Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 24/04/2021, 15:11 PM

Tôn giả Ưu Bà Ly – Trì luật đệ nhất

Tôn giả Ưu Bà Ly là người nô lệ đầu tiên được Phật cho xuất gia, thu nhận vào tăng đoàn. Xuất gia tu thiền sau một thời gian ngắn Ngài chứng quả A La Hán. Ngài được Đức Phật cho là đệ nhất Trì giới và được giao việc xử lý và tuyên luật.

Trong cuộc sống, từ quốc gia xã hội, đến đoàn thể, luật pháp, nội quy, điều lệ là những điều kiện giúp cho tổ chức được kiện toàn, vững mạnh, trường tồn. Ngược lại trong một tổ chức có nhiều người không giữ nội quy, điều luật sẽ trở thành ô hợp dễ tan rã, cụ thể như trong quân đội nếu không có kỷ luật sắt, khi ra trận sẽ bị thất bại. Với tôn giáo cũng thế, tín đồ không tuân giữ điều răn cấm, đạo giáo sẽ bị suy tàn. Khi Đức Phật sắp Niết Bàn, Ngài A Nan hỏi Phật nhiều vấn đề trong đó có câu hỏi: Sau khi Thế Tôn Niết Bàn chúng con nhận ai làm thầy?

Tôn giả Ananda: Bậc thánh trí tuệ tuyệt vời

Tôn giả Ưu Bà Ly

Tôn giả Ưu Bà Ly

Sau khi Phật Niết Bàn trong cuộc kiết tập Kinh, Luật, Luận tại động Kỳ Xà Quật gồm 1.250 vị A La Hán do Đại Ca Diếp làm chủ tọa, Ngài A Nan tuyên trì tạng kinh, Ngài Ca Chiên Diên tuyên trì tạng luận, Ngài Ưu Ba Ly tuyên đọc 80 lần các giới luật do Phật chế. Từ cuộc kiết tập nầy bộ Bát Thập Tụng Luật được hình thành và đó là bộ luật căn bản đầu tiên của văn học Phật giáo. Theo Nam truyền sử, Tôn giả Ưu Ba Ly không những là vị kiết tập Luật tạng, mà còn là vị kế thừa Đức Phật lãnh đạo giáo đoàn và trở thành Sơ tổ. Đây cũng là điểm mà Phật giáo Bắc tông khác với Phật giáo Nam tông. Theo truyền thống Bắc tông: Đại Ca Diếp là vị Sơ tổ thừa kế Phật lãnh đạo giáo đoàn, nguyên nhân sự khác biệt này xét ra cũng dễ thấy.

Phật dạy trì chú Lăng Nghiêm

Nam tông thiên về tư tưởng giải thoát, muốn giải thoát phải trì luật. Tôn giả Ưu Ba Ly là vị trì luật đệ nhất nên được suy ton là Sơ tổ. Còn Bắc tông thiên về tư tưởng giác ngộ, lấy tâm ấn tâm không cần văn tự, ấn truyền ngoài kinh điển. Tôn giả Đại Ca Diếp là vị đã lãnh hội được ý chí đó nơi Đức Phật trước nhất, qua cành hoa sen của Phật đưa ra tại hội Linh Sơn. Sau khi Đức Phật Niết Bàn Tôn giả là vị chủ tọa, lãnh đạo cuộc kiết tập kinh điển, nên Phật giáo Bắc tông suy tôn Ngài là Sơ tổ.

Ban Hoằng pháp

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Thời niên thiếu của Tôn giả Mục-kiền-liên

Nhân vật Phật giáo 19:20 26/03/2024

Tôn giả Mục-kiền-liên, bậc Thánh đứng hàng thứ hai trong mười vị Đại đệ tử của đức Phật. Ngài được đức Thế Tôn khen ngợi là vị có thần thông đệ nhất và hiếu tâm lớn nhất trong hàng đệ tử xuất gia của Phật.

Thiền sư Khương Tăng Hội – Người khai sáng Thiền tông Việt Nam

Nhân vật Phật giáo 09:03 20/03/2024

Người khai sáng Thiền tông Việt Nam là Thiền sư Khương Tăng Hội – sơ Tổ của dòng phái Thiền Việt Nam, người đã có công góp phần xây dựng cơ sở nền móng hoạt động để Trung tâm Phật giáo thứ II ở vùng Đông Bắc Bộ phát triển từ thế kỷ thứ II đến thế kỷ thứ XI.

Công hạnh của tín nữ Visākhā

Nhân vật Phật giáo 15:10 23/02/2024

Thuở Đức Thế Tôn còn tại thế đã có những vị đại đệ tử xuất gia xuất sắc là những bậc thánh Tăng đã chứng đắc quả A-la-hán với những công hạnh nổi bật như 10 vị đại đệ tử của Phật.

Gương hiếu hạnh của Hòa thượng Cua, một nhân vật có thật trong lịch sử Phật giáo Việt Nam

Nhân vật Phật giáo 19:20 22/01/2024

Ngài trong lòng mọi người, đẹp đẽ chói ngời muôn thuở, không phải là hình ảnh của vị Thiền sư, càng không phải của một tu sĩ được vua ban chức Ngự Tiền Chi Quân và áo gấm. Đó là hình ảnh của một bậc chân tu tốt đời sáng đạo, lo tròn chữ hiếu với mẹ già một cách vượt thường đầy trí tuệ.

Xem thêm