Tịnh tâm (Phần 1)
Chúng sanh bị màn vô minh che lắp nên có tai như điếc, có mắt như mù. Tai có nghe được âm thanh, mắt có nhìn thấy hình sắc nhưng tai nghe mà không thủng, mắt nhìn mà không tỏ, không nhận ra thanh trần và sắc trần chỉ là giả tướng, sự hiển lộ ra chỉ tạm bợ nhất thời.
Lòng ta như buổi trời trong
Tình đời như áng mây hồng nhẹ bay.
Hỏi mây hình sắc đổi thay
Vì đâu tan hợp, mỏng dày, thắm phai ?
Lững lờ mây cứ trôi hoài,
Lặng yên là trả lời ai đợi chờ !
Không gian là cõi hư vô,
Thời gian dệt mãi Giấc Mơ cuộc đời !
Mau mau tỉnh thức ai ơi !
Liệu mà dậy sớm kẻo rồi chợ trưa !
Mải mê kẻ bán người mua
Tính toan lỗ lãi hơn thua ồn ào !
Thế gian vạn nẻo ra vào
Tâm không dính mắc lối nào cũng vui !
Dẫn giải:
Bài thơ gồm có hai đoạn sáng tác ở hai thời điểm cách nhau gần sáu mươi năm, quãng thời gian chiếm gần trọn đời người sống ở thế gian. Hai đoạn thơ nối ý nhau đánh dấu sự chuyển hóa tâm thức của tác giả, từ tâm thức ở tuổi đôi mươi đến tâm thức một ông già nội quán hồi chiếu lại chính mình. Hai tâm thức đều có niềm vui của con người đang thọ nghiệp thế gian.
Đoạn đầu diễn tả cảm hứng của một thanh niên có tâm hồn trong trắng bén nhạy trước sự đổi thay vô thường của áng mây trong buổi chiều tà. Đây là cảnh thực trong thiên nhiên: Tác giả đi giữa cánh đồng mạ non trong một buổi chiểu gió nhẹ. Ánh nắng nghiêng dần lúc hoàng hôn buông xuống làm đổi thay hình sắc áng mây đang nhẹ nhàng bay trong không gian bát ngát, từ trắng nhạt sang ửng hồng rồi thoáng cái đã thành đỏ rực ở cuối chân trời. Xúc cảnh sinh tình, mối nghi tình nẩy sinh trong tâm chân thật, tác giả đã lên tiếng hỏi mây:
Hỏi mây hình sắc đổi thay
Vì đâu tan hợp, mỏng dày, thắm phai ?
Câu hỏi vừa thiết tha vừa ngỡ ngàng phát xuất từ đáy lòng một thiếu niên chưa từng trải mùi đời cay đắng ! Những từ ghép đôi đối ý dồn dập nối nhau tan hợp, mỏng dày, thắm phai trong câu hỏi hồn nhiên chân thật tạo thành một nhịp điệu về âm hưởng diễn tả sự nghi tình mỗi lúc một gia tăng cường độ. Câu hỏi đã trở thành lời cầu xin khẩn khoản có được câu trả lời ngỏ hầu giải tỏa nỗi trầm tư ưu phiền.
Không làm các điều ác, Nên làm các việc lành, Tự thanh tịnh Tâm
Lững lờ mây cứ trôi hoài,
Lặng yên là trả lời ai đợi chờ !
Thoạt nghe hai câu thơ diễn tả thái độ đáp ứng của áng mây cứ lững lờ trôi hoài, thiên nhiên lặng yên triền miên, thính giả như cảm thấy sự tàn nhẫn phủ phàng của ngoại cảnh vô cảm không chút xót thương đối với kẻ đang cầu khẩn van xin câu trả lời ! Nhất là tác giả đang còn giữ nguyên tâm chân thật ở tuổi thiếu thời, yêu đời một cách hồn nhiên vô tư:
Lòng ta như buổi trời trong,
Tình đời như áng mây hồng nhẹ bay.
Đoạn thứ hai, người thiếu niên mẫn cảm trong trắng thời trước, chưa hội Pháp duyên khởi tâm tín nguyện về Phật pháp, ngày nay (2004) đã thành một ông già có nguồn vui sống hàng ngày ở thế gian trong câu kệ lời kinh.
Sau thời gian dài tìm hiểu, lý giải và hành trì lời Phật dạy, ông già vui sống những năm chót trong chặng đường thế gian. Có một hôm ông già thấy mình như mới thức dậy sau cơn mê đêm dài đầy mộng mị, bừng chợt tỉnh nghe thấy câu trả lời lặng yên của thiên nhiên, câu trả lời vô tướng không hiển lộ bằng âm thanh. Ông già hoan hỷ vô cùng khi nhận thấy rõ Pháp giới Tịch Diệt không hề vô cảm vô tình, không hề ngoảnh mặt làm thinh trước chúng sanh đang nghi hoặc cầu khẩn câu trả lời.
Chúng sanh bị màn vô minh che lắp nên có tai như điếc, có mắt như mù. Tai có nghe được âm thanh, mắt có nhìn thấy hình sắc nhưng tai nghe mà không thủng, mắt nhìn mà không tỏ, không nhận ra thanh trần và sắc trần chỉ là giả tướng, sự hiển lộ ra chỉ tạm bợ nhất thời.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử: Dấu ấn của Phật giáo thời Trần
Nghiên cứu 09:40 15/11/2024Thời đại nhà Trần, không những độc lập dân tộc, tự chủ về đời sống kinh tế, chính trị, xã hội…, mà còn độc lập, tự chủ về hệ tư tưởng làm chỗ dựa cho đời sống tinh thần của nhân dân Đại Việt thế kỷ XIII – XIV.
Tín ngưỡng thờ phụng đức Phật Dược Sư thời nhà Đường
Nghiên cứu 09:45 03/11/2024Việc thiết lập đàn tràng và tu trì đức Phật Dược Sư trở nên quan trọng hơn dưới thời trị vì của vua Đường Túc Tông, thời kỳ triều đình nhà Đường phải vật lộn để vượt qua thách thức do những cuộc nổi dậy của quân đội trong nước gây nên...
Những đóng góp của Hòa thượng Thích Minh Châu trong công tác ngoại giao Phật giáo
Nghiên cứu 09:45 19/10/2024Di sản mà Hòa thượng để lại không chỉ là nền móng vững chắc về giáo dục và ngoại giao, mà còn là kim chỉ nam cho chúng ta tiếp tục phát triển, đưa tinh thần từ bi và trí tuệ của đạo Phật lan tỏa rộng khắp, góp phần gìn giữ hòa bình.
Lợi ích của Thiền tứ vô lượng tâm trong đời sống xã hội
Nghiên cứu 09:30 06/10/2024Có thể nói rằng Từ, Bi, Hỷ, Xả là những đức hạnh tốt lành và cao đẹp để xây dựng nên một con người hoàn thiện, một gia đình hạnh phúc, một xã hội tốt đẹp.
Xem thêm