Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 22/10/2013, 15:05 PM

Tổ Phước Tường, bậc cao Tăng Khánh Hòa

Tổ Phước Tường, húy thượng Thanh hạ Chánh, tự Quảng Đạt hiệu Phước Tường, thuộc dòng Lâm Tế Liễu Quán, đời thứ 41. Ngài sinh ngày Rằm tháng 5 năm Đinh Mão (1867) vào đời vua Tự Đức năm thứ 20, tại tỉnh Phú Yên

Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4

Tổ xuất thân là một nhà Nho từng dự thi Hương tại Bình Định.

Bàn thờ Tổ Phước Tường

Từ năm 1920, ngài trụ trì Tổ đình Thiên Bửu (Điềm Tịnh) Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa. Tại đây nhờ phước duyên của chốn Tổ lâu đời cộng với uy tín, tài đức của ngài đã đem lại sự hưng thịnh đáng kể cho tổ đình.

Pháp tướng Tổ Phước Tường bậc cao tăng Khánh Hòa

Hàng môn đồ đệ tử xuất gia có gần 50 vị và có nhiều công đức đóng góp cho Phật giáo đầu thế kỷ thứ XX như: Hòa thượng Thích Nhơn Tri, tức Bồ-tát Quảng Đức, vị pháp thiêu thân bảo tồn Phật giáo miền Nam năm 1963; Hòa thượng Thích Nhơn Sanh, trưởng tử, cùng Tổ Phước Tường khai sơn chùa Phụng Sơn (Di tích Lịch sử Ninh Hòa); Hòa thượng Thích Nhơn Sơn, khai sơn chùa Thiền Sơn, Trường Lộc,(Di tích Lịch sử Ninh Hòa), tu núi, nhập thất, tự thiêu thân năm 1938; Hòa thượng Thích Nhơn Nguyện, khai sơn chùa Linh Quang (Diên Khánh), nhập thất, ăn rau, tự thiêu thân năm 1927; Hòa thượng Thích Nhơn Duệ, khai sơn chùa Thiên Quang (Diên Khánh), nhập thất rồi thiêu thân năm 1944; Hòa thượng Thích Nhơn Thứ, khai sơn tổ đình Sắc tứ Linh Quang, (Đà Lạt) có công đức đem Phật giáo truyền lên vùng cao nguyên Đà Lạt sớm nhất; Hòa thượng Thích Nhơn Hưng, khai sơn chùa Thanh Sơn, chùa Hòa Vân, chùa Hòa Thành, chùa Khánh  Phước, chùa Thanh Hải… (Cam Ranh); Hòa thượng Thích Nhơn Trực, khai sơn chùa Từ Vân (Nha Trang), gia trì chẩn tế, vị Tổ đoàn lục cúng hoa đăng Ninh Hòa; Hòa thượng Thích Nhơn Bảo, tức Hòa thượng Vĩnh Thọ, khai sơn chùa Pháp Bửu Đường (Bình Tuy), trụ trì tổ đình Tà Cú, (Bình Thuận) sáng lập cảnh Tịnh độ nhân gian và tượng Phật Thích Ca nhập Niết-bàn tại chùa Linh Sơn Trường Thọ núi Tà Cú tỉnh Bình Thuận kỷ lục lớn nhất Châu Á; Hòa thượng Thích Nhơn Hoằng, khai sơn chùa Hang, Hòn Hèo, (Ninh Hòa) viên tịch năm 1947...

Long vị Tổ húy thượng Thanh hạ Chánh, Ngộ Đạt, Phước Tường

Ngoài ra, còn có gần 50 đệ tử xuất gia hành đạo tại Khánh Hòa và các tỉnh trong đầu thế kỷ XX. Vì thế cho nên, thời đó, mọi người thường truyền tụng bài kệ nói về nơi chư vị đệ tử của Tổ hành đạo:

 “Me - Thiên Bảo,
 Gạo - Khánh Long,
 Thông - Nhơn Thứ,
 Sứ -Nhơn Hưng,
Vừng - Nhơn Nguyện,
Kiến - Nhơn Hoằng…”

 Cổng tam quan tổ đình Thiên Bửu (Điềm Tịnh) Ninh Hòa, Khánh Hòa

Tổ có quan niệm tiến bộ giữa đạo và đời, xem lao động sản xuất và sự tu hành của người tu sĩ là một, thể hiện tinh thần nhập thế của Phật giáo Việt Nam.

Sau hơn nửa thế kỷ hoằng dương chánh pháp, Tổ Phước Tường đã an tường viên tịch vào ngày 28-7-Nhâm Thân, niên hiệu Bảo Đại thứ bảy, tức ngày 19-8-1932, trụ thế 66 năm. Bảo tháp Tổ Phước Tường 5 tầng tôn trí bên cạnh cổ tháp Tổ Bửu Dương, là ngôi tháp to và cao nhất trong khu vườn tháp tại tổ đình Thiên Bửu, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa.

 Cây me cổ thụ trên 300 năm tại tổ đình Thiên Bửu, Điềm Tịnh, Ninh Hòa

Đệ tử Trí Bửu lược soạn theo thư tịch Môn phong Tổ đình Thiên Bửu

TIN, BÀI LIÊN QUAN:


CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Phương thức niệm Phật đời Trần

Tư liệu 08:23 18/04/2024

Không phải ngẫu nhiên đến đời Trần, phương thức niệm Phật được Thiền phái Trúc Lâm chú trọng trong việc vận dụng vào đời sống thực nghiệm tâm linh trong các Thiền đường nước Đại Việt.

Cha mẹ là ruộng phúc trong 3 cõi

Tư liệu 08:10 16/04/2024

Phật bảo Ngài A Nan rằng: - Cha mẹ, chúng Tăng, là hai thứ ruộng phúc của tất cả chúng sinh, là diệu quả của cõi Nhân cõi Thiên, Niết Bàn giải thoát, cũng do đó mà được thành tựu vậy!

Thiện duyên của người mẹ cúng dàng 500 vị Bích Chi Phật

Tư liệu 06:58 16/04/2024

Theo kinh Ðại phương tiện Phật báo ân, vào thời quá khứ xa xưa có một người nữ, do một bất thiện nghiệp ở tiền kiếp đã sinh ra làm con của một con nai cái. Nhưng cũng nhờ những nghiệp nhân tốt đẹp khác, cô gái do nai sinh ra có một tướng mạo đoan chính, tính tình bao dung, hiền thiện.

Chú chó theo chủ tu hành

Tư liệu 18:40 15/04/2024

"Tôi niệm một tiếng miệng của nó cũng mấp máy theo và ngồi ngay ngắn. Lúc tôi không có ở đó thì mở máy niệm Phật để trước tượng Tam Thánh, nó cũng chạy đến ngồi yên lắng nghe danh hiệu Phật. Mỗi khi tôi tắt máy thì nó không vui, nhìn tôi mà sủa “gâu, gâu”."

Xem thêm