Tinh tế ẩm thực chay xứ Huế
Là vùng đất có hơn 100 ngôi chùa và trên 300 niệm Phật đường, với đông đảo đồng bào Phật tử sinh sống, từ lâu Huế là vùng đất có nhiều người ăn chay theo quan niệm đạo Phật.
Từ đây, các món dùng để ăn chay thường ngày hay trong các dịp lễ, rằm đã được “nâng tầm” không chỉ để ăn no, ăn ngon bằng vị giác, mà còn là thứ để thưởng thức bằng thị giác qua bàn tay chế tác tài hoa của những nghệ nhân ẩm thực đất Cố đô. Khi đề cập về ẩm thực xứ Huế, không thể không nhắc tới sự độc đáo của ẩm thực Cung đình, sự thanh khiết của ẩm thực chay và sự đa dạng, đặc trưng của ẩm thực dân gian…
Theo một số tài liệu nghiên cứu về ẩm thực, Huế được biết đến là vùng đất có truyền thống ăn chay, không chỉ ở nhà chùa mà phổ biến trong dân chúng, đặc biệt vào mỗi dịp lễ, rằm. Khi chọn ăn chay, mỗi người đều có mục đích khác nhau. Có người ăn chay vì tâm nguyện gắn với tôn giáo, đạo đức, sự thuần thiện; có người vì lý do sức khỏe hay đơn giản nhằm để đổi món, thay khẩu vị.
Cũng từ đó, không nơi đâu có món chay phong phú, đa dạng và bắt mắt như ở Huế. Ẩm thực chay cũng là nét văn hóa ẩm thực thú vị, độc đáo của vùng đất này.
Dịp lễ, rằm, ngày mùng một đầu tháng âm lịch, nhiều gia đình tại Huế luôn phát tâm ăn chay để hạn chế sát sinh, hướng tâm vào điều thiện, tránh làm điều ác.
Cũng trong những dịp này, nếu khách hành hương ghé thăm bất cứ ngôi chùa nào ở Huế, họ cũng sẽ được nhà chùa mời dùng cỗ chay cùng các đạo hữu, tăng chúng.
Ngoài ra, khi tới Huế vào những ngày bình thường, du khách không khó để tìm những nhà hàng, quán ăn chuyên về ẩm thực chay. Những nhà hàng này hoạt động quanh năm suốt tháng để phục vụ nhu cầu ẩm thực chay của người dân Cố đô và du khách có nhu cầu.
Đặc biệt, vào các dịp lễ lớn của Phật giáo tại Huế như Phật đản, Vu Lan, Trung Thu, các hoạt động quảng diễn về ẩm thực chay cũng thường được tổ chức gắn với quảng bá du lịch. Đây là dịp để các nghệ nhân ẩm thực thỏa sức sáng tạo, chế tác ra hàng chục món chay không chỉ ngon, lành về vị giác mà hết sức bắt mắt, tinh tế, cầu kỳ khi thưởng lãm bằng thị giác.
Ngày nay, trong bữa cơm chay của người dân Huế, hay các tiệc chay dịp lễ hội, bên cạnh những món thông thường như cơm, xôi, bánh, ram, cuốn, kho, chiên, xào, canh, súp…; người đầu bếp còn sáng tạo thêm những món chay giả mặn như thịt luộc, gà rán, gà bóp, nộm, bánh canh, bún, phở.
Đặc biệt, một trong những món chay độc đáo ở Huế phải kể đến món cơm lá sen, với thức ăn ngon, cầu kỳ như là món thuộc hàng ngự thiện dành cho các bậc vua chúa một thuở.
Theo cảm nhận của nhiều thực khách, món chay Huế không chỉ thanh, ngon, rẻ, tốt cho sức khỏe mà còn được bày biện đẹp mắt.
Trước mâm cỗ chay xứ Huế được chế tác, bày biện công phu, bắt mắt, tinh xảo, có thực khách từng nói vui rằng, món ngon đã dọn ra dù bụng đói cồn cào nhưng chẳng nỡ lòng ăn vì hình thức quá đặc biệt, quá đẹp mắt, tinh tế.
Theo nhìn nhận của một chuyên gia đến từ Hiệp hội Văn hóa Ẩm thực Việt Nam, ẩm thực chay ở Huế đã quy tụ được hai yếu tố luôn làm hài lòng thực khách và đạt được đỉnh cao giá trị của ẩm thực mang lại. Đó là “lành” và “ngon”. Nếu ngon mà không lành thì rất nguy hiểm cho sức khỏe, nhưng lành mà không ngon thì khó đạt đến nghệ thuật ẩm thực..
Tại một hội thảo ẩm thực chay được tổ chức ở Huế gần đây, Đại đức Thích Trung Định, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh TT-Huế, đánh giá: Ăn chay là thực hành một nếp sống đạo đức. Sống theo nếp sống đạo đức thuần thiện là lối sống lành mạnh.
Đạo đức và lối sống lành mạnh đưa đến sự an tịnh tâm hồn, phát triển hài hòa giữa thân và tâm, làm cho cuộc sống trở nên chất lượng và ý vị. Đạo đức và lối sống lành mạnh đưa đến sức khỏe về thể chất, cũng như tinh thần. Người sống theo nếp sống này ít bệnh tật, ít phiền não và có đời sống thọ mạng lâu dài.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Ngôi chùa 650 năm tuổi, nằm trên ngọn đồi cao nhất Phnom Penh
Ảnh 11:55 26/10/2024Wat Phnom là ngôi chùa nổi tiếng ở thủ đô Phnom Penh của Campuchia, nằm trên đỉnh đồi cao nhất thành phố này.
Đêm hoa đăng tưởng niệm Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Châu tại Thiền viện Vạn Hạnh
Ảnh 08:20 20/10/2024Tối 19/10, trong khuôn khổ Kỷ niệm 35 năm thành lập Viện Nghiên cứu Phật học VN, Hội đồng Quản trị Viện, môn phái tổ đình Tường Vân (Huế) và thiền viện Vạn Hạnh (TP.HCM) đã tổ chức Đêm hoa đăng tưởng niệm Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Châu, Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh, Viện trưởng sáng lập Viện.
Nhiều bạn trẻ vượt đường xa đến ngôi chùa đặc biệt để cầu an cho cha mẹ
Ảnh 10:43 11/10/2024Nhiều bạn trẻ vượt hàng chục thậm chí hàng trăm cây số từ khắp các tỉnh thành đổ về chùa Bửu Long (toạ lạc tại TP Thủ Đức, TP.HCM), không chỉ là chiêm ngưỡng vẻ đẹp kiến trúc tuyệt mỹ mà còn để cầu an cho cha mẹ nhân mùa dâng y Katina.
Nét đẹp khất thực tại khóa xuất gia gieo duyên ở Huế
Ảnh 17:30 10/10/2024Khoá Xuất gia gieo duyên mùa Đông năm 2024 (Khóa 22) do chùa Huyền Không (TP.Huế, tỉnh TT-Huế) tổ chức có trên 100 thiện tín, nam nữ Phật tử tham dự, đang diễn ra kể từ ngày 3/10.
Xem thêm