Nhân

Người và vật

Một con người sống có đạo đức, nhân cách, được mọi người tôn quý và kính trọng chưa hẳn người đó xuất thân từ một gia đình có uy quyền, thế lực hay giai cấp quý tộc; cũng không hẳn là người có nhiều học vị, bằng cấp hoặc người có nhiều tiền của. Nếu người đó đạt được những tiêu chuẩn trên mà lại không có giới hạnh, đạo đức, sống thiếu tình thương, tình người trong cuộc sống thì giá trị đó cũng không lợi ích gì cho ai.

Ngày xưa, một con sư tử và chín con chó sói cùng đi săn chung với nhau. Chúng bắt được mười con nai và lần lượt chia mồi. Sư tử hỏi ý kiến đồng bọn nên chia như thế nào cho công bằng. Một con sói lanh lợi nói, “Chúng ta có mười tên, săn được mười con, vậy thì chia đều là bình đẳng và hợp lý nhất, không có gì phải bàn cãi nữa”. Sói vừa dứt lời đã bị sư tử tát cho một cái lòi cả mắt ra. Sau nó quay sang hỏi cả bầy sói, “vậy chúng ta nên chia như thế nào cho công bằng đây?” Sói nâu thấy bạn mình mới bị lòi mắt nên hoảng quá, “dạ bẩm ngài, để hết mười con ngài xơi từ từ ạ”. Sư tử gầm lên thật lớn rồi liền đạp cho sói nâu một đạp lăn cù mèo, “đồ cái thứ gian dối, dua nịnh”. Xong, mọi việc đâu vào đấy. Sư tử từ tốn nói, “này các bạn, chúng ta phải chia như thế nào cho đều vậy?” Cả bầy sói bây giờ sợ xanh cả mặt, chẳng con nào dám nhúc nhích, hó hé gì cả. Sư tử bực quá, chỉ ngay con sói đen trong bầy, “chú mày ý kiến thế nào?” Sói đen run rẩy thưa, “dạ bẩm ngài… cả đoàn chúng ta cả thảy có mười, săn được mười chú nai. Phần ngài chín nai thì bằng mười, chúng con một nai chín sói cũng bằng mười. Đó là cách chia đều và công bình số một ạ”. Sư tử nhà ta ra chiều đắc ý lắm, “được, chú sói đen thông minh lắm đấy, ta sẽ ban thưởng sau. Ta từ trước tới nay không muốn làm người mạnh hiếp kẻ thế cô, ta căm thù sự bất công và gian dối, dua nịnh”. Sói đen cung kính thưa, “dạ, kính bẩm ngài, con từ xưa nay dốt đặc, nhờ chứng nghiệm thực tế của hai bạn con vừa rồi nên mới có chút sáng kiến đấy thôi”. Sư tử nhà ta hãnh diện lắm nên lớn tiếng nói, “này, lũ sói nhà ngươi hãy ngoái lỗ tai lớn ra mà nghe và bắt chước sự khôn ngoan như chú sói đen kia đấy nhé!” Cả bầy sói đồng thanh, “dạ, dạ,… xin nghe”.

Câu chuyện ngụ ngôn cho chúng ta thấy sự tinh khôn, xảo quyệt của sư tử là đại diện cho những người không có nhân cách đạo đức; bầy sói là tượng trưng cho loài vật nhỏ hay kẻ dưới quyền. Người và vật cũng đồng nghĩa là một chúng sinh, nhưng con vật mặc dầu có thú tính ăn nuốt lẫn nhau nhưng chúng chỉ sát hại con mồi khi đói khát, khi no đủ chúng không cần quan tâm đến miếng mồi ngon nữa. Loài người là một chúng sinh cao cấp nhờ có nhận thức, suy nghĩ, biết phân biệt phải quấy, tốt xấu, đúng sai; nếu biết đi theo chiều hướng thượng thì xả bỏ sự vị kỷ của cá nhân để đóng góp lợi ích thiết thực cho nhân loại; ngược lại, nếu chỉ vì lợi ích cá nhân với mưu mô xảo quyệt hại người sẽ mang lại nỗi khổ niềm đau cho nhân loại. Đó là bài học đau thương, buồn tủi cho kiếp con người chúng ta. Con người do lòng tham muốn quá độ nên đã dùng đủ mọi hình thức để mưu cầu lợi ích về cho riêng mình. Khi có quyền cao chức trọng thì con người chẳng từ bỏ một mưu sâu kế độc nào để hại người, hại vật, miễn làm sao được lợi cho mình là được rồi. Trong khi đó, loài vật không gian hùng như vậy, chúng vì bất đắc dĩ bảo vệ mạng sống nên phải sát hại địch thủ và khi đã no đủ rồi chúng không màng đến miếng mồi nữa. Quả thật, con người vì lòng tham lam quá đáng như giếng sâu không đáy, không biết đủ, một khi đã ác rồi thì cùng hung cực ác, man rợ, dã man đến tận cùng.

Thời xa xưa khi con người chưa văn minh tiến bộ cho nên học thuyết thần linh thượng đế ra đời, nói rằng trời sinh ra vạn vật và làm chủ muôn loài. Một ông vua ngày xưa vì mệnh danh là thiên tử tức con trời, thay trời trị vì thiên hạ nên đã đặt ra những luật pháp khắc nghiệt để bảo vệ dòng dõi thiên tử; do đó có những luật chu di ba họ, bảy họ, chín họ theo kiểu diệt cỏ phải diệt tận gốc. Vua muốn làm gì thì làm muốn giết ai thì giết, muốn phong quan tiến chức cho ai thì phong, sự sống của tất cả muôn loài vật đều lệ thuộc vào ông vua. Gã sư tử kia là đại diện cho con người vị kỷ đó, mồm mép ba hoa lúc nào cũng muốn chứng tỏ mình là con người đạo đức cao thượng. Thường thì con người do thấy biết sai lầm nhưng lợi dụng quyền cao chức trọng, áp đặt cuộc sống nhằm bảo vệ địa vị độc tôn của mình bằng danh nghĩa đấng tối cao. Con người do lòng tham không đáy nên lợi dụng quyền lực của mình để khống chế thiên hạ. Miệng thì tuyên truyền hô hào dân chủ, kêu gọi mọi người bình đẳng đóng góp ý kiến để xây dựng, phát triển, mở mang; nhưng chú sói đầu tiên vừa mở miệng bình đẳng, công bằng thì đã nhận chiếu chỉ án khổ sai chung thân. Kế đến chú sói nâu vừa mở miệng “chúng em nhường hết cho anh xơi” thì được lệnh lưu đày biệt xứ. Thế thì còn chú sói nào dám can đảm góp ý kiến xây dựng nữa đâu? Cả bọn đều ngậm bò hòn làm thinh trước sự bất công, áp bức của sư tử. Đến lượt con sói đen được chỉ định ý kiến, tất cả bọn sói đều lo sợ quay mặt về nó để chờ đợi, kết quả đau thương như hai chú sói trên, “dạ bẩm ngài, theo con nghĩ chia hai là đều nhất, ngài là một cộng với chín nai thì bằng mười. Chúng con, chín sói cộng với một nai cũng bằng mười, như thế là quá công bằng, bình đẳng”. Một tràng pháo tay vang dội, hoan hô chú sói đen thông minh đáo để. Lúc này sư tử nhà ta càng vênh vang tự đắc, “phải như sói đen mới đáng mặt là kẻ thông minh, sành sỏi. Ta sẽ ban thưởng hậu hỷ cho chú mày sau. Chú mày học phương thức chia chát này ở đâu vậy, sao từ xưa đến giờ trong sách vở chưa từng ghi lại?” “dạ, bẩm ngài! Con vừa học được từ hai bạn sói trước mắt đó”. Sư tử nghe nói vậy liền cười ha hả ra chiều thích thú lắm, rồi dõng dạc tuyên bố “này lũ sói nhà ngươi hãy học cách khôn ngoan như sói đen đấy nhá!” Cả bọn đồng thanh “dạ”.

Chúng sinh vì một niệm bất giác nên bị gió nghiệp cuốn trôi, từ một bản tâm bình thường, trong sáng, vô ngã, vị tha mà chúng ta kết thành ngã si, ngã ái, ngã chấp, rồi khoát lên nó quan niệm sống đầy bản ngã và cố chấp thành kiến, để phục vụ cho “cái tôi” này mà con người trở nên tàn nhẫn, độc ác trên thế gian này. Con người là một chúng sinh cao cấp có suy nghĩ, nhận thức sáng suốt do biết nghiệm xét quán chiếu, tìm tòi nên có thể làm những việc dời núi, lấp sông, vá trời, lấp biển. Con người có thể tạo nên các tiện nghi vật chất để mưu cầu, hưởng thụ cho riêng mình nên bằng mọi cách vơ vét, gom thâu, bành trướng thiên hạ để nắm quyền cai trị nhằm hưởng lộc tối cao. Gã sư tử đó ra vẻ dân chủ, bình đẳng lắm, nhưng thực chất chỉ là hạng lừa đội lốt sư tử; nào là văn minh, dân chủ, công bằng, tự do, nào là vì lợi ích của nhân loại, hứa hẹn đủ thứ để rồi trở thành con ma nhà họ hứa. Ai biết cách tâng bốc, chạy lòn phía sau thì công danh, sự nghiệp phất lên như diều gặp gió. Ai thành tâm nói lên sự thật thì lãnh án khổ sai, biệt xứ. Cuộc đời lúc nào cũng bị phủ lên lớp áo màu xanh, hy vọng đổi mới, phát triển mở mang nhưng chỉ trên danh nghĩa suông, chỉ lợi ích riêng tư cho một số người.

Vậy chúng ta phải làm thế nào để trở thành người có đức hạnh? Muốn trở thành người có đức hạnh không phải đơn giản và dễ dàng, nó đòi hỏi người ấy đối với bản thân phải luôn biết xét nét, nhìn kỹ lại chính mình để thấy được những lỗi nhỏ nhặt nhất mà tìm cách khắc phục, chuyển hóa chúng. Người có đức hạnh phải biết làm chủ bản thân qua các cảm thọ, xúc chạm để thấy biết rõ ràng sự thật nơi thân này. Biết cảm thông, bao dung và độ lượng, tha thứ cho những ai đã từng làm cho mình đau khổ tột cùng; luôn sống vì lợi ích chung, lấy niềm vui thiên hạ làm niềm vui chính mình. Ai sống được như vậy là người đức hạnh, đạo đức, đang đi trên con đường giác ngộ, giải thoát. Chúng ta nên học hạnh lắng nghe của Bồ tát Quán Thế Âm, sẵn sàng chia vui sớt khổ vì lợi ích tha nhân. Ai sống được như vậy là người có đức hạnh.

Con người hay lạm dụng quyền lực và địa vị

Ngày xưa, con người cảm thấy bé nhỏ với bầu vũ trụ bao la này nên đa số đặt niềm tin vào một đấng tối cao có khả năng ban phước, giáng họa. Từ đó, các ông vua phong kiến lợi dụng quyền năng trên chế tác ra luật pháp độc tôn, bắt buộc mọi người phải noi theo dưới danh nghĩa là Thiên tử-con trời do thượng đế an bài, sắp đặt. Đất nước và con người đều thuộc quyền sở hữu của vua. Tất cả mọi người đều phải trung thành tuyệt đối theo sự sắp xếp của nhà vua. Vua muốn phong quan tiến chức cho ai thì phong, muốn giết ai thì giết; kẻ dưới không có quyền khiếu nại, nếu vua bảo chết mà không chịu nghe gọi là bất trung; với một quyền lực như vậy, ông vua được hưởng tất cả mọi nhu cầu cần thiết theo sự kính trọng tột cùng của mọi người. Làm vua quả thật không đơn giản tí nào, vì người đó nhiều đời đã từng phục vụ và đóng góp cho nhân loại quá nhiều, nên ngày nay mới được hưởng phước làm vua. Quyền lực thời phong kiến xem ông vua là con trời, đại diện cho thượng đế an bài, sắp đặt, và cả đất nước con người thuộc quyền sở hữu của vua.

Ở thời đại cổ xưa, con người rất tin tưởng vào đấng thần linh, thượng đế mà không dám chống trái vì sợ thần linh giận dữ, trừng phạt. Ngày nay, con người văn minh tiến bộ vượt bậc nên thấy chế độ phong kiến quân chủ độc tôn không còn phù hợp với thời kỳ khoa học hiện đại, do đó đã thay đổi cơ chế quyền lực thành dân chủ nhiều đảng để cùng cạnh tranh làm việc, phục vụ, đóng góp lợi ích cho xã hội, được dân bầu từng nhiệm kỳ một. Nếu vị lãnh đạo nào có khả năng làm lợi ích cho đất nước nhiều thì được bầu thêm một nhiệm kỳ mới, nhưng tối đa chỉ hai nhiệm kỳ rồi nhường chỗ cho người khác, do đó tình trạng tham nhũng, lạm phát của công rất ít khi xảy ra. Cơ chế dân chủ hay ở chỗ nếu mình nắm ghế quyền lực mà không đủ khả năng để giúp ích mọi người thì tự xin từ chức, hoặc nếu lạm dụng quyền hạn tham nhũng thì có pháp luật truy tố đem lại công bằng, lợi ích cho xã hội.

Theo lời Phật dạy, “thế gian này năm loài cùng chung ở hay có sáu đường luân hồi, con người là một chúng sinh cao cấp nhờ có suy nghĩ, nhận thức, phân biệt đúng sai; nếu biết vận dụng đi theo chiều tốt đẹp thì không ai bằng và ngược lại thì vô cùng cực ác”. Lịch sử nhân loại đã chứng minh rõ điều đó, chỉ có con người tâm linh mới đủ khả năng giúp nhân loại vượt qua rào cản của si mê, tội lỗi nhờ có hiểu biết và thương yêu trong bình đẳng. Ai làm người cũng nên biết thao thức, trăn trở và hãy mở rộng tấm lòng ra để cùng nhau kết nối yêu thương, sẻ chia cuộc sống. Đời sống con người luôn song hành hai phần thân và tâm, tức thể xác và tinh thần; nhưng đa số chúng ta chỉ chú trọng về phần vật chất cho thân nhiều hơn mà quên lãng đi yếu tố tinh thần. Mặc dù chúng ta sống trong giàu có, tiện nghi vật chất đầy đủ, nhưng lại nghèo nàn phần tâm linh nên chúng ta thường thất vọng, khổ đau. Lại có một hạng người tuy giàu có, dư dã, nhưng lại sống khổ sở hơn người nghèo vì chẳng dám ăn, dám xài, nói chi đem ra giúp đỡ cho người khác. Họ sống trong tham lam, ích kỷ, hẹp hòi, lao tâm nhọc sức để tích chứa cho riêng mình.

Muốn cho xã hội được phát triển vững mạnh và lâu dài thì con người cần phải làm giàu tri thức và đạo đức. Tri thức giúp phát triển xã hội, đạo đức giúp con người sống có hiểu biết và yêu thương hơn. Tri thức và đạo đức như đôi cánh chim tung bay khắp cả bầu trời rộng lớn để cùng bồi đắp cho nhau sống có tình người bằng trái tim hiểu biết. Thiếu tri thức thì không làm được gì, có tri thức mà không có đạo đức thì dễ dàng bị tha hóa, tiêu cực, làm thiệt hại cho nhau. Con người là chủ nhân ông của bao điều họa phúc, bất hạnh hay khổ đau là do chính mình quyết định. Chúng ta hãy vì tình thương của nhân loại mà cùng chia sẻ cho nhau, vì con người hơn hẳn các loài vật là có sự hiểu biết nên chúng ta cùng nhau chia vui, sớt khổ để thiết lập tình thương theo nhịp cầu tương thân, tương ái bằng tình người trong cuộc sống.
 
Thương ghét nhiều làm cho mình và người cùng khổ

Sống ở đời ai cũng cần có tình cảm, hay nói cho đúng là tình người trong cuộc sống. Tình cảm là khả năng nhận biết các cảm giác qua sự tiếp xúc của sáu giác quan như mắt-tai-mũi-lưỡi-thân-ý. Con người là một chúng hữu tình, vì có tình nên phát sinh ra hai vấn đề ưa và ghét. Khi gặp cảm thọ dễ chịu thì sinh ra ưa thích luyến ái, muốn được lâu dài nên bám giữ, nuối tiếc; khi gặp cảm thọ khó chịu thì tỏ thái độ không hài lòng, bực tức rồi giận hờn mà phát sinh phiền muộn, khổ đau. Tình cảm con người được biểu hiện qua tâm lý cảm xúc ưa thì thương yêu, thích thú, lo lắng, phiền muộn và ganh tỵ; ghét thì sinh ra giận hờn, tức tối, khinh bỉ, coi thường và tìm cách trả thù. Có một loại tình cảm mà từ xưa cho đến nay nhân loại bao giờ cũng ca ngợi đó là tình yêu nam nữ. Khi yêu nhau ta hay thầm thương, trộm nhớ, ấp ủ tâm tư muốn chiếm hữu cho riêng mình nên sinh ra ích kỷ, nhỏ mọn, hẹp hòi. Cảm xúc là một trạng thái phản ứng tinh thần do bị kích động bởi hai trạng thái yêu thương và ghét bỏ, nên chúng mang tính tích cực hoặc tiêu cực. Thường những cảm xúc tích cực đem đến cho người ta sự vui vẻ, an lạc, hạnh phúc. Cảm xúc tiêu cực làm cho người ta đau khổ, buồn rầu, tức giận, ghét bỏ, sợ hãi, bất an, thất vọng và đau đớn. Nếu chúng ta một bề cứ chấp trước, bám víu, ôm mãi vào lòng cảm xúc xấu quá nhiều thì lâu ngày sẽ dẫn đến tình trạng rối loạn cảm xúc, có thể gây ra nhiều chứng bệnh hiểm nghèo trong cơ thể như bệnh thần kinh, huyết áp cao, viêm khớp, ung thư bao tử và bệnh trầm cảm.

Chúng tôi có duyên lành hàng tháng đến trung tâm Bảo Trợ Xã Hội Chánh Phú Hòa- Tỉnh Bình Dương để cùng tâm tình và chia sẻ với bà con cô bác anh chị em niềm tin sống có hiểu biết và thương yêu. Rồi cứ ba tháng một lần, chúng tôi đến trung tâm Tâm Thần Tân Định- Huyện Tân Uyên- Tỉnh Bình Dương, nơi đây gần 1200 người bệnh tâm thần từ nhẹ cho tới nặng. Nguyên nhân chính dẫn đến bệnh hoạn như thế là nghiệp nhân si mê đưa vào cơ thể các chất kích thích, hoặc mua bán các chất đó cho mọi người. Ngoài những yếu tố trên còn có các yếu tố phụ là chất chứa cảm xúc xấu trong lòng quá nhiều nên gây rối loạn, dẫn đến bệnh hoạn. Muốn hóa giải những cảm xúc xấu đó, chúng ta cần có tình yêu thương chân chính, cần có tình người với nhau để làm chất liệu sống giúp con người vượt qua cạm bẫy cuộc đời mà biết cảm thông, tha thứ và sẵn sàng san sẻ cho nhau.

Cuộc sống chúng ta nếu không có tình yêu thương nhân loại thì ta sống để làm gì, nhưng yêu thương không đúng cách, đúng chỗ, đúng thời thì dễ trở nên sầu bi, khổ não. Trong mối quan hệ mật thiết với nhau, ai cũng muốn được yêu thương vì đó là chất liệu sống cần thiết cho con người; nhưng khi thương ai, chúng ta chỉ muốn chiếm hữu cho riêng mình. Đã làm người ai cũng cần có tình yêu thương chân chính, nhưng đa số chúng ta yêu thương trong sự ích kỷ, hẹp hòi, nên dễ dẫn đến si mê, chấp ngã mà sinh ra ghét bỏ, giận hờn. Khi tham muốn, thích thú một cái gì mà không được thỏa mãn thì sinh ra thèm khát; như chúng ta ham muốn khoái lạc với người khác phái nhưng không có đủ điều kiện để tác thành, ta ôm ấp, thèm khát mãi cho đến khi không làm chủ được bản thân, dễ dàng dẫn đến cuồng si, hành động trong mê muội. Cái gọi là nhu cầu trong cuộc sống nhưng bị cấm đoán lâu ngày thì sẽ hấp dẫn con người thèm khát lạ thường, nếu không biết cách hóa giải thì cuối cùng phá rào làm bậy.

Cảm thọ và cảm xúc trong luyến ái thương ghét

Thế giới loài người chúng ta cứ loanh quanh, lẫn quẩn trong tình cảm thương yêu và ghét bỏ, tạo ra cảm xúc vui buồn, tốt xấu lẫn lộn. Nhất là các em trai tuổi từ 15 đến 18 trong giai đoạn chuyển biến tâm sinh lý để trở thành một người lớn, lúc này các em dễ dẫn đến tình trạng thủ dâm bởi cảm thọ khoái lạc; nếu không biết điều hòa chừng mực sẽ tạo ra cảm xúc ghiền, do đó dễ dẫn đến làm những điều bậy bạ. Nhiều em vì không đè nén được cảm xúc nên thủ dâm quá độ, đến khi lập gia đình bị giới hạn trong sinh hoạt tình dục làm cho người bạn đời dễ bị hụt hẫng, chới với trong quan hệ chăn gối ái ân. Trong tình cảm thường phát sinh ra hai trạng trái cảm thọ và cảm xúc. Vậy cảm thọ và cảm xúc khác nhau ra sao? Khi nghe một vị Pháp sư nói chuyện về cách thức chuyển hóa và làm mới lại chính mình, ta cảm thấy nhẹ nhàng, thoải mái như trút gánh nặng trên vai, đó là cảm thọ; nhưng khi hiểu được như vậy, ta bỗng dưng dâng trào nước mắt, hai hàng lệ rơi bởi sự xúc động mạnh mẽ; cảm xúc là trạng thái biến dạng từ sự rung động mãnh liệt của cảm thọ, nó được phát ra từ tình cảm của một con người. Trong cảm xúc cũng có hai loại tốt và xấu. Xấu thì bi quan, chán nản, mặc cảm tội lỗi, hờn giận, bất mãn, lo lắng, sợ hãi, ganh tị, tật đố, thèm khát, kiêu ngạo và phá bỏ. Tốt thì mừng vui, thương mến, yêu thích, nhiệt tình, cởi mở, vui vẻ, trong hoan hỷ. Những loại cảm xúc xấu làm cho ta bực bội, khó chịu trong người và bộc phát ra bên ngoài; như khi giận ai thì mặt đỏ bừng lên trong rất dữ tợn, khi lo sợ hay bất an một điều gì đó thì mặt mày tái mét và khi phiền muộn, khổ đau thì dáng điệu ủ rủ, tiều tụy như người khóc đưa tang mẹ. Mặc cảm tội lỗi về quá khứ năm xưa ta lỡ làm điều sai quấy rồi ăn năn, hối hận, day dứt mà không tháo gỡ được, lâu ngày trở thành nội kết để ta ôm mãi mối tơ lòng. Khi ta tức giận hay ghét bỏ một người mà không có cơ hội trả thù được, cái giận nó cứ âm ỉ, sôi sục mãi trong lòng ta lâu ngày, để rồi biến thành nội kết làm cho ta đau khổ tột cùng. Khi đã trở thành nội kết rồi thì dù có trải qua 10 năm hoặc 20 năm đi nữa, ta vẫn luôn bị nó dằn dặt mãi nên ôm vào nỗi khổ, niềm đau cho đến khi gần tắt thở, lìa đời mà tâm niệm chấp trước vẫn cứ sôi sục mãi trong lòng.
 
Ôm luôn thù hằn ghét bỏ vào lòng

Chúng tôi đã từng biết và mắt thấy tai nghe về một gia đình nọ. Người cha có một đứa con gái vì si mê tình ái nên bỏ nhà theo trai; giận quá nên ông cứ ôm ấp mãi nội kết vào lòng mà không tha thứ cho đứa con gái và vì sĩ diện làm cha nên ông cấm tuyệt không cho cô ta về nhà. Cho đến khi ông lên cơn bệnh nặng sắp chết, ông còn dặn kỹ bà vợ “nếu tôi có chết cũng không cho con Thắm về để tang”, nói xong ông tắt thở; nhưng mẹ cô ta thương con nên gọi về để tang cha, đứa con gái có mặt trước linh cửu của cha mình đốt nén tâm hương mong cha tha thứ, cảm thông cho lỗi lầm năm xưa, vì con trẻ còn quá dại khờ. Người cha đó mặc dù đã chết nhưng thần thức vẫn tức tối, bảo thủ nỗi oán giận đứa con mình nên ôm luôn nội kết phiền muộn, khổ đau mà ra đi không được. Đương lúc con cái trong gia đình khóc thương thì bỗng dưng một mùi xú uế hôi thúi xông lên nực nồng khó chịu làm cho cả nhà sống dở, chết dở vì cái mùi ấy. Mặc dù được các nhà đạo đến để tìm cách bít lấp chỗ xì đó nhưng không hiệu quả, khiến không khí tang chế trong gia đình trở nên ảm đạm hơn. Không ai dám tới để phúng điếu cùng chia sẻ với gia đình vì mùi xú uế ấy. Đây là một câu chuyện có thật trong cuộc đời, chính bản thân chúng tôi khi xưa đã từng ăn nhậu chung với ông ta. Ông ta thường trách móc về đứa con gái của mình trong lúc đang nhậu với chúng tôi. Chính vì ông không cảm thông và tha thứ cho đứa con nên ôm luôn cảm xúc phiền muộn vào lòng mãi. Từ cảm xúc giận dỗi, ông chấp trước bám vào đó lâu ngày trở thành nội kết, nó cứ sôi sục âm ỉ bên trong tạo ra vết thương lòng khó phai, nên đến khi chết rồi ông vẫn cứ ôm giữ chặt, do đó không siêu được. Lúc còn sống, ông thường nói với bà vợ rằng, “nếu sau này tôi có chết bà đừng cho con Thắm về để tang tôi, vì nó không phải là con của tôi, nếu bà không nghe lời, tôi sẽ xì cho cả nhà hôi thối cho mà coi”. Con người ta do bám víu, chấp trước vào cái thấy, nghe của mình nếu ai làm khác đi thì không đồng ý. Đứa con gái vì chút si mê tình ái do tuổi trẻ bồng bột mà bị người cha không nhìn nhận là con của mình. Ai trong cuộc đời không một lần lầm lỗi hay vấp ngã, không ai muốn điều đó. Vì vậy, bậc làm cha mẹ hãy nên sáng suốt bao dung, biết thương tưởng con cái còn nhỏ dại mà tha thứ lỗi lầm. Người cha đó vì sĩ diện với mọi người nên ôm hận vào lòng đến khi chết vẫn mang theo, do đó mà không siêu được.

Quả thật, ý thức con người thật là ghê gớm! Một ý niệm phiền muộn khởi lên nếu ta cứ ôm ấp mãi để rồi lâu ngày trở thành nội kết thì tâm niệm đó cứ theo ta suốt đời, suốt kiếp, nên thế giới này sở dĩ chiến tranh binh đao tàn sát, giết hại lẫn nhau không có ngày thôi dứt cũng chỉ vì ôm nội kết oan khiên vào lòng mà không buông xả được. Chúng ta tu là để chuyển hóa những cảm xúc xấu, không cho chúng biến thành nội kết. Nếu ta cứ để những tâm niệm ích kỷ, thù hằn trong lòng, thử hỏi làm sao không có án mạng xảy ra. Con người luôn sống trong cái vòng lẫn quẩn từ sự chấp ngã dẫn đến muốn chiếm hữu cho riêng mình, từ đó sinh ra bao điều tội lỗi do tâm chấp trước, bám víu vào “cái ta” ích kỷ này. Mỗi một con người đều có thói quen và quan niệm khác nhau tùy theo sự huân tập trong quá khứ hoặc hiện tại nên không ai giống ai. Nếu ta cứ chấp trước, bám víu vào đó, bắt buộc mọi người phải giống mình thì thật là một tai hại; nếu ai làm khác đi thì ta không bằng lòng và ôm vào một khối phiền muộn, khổ đau để mỗi ngày chúng hành hạ, dằn dặt chính ta mãi.

Nói tóm lại, khi ưa thích thì sinh luyến ái, muốn bảo vệ cho riêng mình nên tư tưởng chiếm hữu phát sinh và ta muốn nó mãi là của mình, ai chạm đến thì không được. Khi ghét ai thì bao nhiêu oan khiên, hận thù ta ôm mãi vào lòng, để rồi ta tự tạo cho mình gánh nặng khổ đau mà giết chết mình theo thời gian. Khi giận ai thì ta muốn trả thù, khi ghét ai thì ta muốn phá bỏ. Hai tâm niệm này làm cho ta sống trong hiềm hận, khổ đau. Ai khéo tu thì tìm cách chuyển hóa chúng, đừng để nó âm ỉ sôi sục mãi trong lòng. Nếu ta thường xuyên quán chiếu từng tâm niệm trong tỉnh giác, ta sẽ cảm nhận được sự bình an, hạnh phúc ngay tại đây và bây giờ.

Cha mẹ là thầy giáo đầu tiên của con trẻ

Gia đình là tổ ấm làm nên chất liệu cuộc sống nếu cha mẹ biết quan tâm, lo lắng cho con cái đúng mức. Thường con cái bị hư hỏng là do ỷ lại sự nghiệp của cha mẹ và con cưng là con hư. Thật ra, chẳng có ai lo lắng cho ta hết cuộc đời này, dù cha mẹ rất nuông chiều ta nhưng đến một lúc nào đó, ta cũng phải đi bằng đôi chân của mình, vì có cha mẹ nào sống đời với ta đâu. Xưa có hai vợ chồng tiều phu già với đứa con trai duy nhất được mẹ cưng chiều quá đáng. Bà ta vì sợ con mình cực khổ nên không cho nó làm gì động đến móng tay. Biết mình không còn sống được bao lâu nữa, nên ông già bí mật cất giấu số tiền dành dụm bấy lâu nay vào một nơi kín đáo. Ông viết di chúc lại cho con rành rẽ, “nếu con làm được đồng tiền đầu tiên bằng chính mồ hôi, sức lực của mình thì …”. Chàng thanh niên rất muốn được lấy số tiền đó nhưng lại không chấp nhận lời đề nghị của cha. Mẹ cậu ta vì thương con nên đã lén bán đi một số tư trang của bà và đem đưa cho đứa con. Xưa nay, chúng ta thường nghe nói “con hư tại mẹ, cháu hư tại bà”, quả thực là khá chính xác. Bà mẹ đó vì cưng chiều con quá đáng nên để con suốt ngày ngồi không hưởng thụ trong khi cha mẹ già còng lưng ra làm việc nuôi con; may nhờ có người cha kiên cường nên mới giúp đứa con thay đổi nhận thức và hành động tốt đẹp về sau.

Xưa nay cậu ta quen thói ăn không ngồi rồi nên khi cầm số tiền duy nhất của mẹ thì cậu thoải mái vui chơi, thong thả cho qua ngày tháng; đến khi số tiền chỉ còn một ít, cậu ta mới trở về nhà đưa cho cha rồi nói dối “đó là công sức của con làm mấy ngày hôm nay”. Người cha già dửng dưng, lạnh lùng cầm số tiền đó quăng hết xuống ao. Đứa con trai vẫn tỉnh bơ như không có chuyện gì xảy ra, bà mẹ nhìn thấy liền ôm mặt khóc vì tiếc của. Người cha nhắc lại lời di chúc ban đầu và đuổi đứa con ra khỏi nhà liền lập tức. Cậu con trai tiếp tục ra đi phương xa kiếm miếng ăn mà trong người không có một đồng xu dính túi. Cơn đói khát bắt đầu hoành hành, chàng đành phải năn nĩ người ta cho làm thuê, làm mướn, miễn sao có chén cơm sống qua ngày. Đồng tiền cậu làm được trong một ngày, ăn uống kham khổ, nhín nhúc bớt lắm mới dư được chút ít. Sau một thời gian làm lụng vất vả, dành dụm được ít tiền chàng mới trở về nhà thăm cha mẹ.

Cũng như lần trước, người cha cầm số tiền ít ỏi của con quăng hết xuống ao. Đứa con bây giờ có khác ngày trước, cậu ta xót xa thương tiếc tiền mình làm ra nên nhảy ùm xuống ao, xuýt chút nữa là mất mạng vì không biết lội. Trong khi đối diện với cái chết gần kề, người con bây giờ mới kính trọng và hiểu được tấm lòng cao quý của cha mình nhiều hơn. Đứa con tỏ ra ăn năn, hối hận trong lòng nên mới quỳ xuống lạy tạ sám hối, xin cha tha thứ lỗi lầm con trẻ dại khờ không biết công sinh thành dưỡng dục, mang nặng đẻ đau, làm lụng vất vả, nhọc nhằn mới nuôi con khôn lớn đến ngày nay. Người cha lúc này mới thật sự yên tâm và từ đó ông trao hết gia tài cho con. Đứa con bây giờ mới có nhận thức chín chắn về trách nhiệm và bổn phận của một con người đối với gia đình và xã hội.

Sai lầm đáng tiếc

Tôi và cậu con trai trong câu chuyện đồng thói quen ỷ lại vào cha mẹ và người khác. Cậu con trai đó nhờ sự giáo dục nghiêm khắc của người cha mà sau này trở thành một nhà doanh nghiệp thành đạt. Bây giờ người ấy luôn có mặt trên từng cây số để ủng hộ và giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh. Còn tôi bây giờ tuy được xuất gia tu hành, trên cầu thành Phật, dưới cứu độ chúng sinh, nhưng tôi chẳng khác nào cậu con trai năm xưa chỉ biết tham cầu lợi dưỡng cung kính, cúng dường. Thậm chí khi gia đình Phật tử có duyên sự cần thiết nhờ chư Tăng tụng niệm bái sám, nếu lỡ gia đình nào nghèo không cúng dường bao thư thì trong lòng tôi cảm thấy không vui, sau này nghe nói đến Phật tử đó thì tôi tìm cách lánh xa. Gia đình nào cúng dường hậu hỷ thì bản thân tôi tìm cách thân cận, khen ngợi, tâng bốc để được lòng thí chủ. Việc tôi tiếp khách Phật tử cũng lại như thế, ai có tiền bao thư thì tôi tiếp đãi long trọng như nhà riêng của mình, bất kể là làm ảnh hưởng chư Tăng đang sống chung với mình, miễn mình có tiền nhiều là được. Chính vì vậy, sau này các Phật tử đó coi thường quý thầy, lúc đầu họ đến vì Tam bảo, sau này họ đến vì tình cảm riêng tư làm xáo trộn Tăng chúng, và cuối cùng dẫn đến tình trạng giành giật “thầy đó là thầy của tôi, thầy kia là thầy bá vơ vất vưỡng”. Tôi tự cảm thấy xấu hổ và hối hận vì tôi tu là để được lợi dưỡng cho riêng mình và muốn người khác phải tôn sùng mình làm thầy thiên hạ. Quả thật, tôi không xứng đáng làm con nhà Thích tử chút nào, vì ở ngoài đời nhân loại không hiểu biết chân lý sống làm người nên mới đua chen, giành giật, giết hại lẫn nhau; còn tôi được thấm nhuần Phật pháp sau thời gian trượt dài trong đam mê tội lỗi và được Phật Pháp cứu vớt; ấy thế mà vẫn chứng nào tật nấy. Tuy bây giờ chứng tật có khác hơn so với lúc trước, nhưng tôi vẫn là con người tham lam, ích kỷ, đội lốt con lừa sư tử.

Hôm nay, nhân kể câu chuyện cậu con trai chỉ biết sống bám vào cha mẹ, chưa từng làm ra đồng tiền chính bằng mồ hôi nước mắt của mình nên không biết trân trọng, quý kính giá trị của nó; tôi có dịp nhìn nhận lại chính mình. Tôi xưa kia đã hơn nữa đời lầm lỡ vì quan niệm ấy, cho đến lúc được vào Thiền viện tu hành rồi mà bản ngã càng phình to hơn vì nghĩ mình là thầy thiên hạ. Cho đến bây giờ tôi chỉ hiểu biết suông, lý giải suông, nên nhiều khi đối diện với cuộc đời, nửa gió bát phong cũng không qua nổi, huống gì là “tám gió thổi chẳng động”. Tuy nhiên, hiểu được, biết được còn hơn, vì mình còn thấy được lỗi lầm, đã thấy được lỗi lầm thì còn có cơ hội ăn năn, sám hối; biết mình còn khiếm khuyết nhiều nên cố gắng, bền chí sửa sai nhằm chuyển hóa ba nghiệp tham-sân-si để vươn lên vượt qua cạm bẫy cuộc đời, nhờ vậy không bị chết chìm trong hang quỷ vô minh.

Nói đến đây, tôi mới nhớ lại một bài Kinh mà ngài A Nan thắc mắc hỏi Phật về một điềm chiêm bao kỳ lạ. Điềm ấy như sau, “có một cõi đó, chư Tăng toàn sống và làm việc dưới hầm, còn những người cư sĩ mặc tình ung dung đi lại tự do phía trên, không bị sự giới hạn, ngăn cách nào”. Thông thường, chư Tăng tu học là nhờ sự hộ trì cúng dường của Phật tử, nếu quý thầy thọ dụng của đàn na tín thí mà không chịu học hỏi tu hành, làm lợi ích cho tha nhân thì sẽ chịu nhân nào quả nấy tùy theo mức độ nặng, nhẹ. Phật dạy, nhân quả rất công bằng và bình đẳng, không thiên vị một ai. Làm tốt được hưởng phước, làm ác chịu khổ đau. Nếu ai có duyên thể nghiệm lời nói trên thì chắc chắn phải ưu tư, trăn trở về sự tu hành của mình để xứng đáng làm bậc mô phạm giúp mọi người chuyển hóa những nỗi khổ, niềm đau thành an vui, hạnh phúc; hay chúng ta lại nghĩ rằng mình là ông thầy nên bắt buộc mọi người phải tôn trọng, cung kính?

Như ông già tiều phu kia do khéo biết dạy con một cách thật tài tình, nếu không phải vậy thì con người ta dù có sống đến 100 tuổi cũng chỉ làm thiệt hại cho bản thân, gia đình và xã hội. Thật may mắn là chúng ta còn có tính biết sáng suốt ngay nơi thân vật chất này, nương nơi mắt thì thấy nghe không lầm lẫn, thấy chỉ là thấy, tai mũi lưỡi thân ý cũng lại như thế, nếu ai biết thể nhập thì một đời sẽ sống lợi ích cho tha nhân nhiều hơn là cho chính mình. Đồng tiền của chàng trai ấy tuy làm ra rất ít ỏi nhưng giá trị của nó quý hơn gấp trăm ngàn lần đồng tiền vô nghĩa, ăn bám vào người khác, dù đó là tiền cúng dường. Người sống ăn bám vào cha mẹ hoặc của người thân, hay thọ nhận của cúng dường quá đáng mà không biết tu hành cũng giống như cục đá mài dao càng ngày càng mòn cho đến lúc hết xài được, trong khi dao càng mài thì càng sắc bén, phục vụ, đáp ứng nhu cầu, đời sống cho con người. Nếu ai biết làm việc phước thì phước càng tăng trưởng nên thong dong, tự do đi trên cầu ngắm cảnh xem hoa, vui thích đó đây.

Thật ra, không có gì thiêng liêng và cao quý bằng tình cha mẹ. Khi chưa mở mắt chào đời, đứa con được nằm trong lòng người mẹ, hưởng trọn vẹn phút giây êm ả, ấm áp tình người; rồi từng giờ, từng ngày, mẹ mớm cho dòng sữa ngọt ngào; đến khi khôn lớn trưởng thành, mọi thứ, mọi cái đều có cha mẹ lo, con trẻ khỏi phải nhọc nhằn, lao khổ. Cho nên, Phật dạy “ơn cha, nghĩa mẹ khó đáp đền”; và chính ngài cũng thế, “sở dĩ ta tu hành thành Phật cũng nhờ công ơn cha mẹ, nếu không có mẹ sinh, cha nuôi dưỡng thì làm sao có thân này để ta tu tập mà thành Phật”. Do đó, hạnh hiếu là hạnh Phật, con hiếu là con Phật, và đạo Phật là đạo hiếu thảo nhất trên đời, vì dạy cho con người biết sống yêu thương bằng trái tim hiểu biết. Nuôi dạy con cái đúng cách là trách nhiệm của bậc làm cha mẹ nếu muốn con mình sau này khôn lớn, trưởng thành làm việc có ích cho gia đình và xã hội. Nhìn từ góc độ gia đình, cha mẹ là vị thầy giáo dục đầu tiên cho con trẻ. Dân gian ta có câu “cây còn nhỏ không uốn thì lớn dễ gãy cành”. Cho nên, bậc làm cha mẹ dạy cho con mình có nhận thức sáng suốt, sống không ỷ lại mà phải biết tự lập vươn lên; như con cái lỡ vấp ngã một lần thì ta có thể hỗ trợ cho chúng đứng dậy, nhưng đến những lần ngã khác ta phải chỉ cho chúng biết cách tự mình đứng dậy. Này các bạn trẻ, nếu chỉ biết ỷ lại hay phó mặc số phận, cuộc đời thì các em coi chừng rơi vào hố sâu của tội lỗi. Ai muốn hoàn thiện chính mình thì ngay khi còn trong mái ấm học đường hãy nên chuyên cần học hỏi, tự cố gắng sống không ỷ lại vào kẻ khác, tự mình thắp đuốc lên mà đi. Ai làm được như thế từ trong nhận thức cho đến hành động thì tương lai sẽ là người tốt trong hiện tại và mai sau.

Sống là để yêu thương

Gia đình lý tưởng là gia đình vợ chồng sống chung thủy, biết thương yêu, cảm thông và độ lượng. Cha mẹ có trách nhiệm đối với con cái, con cái biết hiếu kính cha mẹ và ông bà, tổ tiên. Tình thương chân thật là yếu tố hạnh phúc giúp cho mọi người sống có trách nhiệm với nhau. Muốn được như vậy, chúng ta phải gia công học hỏi, nghiên cứu, tìm tòi và chọn cho mình một nghề nghiệp chính đáng.

Từ người đứng đầu một đất nước cho đến thứ dân bần cùng đều có việc làm khác nhau để hỗ trợ cho nhau trong cuộc sống tương quan này. Trong xã hội, nghề nghiệp và địa vị có thể khác nhau. Những người khéo biết sống sẽ chọn cho mình một nghề nghiệp chân chánh hay còn gọi là Chánh mạng.

Dù ở địa vị hay hoàn cảnh nào, nếu chúng ta làm việc bất chánh sẽ đều đem đến phiền muộn, khổ đau cho nhiều người. Ngược lại, nếu chúng ta sống hiền lương đạo đức, không gian tham dối trá, sống thành thật với mọi người thì ta sẽ có đời sống an vui, hạnh phúc.

Có một gia đình mẹ là chủ một cửa hàng tạp hóa nhỏ, đứa con trai những khi rảnh rỗi thường ra cửa hàng chơi hoặc phụ giúp mẹ công việc lặt vặt. Ngày nào cũng vậy, cửa hàng có những hóa đơn thu và trả tiền thanh toán tại chỗ hoặc gửi qua đường bưu điện. Cậu con trai thường được mẹ giao hóa đơn đến bưu điện gởi đi. Công việc làm mỗi ngày đối với cậu đã trở thành quen thuộc.

Một hôm, cậu ta tự suy nghĩ, “mình bây giờ là một nhà kinh doanh nhỏ có thể làm ra tiền rồi”. Nghĩ là làm, cậu ta bắt đầu viết những hóa đơn để tính tiền với mẹ mình:

Con phụ mẹ quét dọn hằng ngày 1 đồng.
Con chuyển hóa đơn dùm mẹ 2 đồng.
Con tưới vườn hoa dùm mẹ 2 đồng.
Con phụ mẹ dọn dẹp linh tinh 1 đồng.
Tổng cộng mẹ phải trả cho con là 6 đồng.

Chiều hôm đó, sau khi nhận hóa đơn của con, người mẹ âm thầm nhét sáu đồng và kèm theo một hóa đơn khác để trong tủ học của con mình. Tối hôm đó, cậu ta thấy sáu đồng tiền công mẹ trả và trong lòng khởi lên niềm vui vô hạn, nhưng phía dưới đồng tiền có kèm theo một hóa đơn, “con trai yêu quý, mẹ cần con thanh toán cho mẹ một số tiền như sau:

Chi phí mẹ nuôi con 12 năm trong ngôi nhà hạnh phúc là 0 đồng.
Chi phí ăn uống và học hành mẹ lo cho con trong 12 năm là 0 đồng.
Chi phí mẹ chăm sóc cho con mỗi khi ốm đau, bệnh hoạn là 0 đồng.
Từ khi con có mặt trong cuộc đời, con có được người mẹ hết lòng thương yêu chi phí là 0 đồng.
Tất cả các chi phí mẹ dành cho con trong 12 năm tổng cộng là 0 đồng.

Sau khi cầm tờ hóa đơn của mẹ, cậu con trai cứ đọc đi đọc lại nhiều lần mà những giọt lệ cứ lăn tròn trên hai má. Cậu ta cảm thấy hối hận và ăn năn vô cùng vì tình thương của mẹ dành cho mình không gì có thể so sánh được.

Lòng mẹ bao la như biển thái bình dạt dào, tình mẹ tha thiết như dòng suối hiền ngọt ngào. Cậu ta đến hôn lên đôi má rám nắng của mẹ và nhẹ nhàng bỏ vào túi mẹ 6 đồng tiền công; còn tờ hóa đơn của mẹ cậu giữ lại để làm kỷ niệm.

Này các em, các người trẻ tôi đã kể cho các em nghe một câu chuyện tình mẹ con đẹp như trong mơ, nhưng lại có thực. Nếu các em biết trân trọng và quý kính cha mẹ thì ngay khi các em còn học trên ghế nhà trường, các em phải cố gắng siêng năng tinh cần học cho tốt. Các em học tốt để làm gì?

Để có hiểu biết và yêu thương trên tinh thần từ bi và trí tuệ. Ơn cha mẹ mang nặng đẻ đau, sinh thành dưỡng dục, không quản ngại gian nan, cực khổ để nuôi con khôn lớn từng ngày. Mẹ nuôi con như biển hồ lai láng nào có tính kể gì đâu, chỉ mong con trưởng thành theo năm tháng để sau này sống có ích cho gia đình và xã hội. Cậu bé kia chưa hiểu hết công ơn sâu dày của cha mẹ nên mới phụ mẹ chút đỉnh mà đã tính tiền công đủ thứ.

Vậy ai nuôi em đến ngần ấy tuổi mà em khỏi phải lo lắng chút nào. Tất cả các thứ trong cuộc sống, em đều có cha mẹ lo hết; lúc em còn trong bụng mẹ, em đã từng làm vua con suốt 280 ngày, mọi cái đã có mẹ lo; đến khi em mở mắt chào đời cũng được mẹ mớm cho dòng sữa ngọt, được nâng niu, chiều chuộng đủ thứ để em mau biết lật, biết bò, rồi biết cất tiếng kêu “ba! mẹ!” và chập chững đi từng bước; lúc này thì mẹ lo nhiều hơn, mẹ sợ em té, em ngã; rồi một nắng hai sương em lớn lên đi trường học còn mẹ đi trường đời để em có đủ cái ăn, cái mặc.

Vậy mà mẹ em có kể công, than vãn gì đâu. Em không thấy hóa đơn của mẹ đó sao? Không có gì để tính, chỉ có tấm lòng và tình thương của mẹ đã dành hết cho em. Em thật hạnh phúc được sống trong vòng tay âu yếm của mẹ. Trong khi đó, còn rất nhiều em sống không có cha mẹ đang bơ vơ, vất vưỡng đầu đường, xó chợ để kiếm từng miếng ăn qua sự bố thí của mọi người. Em hãy nên biết trân trọng và giữ gìn những gì mình đã có, luôn tìm cơ hội san sẽ bớt những nỗi buồn tủi cho những mảnh đời bất hạnh khác. Tôi và em, chúng ta cùng phát tâm làm nhé!

Những mảnh đời đáng thương

Dòng đời nghiệt ngã luôn cuốn trôi tất cả những gì thân thương nhất của một số người bất hạnh, không phải ai cũng có diễm phúc may mắn được cha mẹ thương yêu, bảo bọc và lo lắng.

Ta vẫn thấy con người bao thế hệ.
Giống như tằm làm kiếp để nhã tơ.
Dẫu cuộc đời vẫn đẹp như trong mơ.
Nhưng còn đó những mảnh đời bất hạnh.

Em được sinh để sống một kiếp người.
Mà sao đời không cho em sáng suốt.
Tại sao em mãi lang thang lạc loài.
Tuổi thơ em không một chút tình thương.

Em không được đến trường cùng bè bạn.
Để được sống làm người có hiểu biết.
Em tội gì để mất đi tuổi thơ.
Tôi và em cùng kết nối yêu thương.

Chân thành thay! Chân thành thay!

Chúng tôi có phúc duyên với người bất hạnh nên tháng nào cũng có những chuyến từ thiện, hoằng pháp kết hợp hài hòa về phương diện vật chất và tinh thần. Việc làm của chúng tôi mong muốn mọi người có đủ niềm tin trong cuộc sống, có hiểu biết chân chánh, có tình yêu thương nhân loại, có tin sâu nhân quả và tin có luân hồi tái sinh. Chết không phải là hết, nó chỉ thay hình đổi dạng tùy theo nghiệp nhân gieo tạo trong hiện tại mà cho ra kết quả tốt hay xấu. Đó là việc làm chủ yếu của chúng tôi cầu mong mọi người được sống bình an và hạnh phúc.

Một buổi chiều ngày nọ, tôi đang đạp xe tập thể dục hằng ngày, lúc này đường phố xe cộ qua lại tấp nập, bầu trời mây đen bắt đầu lan rộng nên mọi người ai cũng vội vàng, hối hả trở về nhà để tránh cơn mưa sắp đến. Từ phía trước xa xa, trước mắt tôi là một bé gái trạc chừng 10 tuổi đang đeo trên vai một cái bao, quần áo lấm lem, đầu không đội nón, chân không giày dép. Em vừa đi, vừa khóc mếu máu, khuôn mặt bơ phờ trông rất thảm thương. Thật là tội nghiệp! Tôi không cầm lòng được nên bước xuống xe, hỏi “vì sao con khóc, có chuyện gì đáng tiếc xảy ra cho con, thầy có thể giúp được gì cho con không?” Đứa bé ngước mắt nhìn tôi trong nghẹn ngào, xúc động nấc lên từng tiếng rồi òa khóc lớn. “Con có chuyện gì cứ nói cho thầy nghe đi”. Đứa bé lấy dạt áo lau nước mắt rồi nói, “dạ thưa thầy, từ tờ mờ sáng đến giờ con lụm ve chai bán được 20 ngàn, con bỏ tiền vào túi không ngờ túi bị rách, tiền rớt mất hồi nào con không hay, bây giờ con không dám về nhà nữa thầy ơi, vì không có tiền đem về con sẽ bị ba đánh!” Vậy ba con làm gì mỗi ngày?” “dạ thưa thầy, ba con chẳng làm gì cả, suốt ngày ông ấy chỉ nhậu nhẹt, hễ bữa nào ba con say quá thì lôi con ra đánh và mắng nhiếc đủ điều”. Tôi động lòng trắc ẩn nên xém chút lệ rơi, nghe đứa bé nói mà lòng đau nhoi nhói. Tôi thấy đứa bé càng đáng thương hơn vì vào tuổi này em có tội tình gì mà phải chịu bất hạnh đến thế. “Vậy còn mẹ con đâu?” Nghe tôi hỏi thế đứa bé càng khóc lớn hơn, “dạ, mẹ con bị ba đánh hoài nên chịu không nỗi đã bỏ nhà ra đi không một lời từ giã” “Vậy con có được đi học không?” “Nhà con nghèo lắm thầy ơi, ba không có tiền uống rượu nên làm gì có tiền cho con đi học”. Nói đến đây, tôi đã biết được hoàn cảnh của đứa bé, quả thật đáng thương làm sao! Em có tội gì mà đời đã cướp mất đi tuổi thơ để em mãi lang thang, lạc loài trong vô vọng; để em không được cắp sách đến trường cùng bè bạn; để em mất đi sự hiểu biết và yêu thương. Tôi nhìn đứa bé với lứa tuổi còn ngây thơ và hồn nhiên, ấy thế mà đã phải chịu lắm gian truân trong cuộc đời. Và tôi càng thương tâm hơn khi đất nước ta còn quá nhiều các em như thế, có khi còn bất hạnh nhiều hơn đứa bé trên. Tôi rất cảm thương tình cảnh của bé gái nên móc trong túi ra cho em 100 ngàn. “Con hãy cầm số tiền này chia ra làm 5 phần, một phần đưa cho ba, số tiền còn lại con cất đó để phòng thân những ngày thiếu tiền mà có chỗ bù vào. Đây là số điện thoại của thầy, khi nào có việc con cứ nhắn tin cho thầy”. Đứa bé không thể tin vào mắt mình, em không ngờ khi gặp vận xui thì có quý nhơn giúp đỡ. Nét mặt em bây giờ lộ rõ sự vui mừng, em khoanh tay lại nói, “con xin cám ơn thầy!”, rồi em ung dung thẳng tiến để mau về nhà. Tôi đứng nhìn theo em mà trong lòng cứ vấn vương mãi. Tôi thầm nguyện cầu hồng ân Tam bảo luôn gia hộ cho các em lúc nào sống cũng có cha mẹ đầy đủ để các em có điều kiện đến trường như bao trẻ em khác.

Tôi tiếp tục ngồi trên xe đạp chạy trên đường. Trước mắt tôi, một ngôi nhà lầu khang trang, tráng lệ đang mở nhạc sập sình với những âm thanh hết sức thu hút. Lần này thì tôi nhìn thấy một cảnh tượng khác. Một người phụ nữ tay bưng chén cơm đang cho con ăn nhưng đứa bé cứ nũng nịu chẳng thèm ăn. Người phụ nữ ấy cứ năn nĩ và dỗ dành mãi mà đứa con vẫn cứ trơ trơ. Nó còn bĩu môi nói, “hôm nay con muốn ăn phở bắc Hà Nội à”. Hiện nay, thế giới nhân loại đã trên dưới 7 tỷ người, mỗi một ngày có 40 ngàn người chết đói. Cuộc sống hiện nay có rất nhiều trẻ em đang thiếu thốn vật chất lẫn tinh thần, đang khát khao tình thương nhân loại. Các em cần sự bảo bọc của quý ban chính quyền các cấp, các nhà mạnh thường quân cùng với tấm lòng nhân ái của tất cả mọi người, chúng ta hãy vì tương lai của các em. Hiện nay, nạn tham nhũng, lãng phí xa hoa số tiền lên đến hàng tỷ tỷ. Trong khi đó, các em vẫn thiếu thốn và khát khao tình thương nhân loại. Các em rất thèm muốn được sống thương yêu, trong vòng tay âu yếm của cha mẹ để được cắp sách đến trường mà học điều nhân nghĩa. Tôi bây giờ thương các em nhiều lắm nhưng lực bất tòng tâm, tôi chỉ có tấm lòng nhân ái và lúc nào cũng thầm nguyện cầu cho các em được sống đời an vui, hạnh phúc trong sự đùm bọc, yêu thương, giúp đỡ của mọi người.

Một việc làm có ích

Nhân dịp mùa hè, có một gia đình gồm hai vợ chồng và hai đứa con nhỏ cùng đi nghỉ mát ở biển Vũng tàu. Bọn trẻ được dịp thích thú vui đùa trên biển cát. Từ phía xa xa, có một cụ già tay cầm chiếc bị cũ, dáng người nhỏ nhắn, tóc bạc trắng đang đi thẳng ra chỗ các trẻ nít vui đùa. Bà cụ mặt mày trông hốc hác, vừa đi vừa nhìn dáo dác như tìm kiếm vật gì, thỉnh thoảng bà cuối xuống nhặt cái gì đó bỏ vào túi. Cha mẹ hai bé sợ bà làm ảnh hưởng xấu đến con mình, nên cố ý gọi lớn tiếng kêu con hãy tránh xa chỗ bà cụ. Bà cụ không biết có nghe thấy gì không, cứ lặng lẽ nhìn những đứa trẻ một cách say mê. Miệng bà cười tươi nhìn trẻ nít vui đùa trông thật dễ thương, nhưng chẳng ai đoái hoài đến bà, chúng cứ làm ngơ nhìn về phía khác. Bà cứ thế lặng lẽ vừa đi vừa nhặt cái gì đó trên bãi biển một cách âm thầm. Hai vợ chồng cùng các con vào quán uống nước rồi mới hỏi thăm bà già kia làm gì, ở đâu. Chủ quán mới kể rằng, “xưa cháu của bà thường ra biển chơi, vô tình đạp đinh sét nên sau bị bệnh uốn ván mà chết. Kể từ đó, ngày nào bà cũng có mặt nơi bãi biển một vài lần để nhặt những thứ rác rưỡi chết người đó và thầm cầu nguyện cho các trẻ đến đây vui chơi thoải mái mà không bị cái gì làm trở ngại”. Việc làm của bà tuy nhỏ nhưng chứa đựng cả một tấm lòng từ bi cao cả, rộng lớn. Bà muốn mọi người đến đây đều được vui vẻ thoải mái để tận hưởng không khí trong lành của biển đẹp quê hương. Hai vợ chồng nghe xong vội tìm bà để nói lời xin lỗi về sự nghi ngờ của mình, nhưng bà đã đi xa để tiếp tục làm cái việc tầm thường đó. Ai có được người mẹ như thế và có được người bà như vậy thì thật may mắn và diễm phúc lắm. Việc làm ấy tuy đơn giản nhưng thấm đậm tình người. Trong xã hội, mỗi người đều có công ăn việc làm và chức nghiệp khác nhau, nếu ai cũng rộng lượng mở lòng một chút thì thế gian này sẽ là thiên đường của hạnh phúc, bởi ai cũng sống có yêu thương và hiểu biết thì làm gì có sự nghi ngờ và nghĩ xấu cho nhau.

Bám víu để lo toan

Đã làm người ai không có tình cảm và những mối quan hệ liên quan mật thiết với nhau, tình người, tình nhân loại, tình chúng sinh, tình cha mẹ, tình họ hàng thân thuộc, tình anh chị em chung huyết thống, tình bè bạn, tình đồng nghiệp, tình làng nghĩa xóm và cái tình đầu ấp tay gối vợ chồng… Có một loại tình cảm mà thế giới con người luôn đưa lên hàng đầu và được đề cập nhiều nhất qua các tác phẩm văn hóa nhân loại là tình yêu nam nữ. Tình cảm con người được biểu hiện qua các cảm xúc thân thương và ghét bỏ do mối quan hệ ta và của ta hay người và của người. Từ tình cảm đó phát sinh luyến ái yêu thích chấp giữ, bảo vệ, thành ra có thương yêu vị kỷ chỉ muốn riêng cho mình; ngược lại thì sinh ra oán ghét, hận thù, tìm cách làm tổn hại cho nhau. Tình yêu nam nữ thường được người đời tôn vinh và ca ngợi; nhưng bao học thuyết, bao nhiêu chủ thuyết, bao nhiêu tôn giáo đều chỉ ca ngợi không có gì đẹp bằng tình yêu chân thật vượt qua sự vị kỷ của tình yêu nam nữ. Trong tình yêu chân thật không có sự buồn thương, giận ghét, bất an, lo lắng và sợ hãi; vì đã vượt qua hai khái niệm thương và ghét.

Ngày xưa, có đôi nam nữ trai tài gái sắc thương yêu nhau rất mặn nồng, tha thiết. Cặp trai tài gái sắc này khó ai bì kịp, họ sống với nhau rất ư là hạnh phúc. Do quá xứng đôi vừa lứa nên suốt ngày họ chỉ say mê đắm đuối ngắm nhìn nhau mà không biết nhàm chán. Tưởng hạnh phúc như thế được dài lâu, nào ngờ tai họa bắt đầu giáng đến, cặp vợ chồng trẻ này không biết bị bệnh gì mà mắt hai người từ từ mờ dần và cuối cùng mù hẳn. Lúc này, chàng không nhìn thấy được nàng nữa và nàng cũng không còn được thấy chàng. Việc này khiến cả hai người đều đau thương, buồn tủi và hết sức là lo lắng. Vì sợ mất nhau nên người chồng tối ngày cứ suy nghĩ, “vợ ta dung nhan xinh đẹp kiều diễm đúng như một trang tuyệt sắc giai nhân, trên đời này khó có ai đẹp bằng nàng. Ta bây giờ bị mù lòa, không nhìn ngắm nàng được, nếu để cho người khác nhìn thấy nàng thì ta sẽ mất nàng trong chớp mắt”. Người chồng nghĩ vậy và người vợ cũng nghĩ như chồng, “chồng ta đẹp trai, khôi ngô, tuấn tú, mặc dù mắt bị mù nhưng hàng khối người phụ nữ khác vẫn bị chết mê, chết mệt khi nhìn thấy chàng. Vì vậy, ta dù có đui mù cũng phải canh chừng kẻo các nàng ấy cướp mất chàng của ta”. Chàng và nàng vì sợ mất nhau nên lúc nào cũng nắm tay nhau, đi cùng đi, ngồi cùng ngồi, nằm cùng nằm, thậm chí cho đến khi giải quyết việc riêng của mình thì hai người vẫn không rời xa nhau. Cứ như thế trải qua 20 năm, họ luôn sống gắn bó với nhau không rời nửa bước.

Con người ta xưa nay thường lầm chấp rằng cái gì cũng cố định, không có sự đổi thay, nên chúng ta cứ cố chấp bám víu vào đó để rồi nhìn đời bằng cặp kính màu đen. Chúng ta hy vọng nắm bắt, uốn nắn mọi việc nó theo ý mình nhưng có bao giờ được đâu. Thương thì sinh luyến ái muốn bảo vệ, chấp thủ cho riêng mình; ai chạm đến thì phát sinh phiền não vì sợ bị mất mát bị người khác chiếm đoạt. Thương yêu vốn là bản năng có sẵn nơi mỗi con người. Thế giới con người chúng ta mọi người đều sống cần có tình cảm và sự yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau; nếu không như vậy thì cuộc sống này trở nên vô nghĩa.

Trở lại câu chuyện ngụ ngôn trên, chúng ta thấy ai cũng muốn bám víu cái thân vô thường, sinh diệt này, cứ muốn làm sao cho thân này trẻ mãi không già. Đã làm người thì làm sao không yêu thương được; không nhớ, không thương thì cuộc sống này có ý nghĩa gì; nên người ta thường nói, “yêu là khổ, không yêu thì lỗ - Thà chịu khổ chứ không chịu lỗ”; nên hầu như ai cũng chấp nhận khổ để được yêu. Sống mà không có yêu thương thì cuộc đời trở nên vô nghĩa. Cho nên, ta cứ yêu và khi yêu trái tim ta màu xanh; nếu sợ khổ mà không kết tình yêu thương thì thế gian này cuộc sống đâu còn giá trị nữa, phải không các bạn? Ta cứ yêu và ta đã yêu, yêu nhau thật nhiều, nhờ thế ta sẽ thấy cuộc sống này trở nên có ý nghĩa và nhiệm mầu biết bao. Tình yêu thương chân thật là phương thuốc tâm linh mầu nhiệm chuyển hóa những nỗi khổ, niềm đau thành an lạc, hạnh phúc.

Tình cảm con người được biểu hiện qua các tâm lý cảm xúc hạnh phúc và khổ đau; bởi thương yêu và ghét bỏ, vui vẻ và phiền muộn, lo lắng và sợ hãi, ganh tị và tật đố, đều do sự tham muốn quá đáng dẫn đến chấp ngã, gây đau khổ cho nhau. Thực tế, chúng ta sống trên đời này là để được yêu thương và chia sẻ để được mở rộng tấm lòng nhân ái với tất cả mọi người; nhưng vì bị vô minh che lấp, nên tham-sân-si-phiền não nỗi lên làm che mờ tính giác thanh tịnh, sáng suốt của ta; do đó khổ đau bắt đầu có mặt. Để được thương yêu trong cuộc sống, chúng ta cần phải biết chia vui sớt khổ, cảm thông và tha thứ, luôn thương yêu, giúp đỡ mọi người mà không phân biệt người thân, kẻ lạ. Đó mới là tình người trong cuộc sống bằng trái tim thương yêu có hiểu biết.

Cuộc sống của chúng ta sở dĩ có nhiều khổ đau là do chúng ta không biết buông xả, cảm thông và tha thứ. Ta muốn người yêu phải theo sự sắp xếp của mình, nếu khác hơn thì ta sinh khổ đau, phiền muộn. Nếu như ý thì ta dính mắc vào đó để ôm trọn cuộc tình mà ta lầm tưởng nó đẹp như trong mơ; nhưng sự thực có đẹp mãi hay không? Cũng như hai người mù kia khi được một vị thần y chữa cho sáng mắt, họ thấy lại được như xưa nhưng đã đau khổ tột cùng khi phát giác ra người mình yêu không còn đẹp như trong mơ nữa. Mặc dù hơn 20 năm qua họ không bao giờ rời xa nhau nửa bước, họ luôn bám víu vào sự xinh đẹp, trẻ trung của nhau và nghĩ rằng nó sẽ mãi mãi như thế. Do đó, khi được sáng mắt, người chồng quá ngỡ ngàng lên tiếng trước tiên, “ôi, mụ già nào đây, vợ ta xưa nay rất xinh đẹp và dễ thương lắm mà!”; ngược lại, bà vợ cũng giãy nãy nói rằng, “cái lão già mắc dịch, ông đâu phải là chồng của ta. Chồng ta xưa nay đẹp trai, hào hoa phong nhã, ai thấy cũng muốn yêu chứ đâu có già khú đế như lão bây giờ”. Thế là hai người cự cãi với nhau, không ai đồng ý sự thay đổi quá nhanh chóng như vậy và họ không chấp nhận sự già nua của nhau đang phơi bày trước mắt mình. Do đó, họ chấp nhận chia tay đễ mỗi người ôm vào kỷ niệm quá khứ thần tiên của cái đẹp thời trẻ trung.

Khi xưa, có một chàng trai vì muốn tìm cầu chân lý nên đã thắc mắc với cha rằng “nếu cha giải đáp được yêu cầu của con thì cha bảo con làm gì con cũng sẽ làm mà không bao giờ cãi lại. Chàng thắc mắc, “cha hãy làm sao để con có thể trẻ mãi không già?”. Tâm lý con người ai cũng muốn mình trẻ đẹp mãi để được nhiều người yêu thương, nhưng thực tế rất phũ phàng, ai rồi cũng phải già-bệnh-chết. Cho nên ngày xưa, người ta hay luyện thuốc trường sinh bất tử để sống đời, nhưng có ai sống đời được đâu. Người cha nghe con hỏi vậy đành lắc đầu chịu thua, không biết phải trả lời bằng cách nào cho con hiểu. Con người thì phải sinh-già-bệnh-chết, còn các pháp thì sinh-trụ-dị-diệt, và thiên nhiên thì thành-trụ-hoại không. Từ con người cho đến muôn loài muôn vật đều chịu sự chi phối đổi thay của vô thường. Cho nên, người phụ nữ thường hay trang điểm, sửa sắc đẹp, làm duyên, làm dáng để mình được trẻ đẹp mãi; nhưng có ai trẻ mãi không già đâu. Nếu ta cứ bám víu vào nó thì cái khổ sẽ từ đó phát sinh.

Có hai vợ chồng già không có con nên mỗi ngày phải làm việc vất vả, nhọc nhằn. Một hôm, sau khi cuốc gần xong miếng đất để chuẩn bị gieo trồng hoa màu, vì tuổi già sức yếu nên ông chồng mệt mỏi, chán chường, đứng nhìn trời đất mà than thở rằng, “ước gì mình khỏe mạnh như thời trai tráng thì hay biết bao!”. Một vị thần nghe cụ than thở, động lòng thương xót nên hiện ra chỉ cho cụ cách thức để đạt nguyện ước của mình, “ông đi về hướng Tây cách đây 3 dặm thì sẽ thấy một dòng suối thần tiên. Ngày mai, ông xuống đó tắm sẽ được trẻ mãi không già y như mơ ước của mình”. Cụ già trong lòng mừng thầm vì từ nay về sau mình sẽ trẻ trung, mạnh khỏe, làm gì cũng thoải mái không sợ mệt nhọc nữa. Trời vừa tờ mờ sáng, ông vội vàng đi đến dòng suối kỳ diệu đó để thực hiện điều nguyện ước. Vừa ngâm mình dưới dòng suối, một sự thật không thể ngờ, ông cảm thấy sự linh nghiệm của nó như y như vị thần đã

Thích Đạt Ma Phổ Giác
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Nếu bạn stress nặng, hãy tìm Thiền buông thư

Đời sống 11:34 07/12/2018

Chúng ta đã tích tụ những căng thẳng lâu ngày trong thân thể qua cách sống hằng ngày của mình trong việc ăn, uống, sinh hoạt. Vì thế sức khỏe của chúng dần dần bị hao mòn. Thiền buông thư là cơ hội để cho thân tâm được nghỉ ngơi, được chữa trị và hồi phục. Chúng ta để cho toàn thân được buông lỏng, đưa sự chú tâm và gởi tình thương lần lượt đến từng tế bào, từng bộ phận của cơ thể. Hãy cùng sư cô Chân Không tập Thiền buông thư.

Thông minh và đạo đức… 1

Đời sống 11:30 20/11/2018

Thông minh thiếu đạo đức là mối họa cho bản thân lẫn xã hội. Nhân loại ngày nay trọng dụng trí thông minh mà bỏ quên đạo đức sẽ đưa đến hỗn loạn và họa diệt vong. Thông minh và đạo đức là tố chất tối cần cho cuộc sống.

Thăm Thầy Thích Nhất Hạnh chúc mừng Tết thầy trò ngày cuối tuần

Đời sống 18:16 17/11/2018

Ngày 20 tháng 11 là ngày hội lớn của các thầy cô giáo. Ngày này chúng ta đã luôn đón một cách hào hứng và đầy hạnh phúc với tên gọi là Tết thầy trò theo ý tưởng của Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch công ty sách Thái Hà.

Nói và làm

Đời sống 09:45 17/11/2018

“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nói là thế đấy, lời nói đáng giá nghìn vàng. Và nó sẽ càng đáng trân trọng hơn khi được đem ra thực hành. Bởi thế “Nói và làm trong cuộc sống” đang là một trong những vấn đề được mọi người quan tâm, đặt ra trong lòng mọi người những dấu chấm hỏi.

Xem thêm