Thứ bảy, 02/12/2023, 17:32 PM

Tôi thấy Phật giáo thật đẹp

Phật giáo hình thành bởi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni từ Ấn Độ, cách đây hơn 2.600 năm về trước. Trải qua bao nhiêu thăng trầm và biến thiên lịch sử, Phật giáo vẫn tồn tại, phát triển và truyền bá khắp thế giới.

Bởi những gì là chân lý, là chân – thiện – mỹ vẫn luôn sống mãi với thời gian. Đó chính là đặc tính của pháp “thiết thực hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người có trí chứng hiểu” [1].

Phật giáo có khả năng hòa hợp “tùy duyên nhi bất biến”, nghĩa là, khi Phật giáo truyền vào một địa phương, một quốc gia nào đó, nó sẽ vận mình uốn theo phong tục, tập quán, sắc thái để phù hợp với văn hóa đặc trưng của nơi đó, nhưng bản chất của Phật giáo vẫn không thay đổi. Do đó, Phật giáo đi qua mỗi thời đại với vô vàn biến thiên lịch sử vẫn vươn mình và đứng vững sừng sững đến ngày nay.

Cái đẹp của Phật giáo xuất phát từ bên trong nội hàm của chính nó. Tất cả những điều ấy được xây dựng bởi những người con Phật. Ảnh minh hoạ.

Cái đẹp của Phật giáo xuất phát từ bên trong nội hàm của chính nó. Tất cả những điều ấy được xây dựng bởi những người con Phật. Ảnh minh hoạ.

Không có con đường nào bằng phẳng và chẳng có điều gì thuận lợi cho sự phát triển của bất cứ điều gì (bao gồm con người, vạn vật, những giá trị vật thể và phi vật thể). Tất cả đều chịu thử thách của thời gian, vô vàn yếu tố ngoại cảnh, chịu sự đả phá từ mọi phía, chịu sự công kích từ bên trong lẫn bên ngoài,… Những khó khăn đó chính là nguồn nguyên-nhiên liệu cho vạn vật phát triển vững bền từ bên trong (nội tại chính mình). Phật giáo cũng thế, trải qua biết bao thăng trầm lịch sử, bao sự công kích, đả phá. Nhưng, như lời Phật dạy, “cái gì là lõi cây, cái ấy sẽ tồn tại lâu dài” (Yo sàro so thassati) [2]. Vì thế, tất cả những khó khăn ấy như một sự chọn lọc tiến hóa và củng cố hơn cho Phật giáo. Và đến ngày nay, Phật giáo vẫn luôn sống mãi và rất đẹp.

Cái đẹp của Phật giáo xuất phát từ bên trong nội hàm của chính nó. Tất cả những điều ấy được xây dựng bởi những người con Phật (tứ chúng – xuất gia và tại gia) học, hiểu và hành trì giáo pháp; giữ mình trong khuôn phép của sự thanh lương (tịnh Giới); chánh niệm – tỉnh giác trong từng oai nghi, cử chỉ (đi, đứng, nằm, ngồi),… Tất cả những điều ấy không phải bắt buộc hay mang hàm nghĩa cấm đoán, bắt người học Phật phải nhất nhất tuân theo. Mà đó chính là “giới thể trang nghiêm thanh tịnh” có sẵn nơi mỗi người con Phật. Chính những điều ấy đã làm nên một Phật giáo thật đẹp. Từ giới thể thanh tịnh, từ bi và trí tuệ bên trong của Phật giáo đã biểu hiện ra bên ngoài bằng vô số hình thức, đó chính là “ứng – hóa thân Phật” [3] để tiếp cận với chúng sanh, làm vơi đi mọi niềm đau nỗi khổ và thắp lên tia hy vọng, dẫn dắt họ đến bến bờ an vui, hạnh phúc.

Điều này chúng ta có thể thấy rõ ràng nhất thông qua việc nhìn lại lịch sử Phật giáo nước nhà từ hồi mới du nhập (Phật giáo được truyền bá vào Việt Nam từ rất sớm và được biết đến với trung tâm Phật giáo Luy Lâu, có thể xem là sớm hơn trung tâm Phật giáo Bành Thành và Lạc Dương ở Trung Quốc) [4]. Từ đó đến nay, Phật giáo Việt Nam vẫn luôn đồng hành cùng dân tộc, dù là thời Bắc thuộc hay khi đã giành được độc lập, dù thời chiến hay thời bình, dù bình an hay dịch dã, thiên tai,…. Phật giáo vẫn luôn kề vai sát cánh với dân tộc, chẳng hề sợ nguy nan, chẳng màng đến hiểm nguy, chỉ với niềm mong mỏi bình an, hạnh phúc cho toàn thể chúng sanh.

Như lá trên cây cổ thụ, có những lá vàng, lá xanh, lá non, lá bị sâu ăn và những chiếc lá lành lặn. Hãy để ý xem, số lượng lá bị sâu ăn so với những chiếc lá lành, loại lá nào nhiều hơn? Cũng vậy, không có điều gì hoàn hảo, không có ai thập toàn, thập mỹ. Do đó, những người con Phật vẫn luôn tiếp tục cố gắng tu học để hoàn thiện chính mình nhằm “thiệu long Thánh chủng”. Những lá nào bị sâu quá sẽ rơi rụng, nhưng những lá lành vẫn tiếp tục sứ mệnh của mình – làm nhiệm vụ quang hợp cho cây, che bóng mát cho người, làm nơi nương tựa (tổ, nơi ở) cho các chúng sanh khác,… Và những người con Phật cũng vậy.

Trong quá trình học theo Phật, tu theo Phật, những người con trai, con gái của đức Như Lai cũng đều phải trải qua những thử thách, chông gai, những khó khăn, nghịch cảnh và cám dỗ của thế thái nhân tình để trau luyện nội tâm vững mạnh trước những ngọn gió độc của cuộc đời (bát phong) [5]. Nhưng, sau tất cả, dù khó khăn thế nào, phải chịu bao gian lao, thử thách, người có nghị lực sẽ vượt qua tất cả và chiến thắng chính mình. Họ sẽ tiếp tục bước đi vững chãi và hiên ngang với chí nguyện bản thân, vẫn tiếp tục bền chí tiếp nối sứ mệnh của chư Phật, chư Tổ “thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sanh”. Sứ mệnh ấy, con đường ấy không phân biệt nam nữ, giàu nghèo, dân tộc, chủng loại,… nó bình đẳng cho tất cả những ai có đủ ý chí, nghị lực, đủ niềm tha thiết, tin yêu, đủ từ bi, trí tuệ và đức nhẫn. Do đó, những người xuất gia được gọi là bậc “xuất trần Thượng sĩ”. Đó không phải là một việc dễ làm. Đơn cử, cạo tóc thôi đã là khó (đối với một người con gái ở tuổi xuân thì) thì việc cắt ái, ly gia càng khó hơn. Và huống nữa với chí nguyện ấy, sứ mệnh ấy lại càng khó hơn nữa.

Vì thế, khi bạn nhìn vào một cây cổ thụ, bạn thấy vài chiếc lá bị sâu ăn, rơi rụng, bạn chớ vội bảo rằng cây đã quá già và sắp chết, mà hãy nhìn vào mặt tích cực của nó. Những giá trị, những lợi ích mà cây cổ thụ đó mang lại. Chẳng phải lá lành trên cây còn rất nhiều ư, lá xanh trên cây cũng rất nhiều và lá non vẫn tiếp tục nảy nở tốt đẹp hay sao? Và Phật giáo cũng vậy. Phật giáo vẫn rất đẹp!

Chú thích:

[1] Kinh Ví Dụ Tấm Vải, Trung Bộ.

[2] Kinh Đại Không, Trung Bộ.

[3] Ứng – hóa thân Phật là một trong ba thân Phật (Tam thân  – tiếng Trung: 三身, tiếng Phạn: त्रिकाय trikāya) là ba loại thân của một vị Phật. Đó là Pháp thân, Báo thân và Ứng hóa thân (hoặc Hóa thân). Quan điểm này xuất phát từ tư tưởng của Đại Chúng bộ, về sau được Phật giáo phát triển tiếp nhận.

[4] Xem thêm: Nguyễn Lang, Việt Nam Phật giáo sử luận; Mâu Tử, Lý Hoặc Luận.

[5] Bát phong: tám loại gió của cuộc đời, làm cho cuộc sống con người bị xáo trộn. Tám ngọn gió này gồm: “lợi-suy, hủy-dự, xưng-cơ, khổ-lạc”, là lợi dưỡng – suy hao, hủy báng – tán thán, tôn kính – chê bai, đau khổ – vui mừng, hay còn gọi là được – mất, khen – chê, tốt – xấu, khổ đau – hạnh phúc. Tám ngọn gió làm cho chúng ta quay cuồng trong thế gian. Khi nội tâm vững mạnh thì sẽ làm chủ được mình, không bị tám ngọn gió này chi phối “bát phong xuy bất động”.

Nguồn: Tạp chí Văn hoá Phật giáo

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Chú Lăng Nghiêm: Thần chú uy lực nhất trong Phật giáo

Kiến thức 22:01 22/12/2024

Chú Lăng Nghiêm là vua trong các Chú, vì dài nhất và khó nhất trong Phật Giáo. Hầu hết những người xuất gia đi tu, đều phải thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm từ lúc mới xuất gia, hoặc cũng có những người thuộc lòng trước khi xuất gia.

Cách tụng thần chú Dược Sư tại nhà Phật tử nên biết

Kiến thức 15:00 22/12/2024

Thần chú là bí mật của Chư Phật. Bạn có nhân duyên với chú nào thì tụng chú ấy. Đừng nay tụng Lăng Nghiêm, mai tụng Đại Bi, mốt tụng Dược Sư…

Chép hồng danh Phật sẽ có công đức lớn

Kiến thức 10:57 12/12/2024

Chép hồng danh Phật hay chép Nam mô A Di Đà Phật là một trong những phương pháp tiêu nghiệp và giúp tăng phước.

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày nào?

Kiến thức 09:11 11/12/2024

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày tưởng nhớ Đức Phật A Di Đà, tác lễ tri ân công đức mà Ngài đã dày công tạo lập Thế giới cực lạc. Hằng năm ngày vía Phật A Di Đà được tổ chức vào ngày 17/11 âm lịch.

Xem thêm