Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 31/12/2019, 20:22 PM

Tinh thần và mục đích giáo dục của Đức Phật

Nếu giá trị thật của con người nằm ở đời sống đạo đức và trí tuệ thì con đường giác ngộ giải thoát không có ranh giới của giới tính, chủng tộc, màu da. Bất cứ ai, một khi thực hành đúng chánh pháp sẽ chắc chắn chứng đắc được các quả vị như nhau, đạt được hạnh phúc và an lạc như nhau.

 >>Đức Phật

Tinh thần giáo dục của Đức Phật

Đức Như Lai là một nhà giáo dục bình đẳng, Ngài tuyên bố với nhân loại rằng cánh cửa thành công đạt được con đường giải thoát phải rộng mở cho tất cả mọi người, từ nam nữ, lớn nhỏ, sang hèn, cao thấp, đạo đức hay tội lỗi. Nếu ai biết cải thiện đời sống trong sạch thì sẽ đạt được con đường giải thoát như đức Phật.

Mục đích giáo dục của Đức Phật nhắm vào con người nhiều hơn, vì con người là trung tâm điểm của thế giới. Hạnh phúc hay khổ đau, hòa bình hay chiến tranh cũng từ con người mang đến.

Mục đích giáo dục của Đức Phật nhắm vào con người nhiều hơn, vì con người là trung tâm điểm của thế giới. Hạnh phúc hay khổ đau, hòa bình hay chiến tranh cũng từ con người mang đến.

Bài liên quan

Trong lịch sử nhân loại, đức Phật là người đầu tiên phủ nhận các học thuyết về tập cấp xã hội, trong đó, thể chế người có sức mạnh sẽ cai trị và là chân lý trong khi người yếu sức sẽ bị làm nô lệ. Đức Phật đã nâng những giai cấp thấp tận cùng xã hội đứng ngang hàng địa vị của những người được coi là giai cấp cao nhất lúc bấy giờ, thông qua tiêu chí đạo đức và trí tuệ. Cũng chính đức Phật, người đầu tiên trong lịch sử nhân loại, đã đưa vai trò người phụ nữ lên địa vị cao bằng cách thiết lập giáo đoàn nữ đầu tiên trong lịch sử các tôn giáo.

Theo đức Phật, nếu giá trị thật của con người nằm ở đời sống đạo đức và trí tuệ thì con đường giác ngộ giải thoát không có ranh giới của giới tính, chủng tộc, màu da . . . Bất cứ ai, một khi thực hành đúng chánh pháp sẽ chắc chắn chứng đắc được các quả vị như nhau, đạt được hạnh phúc và an lạc như nhau.

Giáo dục của Phật giáo là giáo dục chuyển hoá bản thân và xã hội, trên cơ sở tự lực của mỗi người.

Giáo dục của Phật giáo là giáo dục chuyển hoá bản thân và xã hội, trên cơ sở tự lực của mỗi người.

Mục đích giáo dục của Đức Phật

Bài liên quan

Mục đích giáo dục của Đức Phật nhắm vào con người nhiều hơn, vì con người là trung tâm điểm của thế giới. Hạnh phúc hay khổ đau, hòa bình hay chiến tranh cũng từ con người mang đến. Do đó, để xây dựng một xã hội vững mạnh và an định về kinh tế, chính trị, quốc phòng, văn hóa, giáo dục, trước tiên theo đức Phật phải giáo dục con người chính nó, từ mặt vật lý, tâm lý, sinh lý, cho đến ý chí tình cảm và trí tuệ. Đọc lại kinh Thiện Sanh thuộc kinh Trường Bộ số 16 chúng ta sẽ bắt gặp Đức Phật nói về sáu mối tương quan để xây dựng một xã hội tốt đẹp.

Đó là mối tương quan giữa cha mẹ và con cái; giữa Thầy và trò; vợ và chồng; cá nhân và bà con láng giềng, bạn bè; chủ và thợ; tu sĩ và cư sĩ. Trong đoạn kinh khác (Kinh Du Hành số 2- Trường A Hàm I), đức Phật trả lời gián tiếp với Bà-la-môn Võ-xá, đại thần của vua A-xà-the, về bảy phương pháp làm cho đất nước cường thịnh. Kinh Tăng Chi, chương 7 pháp cũng đề cập đến 7 điều làm cho đất nước phồn vinh.

Toàn bộ hệ thống giáo lý của đức Thế Tôn không ngoài mục đích cải tạo con người xấu thành người tốt, người tốt trở thành người tốt hơn, phàm thành thánh.

Toàn bộ hệ thống giáo lý của đức Thế Tôn không ngoài mục đích cải tạo con người xấu thành người tốt, người tốt trở thành người tốt hơn, phàm thành thánh.

Bài liên quan

Trong Kinh chuyển Luân Thánh Vương Tu Hành số 6 (Trường A Hàm I) Đức Phật dạy, sở dĩ có người trộm cắp, hung ác, cướp bóc là do họ nghèo đói. Muốn chấm dứt nạn này (trộm cắp, hung ác, cướp bóc) thì phải cải thiện đời sống cho họ, cấp hạt giống cho người dân, đầu tư cho các thương gia và phải trả công thích đáng cho người làm thợ. Ngài cũng dạy, nên thay đổi chi phí cúng tế thần linh để cứu trợ cho người dân nghèo.

Toàn bộ hệ thống giáo lý của đức Thế Tôn không ngoài mục đích cải tạo con người xấu thành người tốt, người tốt trở thành người tốt hơn, phàm thành thánh. Giáo dục của Phật giáo là giáo dục chuyển hoá bản thân và xã hội, trên cơ sở tự lực của mỗi người.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Đức Phật làm tròn chữ hiếu với mẹ trước khi nhập Niết bàn

Đức Phật 13:54 19/04/2024

Trước khi nhập Niết Bàn, vì báo ân công đức sinh thành, Đức Phật đã diễn nói “Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bản Nguyện” tại pháp hội ở cung trời Đao Lợi để độ thoát cho thân mẫu Ma Da. Như vậy, Kinh Địa Tạng ra đời trước tiên là do lòng hiếu thảo của Đức Phật đối với bậc sinh thành.

Đời sống hằng ngày của Đức Phật

Đức Phật 08:37 17/04/2024

Đức Phật có thể được xem là vị giáo chủ hoạt động tích cực và nhiệt thành nhứt trên thế gian. Ngài luôn luôn bận rộn với công việc đạo pháp trọn ngày, trừ những lúc phải để ý đến vài nhu cầu vật chất. Chương trình hoạt động của Ngài được sắp xếp rất có qui củ và mực thước.

Thời niên thiếu của Tôn giả Mục-kiền-liên

Đức Phật 19:20 26/03/2024

Tôn giả Mục-kiền-liên, bậc Thánh đứng hàng thứ hai trong mười vị Đại đệ tử của đức Phật. Ngài được đức Thế Tôn khen ngợi là vị có thần thông đệ nhất và hiếu tâm lớn nhất trong hàng đệ tử xuất gia của Phật.

Ý nghĩa ngày Đức Phật nhập Niết bàn

Đức Phật 09:04 24/03/2024

Ngày Rằm tháng Hai vào năm 544 TCN, Đúc Phật Thích Ca đã nhập Niết Bàn. Ngay lúc ấy, mặt đất rung động mạnh. Trời, người, muôn vật đều khủng khiếp kinh hoàng. Chư Thiên Trời Đao Lợi ở giữa hư không rải hoa như tuyết rơi để cúng dường Đức Như Lai.

Xem thêm