Thứ ba, 06/06/2023, 13:50 PM

Tổ Di Dá Ca - Tổ sư Thiền Tông đời thứ sáu

Tổ Di Dá Ca (Miccaka), sanh sau Đức Phật nhập Niết bàn 180 năm, cha tên Di Phả Liệt, mẹ Phất Thệ Phùng, dòng Bà La Môn ở Trung Ấn.

Thuở nhỏ rất thông minh, gia đình theo đạo Bà La Môn, mỗi khi đi lễ với cha mẹ, Ngài thường hỏi quý Thầy Bà La Môn về nhân sinh và vạn vật, quý thầy không trả lời thuận lý mà nói rất mơ hồ. 

Chuyện kỳ thú về Ma Ha Ca Diếp, tổ sư thứ nhất Thiền Tông (1)

Di Giá Ca tôn giả

Di Giá Ca tôn giả

Một hôm, gặp Tổ Đề Đa Ca, Ngài hỏi Tổ như sau:

- Nghe nói Thầy là Tổ sư Thiền tông, vậy pháp tu của Thầy có giống những lời dạy của quý Thầy đạo Bà La Môn dạy không?

Tổ Đề Đa Ca trả lời:

- Giống mà cũng không giống.

Ngài nói: “Sao Thầy trả lời ba phải như vậy?”

Tổ Đề Đa Ca nói: “Giống là giống một con người, còn không giống là không làm theo thường tình của một con người”.

Nghe Tổ Đề Đa Ca nói khác thầy Bà La Môn, nên Ngài xin cha mẹ cho Ngài theo Tổ Đề Đa Ca tu pháp môn “Giống mà không giống”.

Theo Tổ tu được 18 tháng, mà không thấy Tổ dạy gì, nên Ngài hỏi:

- Kính thưa Thầy, thường thường những vị tu theo đạo Phật, họ ngồi thiền, còn những đạo khác cầu khẩn lạy lục, sao con không thấy Thầy làm gì hết vậy?

Tổ Đề Đa Ca trả lời:

- Sao Ngươi biết ta không làm gì, ta đi là biết ta đi, ta mệt thì ta nghỉ, buồn ngủ thì ta ngủ, ta đói thì ta ăn, người khác nói gì ta đều biết.

Ngài hỏi thêm: “Như vậy, có dính dáng gì đến tu hành đâu?”

Tổ Đề Đa Ca nói:

- Ngươi có biết không, trong vật lý trần gian này, nếu người nào dụng công tu là đem họa vào thân.

Ngài đứng trầm ngâm một hồi, bỗng Thân Tâm Ngài dường như không có.

Tổ Đề Đa Ca biết Ngài được “Rơi vào chỗ Thanh tịnh thiền”, và đứng như “trời trồng”. Một hồi rất lâu, Ngài mới cử động quỳ lạy Tổ.

Chuyện kỳ thú về Ma Ha Ca Diếp, tổ sư thứ nhất Thiền Tông (2)

Tổ hỏi: “Ta đâu có làm gì cho Ngươi mà Ngươi lạy ta?” Ngài vừa quỳ và nói trình 68 câu thơ như sau:

Lời Ngài thật là diệu Kỳ

Tuy Ngài không nói mà chi cũng lìa

Tưởng rằng tìm kiếm vật kia

Để mình chứng được, huyền kia về mình.

Tuy Thầy chỉ có lặng thinh

Mà phát huyền diệu, vật linh không còn

Tuy Thầy ở hóc núi non

Mà tươi sáng đẹp, hơn son hơn vàng.

Thiền tông con nhận rõ ràng

Ở trong Bể tánh, không đàng chuyển luân

Thầy nói mà con đã “Dừng”

Luân hồi sanh tử đã dừng với con.

Thầy ơi, con thấy không còn

Trầm luân của nó, còn con không cầu

Bây giờ “không giống” một câu

Một câu “không giống”, còn đâu luân hồi.

Nay con xin quì không ngồi

Để đền ân đức, đáp rồi ân sâu

Thiền tông, không nguyện không cầu

Chỉ cần thanh tịnh, còn đâu luân hồi.

Trước kia Thầy nói con “Thôi”

Vì con không biết, lôi thôi với Thầy

Hôm nay quì lạy tại đây

Là đền ân đức của Thầy dạy con.

Con nay nhất quyết lòng son

Pháp thiền Thanh tịnh, thường còn thế gian

Ai nhận được tự bình an

Luân hồi nhiều kiếp không ràng buộc chi.

Thiền Thanh quả thật diệu Kỳ

Khi con nhận được, không chi tỏ lời

Vì vậy, con qùi lạy thôi

Đền ơn trả nghĩa, trả rồi ân sâu.

Thiền tông chẳng kiếm chẳng cầu

Chẳng quán chẳng tưởng tìm đâu bên ngoài

Tự mình trực nhận thấy ngay

Ý tánh chân thật ở ngay trong lòng.

Vì vậy Phật dạy có Tông

Tông thiền Thanh tịnh là tông dòng thiền

Cực khổ Thầy vượt sông liền

Đến đây con ngộ dòng tông pháp thiền.

Nhờ vậy con hết đảo điên

Nhận được pháp thiền của Phật Thích Ca

Tuy Thầy không nói rõ ra

Chỉ nói ẩn dụ Thích Ca dạy thiền.

Con nay đã có đại duyên

Sống với nguồn thiền là hết trầm luân

Thầy thường bảo con chỉ “Dừng”

Vì con ngu muội, cái “Dừng” là chi.

Đứng nghe Thầy nói một khi

Rơi vào Bể tánh, hết thì trầm luân

Hôm nay thật sự con “Dừng”

Vì trong Bể tánh, phải “Dừng” mà thôi.

Vì trong Bể tánh vô ngôi

Không cấp, không bậc, không ngôi thứ gì

Chư Phật đều trụ khi đi

Khi cần là biết, cái chi cũng tường.

Thầy dạy, Chư Phật Mười Phương

Không cần suy nghĩ, đường nào cũng thông

Nhìn Thầy không tưởng không mong

Chỉ cần thanh tịnh ở trong lòng mình.

Con quì và lạy cứ nhìn

Nhìn Thầy phúc hậu, dạy con “tu thiền”

Khi con nhận được rất thiêng

Thiền tông khai mở ở miền sơn lâm.

Tâm con trống rỗng không lầm

Không theo vật lý, âm thầm tịnh thanh

Sơn lâm tuyệt đẹp như tranh

Pháp môn thiền học, Thầy dành cho con.

Khi Tổ nghe Ngài đọc 68 câu kệ xong, Tổ nói:

- Tổ sư Thiền tông đời thứ Sáu, ta sẽ truyền lại cho Ngươi, vậy Ngươi chuẩn bị lập bàn hương và phẩm vật, đúng 10 ngày sau là ngày trăng tròn ta sẽ truyền Thiền tông cho Ngươi làm Tổ sư đời thứ Sáu.

Đúng 10 ngày sau là trăng tròn tháng 8, lễ truyền Thiền tông được tổ chức nơi Thiền tông thất của Tổ, chỉ có Tổ và Ngài dự.

Buổi lễ truyền Thiền tông đúng theo quy định của Đức Phật dạy giống như các Tổ trước, nên chúng tôi không ghi phần nghi thức cúng dường, mà chỉ nêu bài kệ truyền Thiền tông của Tổ thứ Năm truyền cho Tổ Di Dá Ca:

Ngày xưa, sen nở Linh Sơn

Như Lai dạy thiền, quý hơn ngọc vàng

Truyền đi khắp chốn gian nan

Nay ta truyền lại rõ ràng cho ông.

Ông phải giữ lấy trong lòng

Tìm nhiều phương cách thiền đây lưu truyền

Hôm nay họ Di có duyên

Ta nay truyền thiền chứng nhận cho ông.

Ca kia nhận được không mong

Sống với Phật tánh là xong Luân hồi

Thiền tông đơn giản vậy thôi

Sống với Phật tánh Luân hồi màng chi.

Thiền tông đặc biệt diệu kỳ

Rơi vào Bể tánh, tỏ tường Thiền tông

Thiền tông ông nhận trong lòng

Để truyền người kế là xong phận mình.

Hôm nay, trước Đấng tối linh

Chánh thức truyền thiền Tổ vị cho ông

Ông phải cố gắng hết lòng

Tìm người kế tiếp là xong phận mình.

Thiền tông ông phải lặng thinh

Người có duyên lớn mới trình thiền ra

Vì đây lời dạy Thích Ca

Ở nước Trung Ấn, truyền ra Tổ này.

Hôm nay, tại Thiền thất đây

Tổ vị thứ Sáu tại đây được truyền

Ông người có đủ phúc duyên

Chính thức truyền thiền Tổ vị cho ông.

Tổ vị, ông để trong lòng

Không nói ai biết là ông được truyền

Đức Phật Huyền ký dạy riêng

Các Tổ chỉ truyền, theo dòng Thiền tông.

Truyền đi khắp chốn núi sông

Giúp người biết được là xong Luân hồi

Thiền tông đặc biệt vậy thôi

Luân hồi nhiều kiếp là thôi với mình.

Thay lời Đức Phật tuyệt linh

Truyền ông Tổ vị một mình biết thôi

Khi nhận Tổ vị được rồi

Ông nhớ những lời Đức Phật dạy ra.

Theo như lời dạy Thầy ta

Hễ ai nhận được Thích Ca dạy thiền

Vị đó là người đủ duyên

Phải được truyền thiền để làm lòng tin.

Hôm nay, thay mặt Tối linh

Chánh thức truyền thiền cấp giấy cho ông

Ông nên giữ lấy trong lòng

Vượt qua bể khổ để về nhà xưa.

Từ nay dù sớm hay trưa

Chỉ cần thanh tịnh, không ưa Niết bàn

Ông nên cố gắng bình an

Rơi vào Bể tánh chính đây quê mình.

Ngày xưa Đức Phật dạy “Dừng”

Vì ông không biết, không theo lời Ngài

Vì vậy đi khắp trần ai!

Vào được Bể tánh, hôm nay mới “Dừng”.

Tất cả chúng tôi rất mừng

Vì đã chứng nhận, ông đây ngộ thiền

Nay ông hết đảo hết điên

Chánh thức truyền thiền cấp giấy cho ông.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Cuộc đời Tôn giả Mahã Kassapa qua kinh tạng Nikãya

Nhân vật Phật giáo 09:00 11/10/2024

Từ khi chào đời cho đến lúc nhập diệt, Ngài luôn sống trong thanh tịnh, hoàn thành chí nguyện xuất gia cũng như lối sống phạm hạnh đầu đà của mình.

Tôn giả Ananda và 8 đặc ân khi làm thị giả của đức Phật

Nhân vật Phật giáo 07:35 31/05/2024

Sau khi nghe Đại đức Ānanda giải thích ý nghĩa của mỗi đặc ân, Đức Phật chấp thuận đủ tám đặc ân của Đại đức Ānanda. Bắt đầu từ thời gian ấy, Đại đức Ānanda chính thức là thị giả thường trực ngày đêm lo chăm sóc, phục vụ Đức Thế Tôn, cho đến lúc Đức Thế Tôn tịch diệt Niết Bàn.

Thời niên thiếu của Tôn giả Mục-kiền-liên

Nhân vật Phật giáo 19:20 26/03/2024

Tôn giả Mục-kiền-liên, bậc Thánh đứng hàng thứ hai trong mười vị Đại đệ tử của đức Phật. Ngài được đức Thế Tôn khen ngợi là vị có thần thông đệ nhất và hiếu tâm lớn nhất trong hàng đệ tử xuất gia của Phật.

Thiền sư Khương Tăng Hội – Người khai sáng Thiền tông Việt Nam

Nhân vật Phật giáo 09:03 20/03/2024

Người khai sáng Thiền tông Việt Nam là Thiền sư Khương Tăng Hội – sơ Tổ của dòng phái Thiền Việt Nam, người đã có công góp phần xây dựng cơ sở nền móng hoạt động để Trung tâm Phật giáo thứ II ở vùng Đông Bắc Bộ phát triển từ thế kỷ thứ II đến thế kỷ thứ XI.

Xem thêm