Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ, 02/10/2023, 17:09 PM

Tội nặng báo nhẹ

Trong "Pháp Uyển Châu Lâm” ghi: “Nghiệp tạo có nặng nhẹ, nếu nhẹ thì sám hối liền tiêu, nếu nghiệp nặng thì có thể chuyển quả báo nặng thành nhẹ”.

Mỗi Phật tử chúng ta lúc chưa học Phật đã từng tạo rất nhiều ác nghiệp, do không hiểu biết mà gieo lắm nhân ác. Cho nên lúc học Phật, đặc biệt là khi tỉnh tấn trì giới tu hành, sẽ xuất hiện đủ loại nghịch cảnh. Nhiều nghịch cảnh ập đến cũng không phải là xấu, một số trong đây giúp ta giải nghiệp: tội nặng mà được báo nhẹ!

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

Trong “Truyện Pháp Sư Tam Tạng Chùa Đại Từ Ân” (1) có ghi: “Ngài Huyền Trang lúc lâm chung bị bịnh, thần hộ pháp an ủi ngài thế nảy:

– Sư từ vô thủy đã tạo nhiều ác nghiệp làm tổn não hữu tỉnh, nay nhờ có chút bịnh mà ác nghiệp được tiêu trừ. Cần phải vui mừng”…

Hồ cư sĩ trước khi chưa biết Phật pháp ông tạo tội sát sinh rất nặng. Thuở còn làm vua bếp, ông là tay đồ tể nổi danh, thủ pháp giết vật nhanh nhẹn, gọn lẹ… Những thứ khó làm mà hễ qua tay ông, chỉ cần vài nhát đao là xong ngay.

Hầu như mỗi ngày ông Hồ đều nhậu nhẹt, hút thuốc, uống rượu, ăn thịt. Hơn nữa lúc đó ông còn cho học Phật là mê tín! Có lẽ nhở thiện căn kiếp trước, trong một dịp tình cờ, ông gặp cư sĩ Quả Khanh (tác giả cuốn Báo ứng hiện đời), sau khi nghe Quả Khanh nhắc nhở khai thị rồi, ông liền quyết tâm từ bỏ hút thuốc, dứt hẳn rượu, thịt và bắt đầu ăn chay trường. Đúng là “nghe liền tin thọ”, do ông thay đổi cực mạnh như thế, khiến những người bạn tu học theo Phật nhiều năm phải tấm tắc ngợi khen mãi…

Tháng 10 năm 2007, ông Hồ cùng một người bạn đi lễ Phổ Đà Sơn. Ngày đầu tiên hai người thành tâm nhất ý lễ Bồ-tát Quan Thế Âm. Trên đường, hễ gặp chùa thỉ bái Phật, tất cả đều thuận lợi. Ngày thứ hai, tối đó tại nhà khách, ông tắm xong mới từ trong bồn bước ra ngoài, thỉ sơ ý bị trợt té, chỉ nghe “ạch” một tiếng, gối phải khuỵu xuống đất, ông liền kêu người bạn chờ mình tới bịnh viện. Bác sĩ chẩn đoán xương gối phải bị gãy, dập… nên hôm sau là (ngày thứ ba) ông được chuyển đến bệnh viện Thượng Hải, bác sĩ quyết định sẽ mổ ngay.

Từ lúc té đến chờ phẫu thuật, chân ông sưng to nhưng tuyệt không thấy đau đớn. Ông thầm tin sâu, đây chắc chắn là nhờ Phật lực gia trì khiến ông tội nặng được báo nhẹ… nên càng tinh tấn niệm Phật không gián đoạn.

Tối đó mổ xong, do phản ứng hậu phẫu, nên gối phải đau suốt đêm. Sau đó thì không hành đau nữa mà hồi phục rất nhanh. Có mấy người bịnh trẻ nằm chung phòng với ông, sau khi gãy xương phải trị liệu đủ thứ và nghỉ dưỡng tới 5-6 tháng, lại còn thường xuyên tầm bổ canh xương hầm, vi cho rằng phải ăn mặn vậy mới đủ dinh dưỡng. Nhưng, vết thương họ tới giờ vẫn chưa lành, nên họ cứ than rên trước mặt ồng Hồ 60 tuổi nảy mãi…

Qua đây đủ thấy ăn chay, tu tập theo pháp Phật, có thể đem lại trợ giúp rất lớn cho việc hồi phục sức khỏe.

Xuất viện rồi, ông Hồ tu học càng thêm tỉnh tấn, trong thời gian cái chân đau bắt đầu hồi phục, ông không thể quỳ trước Phật, chỉ có thể ngồi trên giường sám hối nghiệp sát sinh và bao ác nghiệp thuờ làm bếp sư của mình, ông chí thành tụng Kinh Địa Tạng hồi hướng cho các chúng sinh đã bị ông glết… hy vọng chúng sớm lìa khổ được vui.

Sau khi mổ được hai tháng, ông đã phá tan quy định của y viện (bịnh chuyển tốt đến không cần chống gậy), ông xuống giường cử động, đi lại trong nhà. Không bao lâu, do có tính nôn nóng. Hồ huynh không cam tâm ở mãi trong nhà, ông thường ra ngoài tham gia các hoạt động phóng sinh, hoặc hội họp cùng đàm bạn đạo…

Mới đầu chúng tôi không yên tâm, đồng khuyên ông nên cẩn trọng, hãy ở nhà nghĩ dưỡng cho thật ổn rồi hẵng ra ngoài. Nào ngờ lão Hồ tính cách vốn hào sảng, không những chẳng chịu nghe, còn nói; – Chẳng hề chi, chân tôi hồi phục rồi! Hiện tại đi đường không bị ảnh hưởng gì hết!…

Vừa nói ông vừa chìa chân ra cho chúng tôi xem.

Mọi người đều bật cười. Từ lúc ồng gãy xương đến nay đã 7 tháng, nhưng nơi gối phải đến giờ chẳng còn vết tích chẩn thương chi. Ong Hồ hoàn toàn cử động tự tại thoải mái, giống như người bình thường.

Chú thích: (1):  Đại Từ Ân Tự Tam Tạng Pháp Sư Truyện

Trích: Báo ứng hiện đời

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Cuộc đời vô thường, bướm hoa chỉ là huyền ảo

Tư liệu 09:46 14/11/2024

Sự sống và cái chết, sinh lão bệnh tử là sự tuần hoàn không thể thay đổi được của quy luật tự nhiên, là lẽ thường ai cũng phải trải qua. Quan niệm cuộc đời là huyễn ảo một lần nữa được đề cập tới trong bài kệ “Thị tật” - “Dạy khi có bệnh” của Thiền sư Giác Hải khi răn dạy đệ tử.

Tất cả các pháp đều từ tâm sinh

Tư liệu 13:19 13/11/2024

Trong bài kệ cho đệ tử Cảm Thành, Thiền sư Vô Ngôn Thông mong muốn đệ tử giác ngộ vô thường và nhận biết cái chân thật để từ đó tùy căn cơ mà chú tâm vào việc truyền dạy Phật pháp.

Tâm thiền bình an trong tuyệt tác “Ngư nhàn” của Thiền sư Không Lộ

Tư liệu 09:36 13/11/2024

Thiền sư Không Lộ là một hiện tượng thi ca độc đáo trong dòng thơ thiền Việt Nam. Bài thơ “Ngư nhàn” – “Cái nhàn của ngư ông” được giới chuyên môn đánh giá là sự cất cánh của một tâm hồn thi sĩ.

Từ bi thôi chưa đủ, cần có trí tuệ dẫn dắt

Tư liệu 11:46 10/11/2024

Nếu Từ bi mà không có Trí tuệ thì sao? Từ Bi vô nguyên tắc và mù quáng thì chỉ đem lại những tác dụng tiêu cực. Cho nên nói, chỉ có Từ bi thôi thì chưa đủ mà cần phải có Trí tuệ để dẫn dắt.

Xem thêm