Chủ nhật, 11/04/2021, 12:30 PM

Tôn giả Mục Kiền Liên và ma vương

Có một thời gian Tôn-giả Đại Mục-kiền-Liên phụ trách trông coi việc dựng thiền-thất tại vườn Lộc-Dã; một hôm trong lúc Tôn-giả đang đi kinh hành trên khoảng đất trống, thì Ma-Vương hóa hình nhỏ xíu chui vào trong bụng của Tôn-giả.

Lúc đó Tôn-giả nghĩ rằng: "Quái lạ, hình như ta đã nuốt phải vật gì vào trong bụng? Ta nên nhập Như-kỳ tưởng-định để nhìn vào bụng xem là vật gì?” Nghĩ rồi, Tôn-giả đi đến cuối đường kinh hành, bèn ngồi kiết-già nhập định mà nhìn vào bụng mình thì thấy Ma-Vương đang ở trong đó; Tôn-giả bèn ra khỏi định, rồi nói rằng:

- Này Thiên Ma, ngươi hãy đi ra mau, đừng sống mãi trong sự không thiện lợi không thiện ích mà ngươi phải thác sinh vào cõi dữ chịu vô lượng khổ.

Khi ấy Ma-Vương bèn nghĩ: "Sa-môn này không thấy không biết, thế mà lại nói như vậy, đúng là nói mò; dù Tôn-Sư ông có đại như-ý túc, có đại oai-đức, có đại oai-thần, cũng không thể thấy mau biết lẹ như vậy, huống chi là đệ-tử mà thấy biết mau lẹ được sao?”

Giải mã thần thông của tôn giả Mục Kiền Liên

Tôn giả Mục Kiều Liên

Tôn giả Mục Kiều Liên

Tôn-giả lại nói:

- Ta lại biết trong ý của ngươi nghĩ rằng: "Sa-môn này không thấy không biết, thế mà lại nói như vậy, đúng là nói mò; dù Tôn-Sư ông có đại như-ý túc, có đại oai-đức, có đại oai-thần, cũng không thể thấy mau biết lẹ như vậy, huống chi là đệ-tử mà thấy biết mau lẹ được sao?”

Nghe Tôn-giả nói như vậy, Ma-Vương nghĩ: "Sa-môn này đã thấy biết ta, nên mới nói những điều xảy ra, và còn biết cả ý nghĩ của ta nữa; ta không ra không được”. Rồi từ trong bụng, Ma-Vương chui lên miệng của Tôn-giả, và vọt ra hiện hình người đứng trước mặt Tôn-giả, Tôn-giả bảo:

- Này Ma Ba-Tuần, thuở xa xưa, vào thời đức Phật Giác-Lịch-Câu-Tuần-Đại. Lúc đó ta là đại Ma-Vương tên Ác, ta có cô em tên là Hắc, ngươi chính là con trai của cô Hắc. Này Ma Ba-Tuần, vì lẽ đó cho nên ngươi là cháu gọi ta bằng bác.

Ma Ba-Tuần, thuở ấy đức Phật Giác-Lịch-Câu-Tuần-Đại có hai đại đệ-tử tên là Âm và Tưởng.

Do ý nghĩa nào một người được gọi là Âm? Tôn-giả Âm: kiếp trước đó sống ở cõi Phạm-Thiên, có tiếng nói vang xa cả nghìn thế giới; lại không ai có âm thanh ngang bằng, cho nên Tôn-giả ấy được đức Phật Giác-Lịch-Câu-Tuần-Đại đặt tên là Âm.

Do ý nghĩa nào một người có tên là Tưởng? Vì Tôn-giả Tưởng nương vào thôn-ấp mà du hành, Tôn-giả luôn luôn giữ thân, thu nhiếp các căn, giữ vững chính niệm; Ngài thường đến chỗ vắng hoặc dưới gốc cây trong rừng vắng, hoặc đến chỗ yên tĩnh ngồi kiết-già nhập tưởng-tri diệt-định. Lúc ấy có vài người đi ngang qua thấy Ngài ngồi ngay như khúc cây khô, thân thể không cử động, lá cây vướng mắc cả trên đầu cổ, họ bèn nghĩ: "Người này ngồi chết trong rừng vắng này, chúng ta nên làm phúc, nhặt cỏ và củi khô chất đống bao thân thể mà đốt thiêu”; họ bèn làm như vậy, xong bỏ đi.

Tôn-giả Tưởng sau một đêm, sáng hôm sau đập tro mà ra, phủi bụi rồi du hành trở lại về thôn-ấp như thường lệ. Những người trước kia đã gặp Tôn-giả, khi thấy Tôn-giả lại ngồi (nhập định) ở chỗ khác, họ bèn nghĩ: "Trước kia chúng ta đã hỏa thiêu người này rồi sao không chết mà lại ngồi tưởng ở chỗ khác này?”, vì lẽ đó cho nên mọi người gọi Ngài là Tưởng.

Lúc ấy ta là đại Ma-Vương tên Ác nghĩ rằng: "Sa-môn này bị trói chặt, bị tuyệt chủng, không gia đình con cái; Sa-môn này ngồi (thiền) đắm đuối giống như con mèo ngồi rình bên hang chuột, mải miết say đắm; Sa-môn này đắm đuối cái gì, mục đích gì, mong muốn điều gì, ta chẳng biết người này từ đâu đến và sẽ đi về đâu, ta hãy dạy bảo một số người đến phá không cho ngồi, biết đâu người này chẳng nổi tâm giận dữ để ta dễ lợi dụng”. Nghĩ như vậy: ta liền đi xúi giục một số người đến chửi rủa mắng nhiếc thậm tệ, phá không cho được ngồi yên; thậm chí một số người dùng đá ném, dùng cành cây đánh đập, làm rách áo, và gây thương tích cho Sa-môn ấy.

Tôn giả Anuruddha: Vị tối thắng về thiên nhãn thông

Tôn-giả Tưởng, đệ-tử của Phật Giác-Lịch-Câu-Tuần-Đại mang đầu mặt thương tích, áo rách tả tơi đi đến chỗ Phật đang thuyết pháp; khi Ngài trông thấy học trò đi đến, Ngài bảo đại-chúng: "Đại chúng có thấy chăng? Ác Ma đã xúi giục một số người đến phá Sa-môn tinh tấn tu hành để hòng mong lợi dụng. Này chư vị đệ-tử, hãy để tâm tương ưng với Từ tỏa khắp một phương, thành tựu an trụ. Cũng vậy, hai, ba, bốn cho đến mười phương, không oán hận, không si mê não hại, rộng lớn bao la. Trải khắp tất cả thế-gian, tất cả thời gian, thành tựu an trụ; tâm tương ưng với Bi, Hỷ, và Xả cũng như vậy, với tâm như thế khiến ác Ma không thể lợi dụng được”.

Vì vậy ta không thể lợi dụng được, ta lại nghĩ: "Bằng phương pháp ấy vô hiệu quả, ta phải dùng cách khác, làm cho tâng bốc tâm của các Sa-môn, biết đâu họ chẳng nổi tà tâm để ta dễ dàng lợi dụng”. Nghĩ vậy, ta bèn đi xúi giục một số con gái đẹp đến lễ bái hầu hạ Sa-môn.

Các Sa-môn sau khi được các người con gái đẹp lễ bái cúng dường v.v.. rồi, họ đi đến chỗ Phật Giác-Lịch-Câu-Tuần-Đại. Ngài bảo các đệ-tử: "Đại chúng thấy chăng? Ác Ma xúi giục các người con gái đến lễ bái, hầu hạ và cúng dường, ác Ma lại còn xúi những người con gái đánh mắt đưa tình, nũng nịu, õng ẹo trước Sa-môn, để mong Sa-môn nổi dục tâm hòng dễ dàng lợi dụng. Này các đệ-tử, hãy quán sát các hành là vô thường không bền, các pháp thịnh suy không chắc chắn như bọt nước, như cơn gió thoảng; hãy quán các pháp là không thật như ánh trăng đáy nước, như bóng trong gương. Hãy quán thân là ô uế dơ bẩn thối tha ghê tởm, quán vô dục, quán ly xả, quán đoạn diệt tất cả mọi thứ để cho ác Ma không thể lợi dụng được”.

Này Ba-Tuần, vì thế ta không thể làm gì được Tôn-giả Tưởng, nên bấy giờ ta hóa hình làm một đứa trẻ, tay cầm cây gậy đứng bên đường. Khi đức Phật Giác-Lịch-Câu-Tuần-Đại đi khất thực ngang qua, có Tôn-giả Âm đi theo phía sau. Ta thấy thế, bèn đánh Tôn-giả Âm một gậy, làm vỡ đầu, và máu chảy ướt cả mặt. Tôn-giả Âm bị đánh bể đầu chảy máu, vẫn đi theo sau đức Phật như bóng với hình, không rời xa, cũng không kêu than nói năng chi cả.

Tôn giả Ni Liên Hoa Sắc - Đệ nhất thần thông, thống lĩnh Ni đoàn

Sau một lúc, đức Phật xoay nhìn về phía sau bên phải như cái nhìn của một voi chúa không sợ hãi, không giận dữ, và quán sát. Ngài nhìn thấy Tôn-giả Âm đầu bị chảy máu ướt đỏ cả mặt, bèn nói: "Ác Ma thật hung ác này có đại oai lực, ác Ma này không biết đủ”; Ngài vừa nói dứt, thì ngay lúc đó, như tên bắn, chớp nhoáng, ta liền bị đọa vào đại Địa-ngục Vô-Khuyết.

Trong Địa-ngục Vô-Khuyết có Quỷ-ngục đến chỗ ta và nói: "Ngươi nên biết nếu đinh hiệp đinh (đinh sắt 100 cái mà đóng vào thân thể) phải mãn hạn một trăm năm” (bằng 100,000 năm thế-gian).

Ma Ba-Tuần nghe nói như vậy, trong lòng hết sức rúng động, sợ khủng khiếp, bèn biến mất.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Chép hồng danh Phật sẽ có công đức lớn

Kiến thức 10:57 12/12/2024

Chép hồng danh Phật hay chép Nam mô A Di Đà Phật là một trong những phương pháp tiêu nghiệp và giúp tăng phước.

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày nào?

Kiến thức 09:11 11/12/2024

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày tưởng nhớ Đức Phật A Di Đà, tác lễ tri ân công đức mà Ngài đã dày công tạo lập Thế giới cực lạc. Hằng năm ngày vía Phật A Di Đà được tổ chức vào ngày 17/11 âm lịch.

Vì sao ngày 17/11 âm lịch hằng năm là ngày vía Phật A Di Đà?

Kiến thức 08:00 11/12/2024

Những hành giả tông Tịnh Độ hiện nay gần như ai cũng biết và tham gia lễ kỷ niệm vía Phật A Di Đà đản sanh vào ngày 17 tháng 11 âm lịch hàng năm. Tuy nhiên, trong các kinh văn có đề cập đến lịch sử Phật A Di Đà thì tuyệt nhiên không thấy nói chính xác ngày Đản sanh của Ngài.

Trước khi tụng Kinh, trì chú, nên đọc nghi thức như thế nào?

Kiến thức 09:15 04/12/2024

Thực ra mỗi tông môn, thậm chí mỗi chùa sẽ có cách thức khác nhau, nên Nghi thức sau chỉ mang tính tham khảo. Đạo hữu nào thấy phù hợp có thể áp dụng, xong bạn cần hiểu đây không phải quy định bắt buộc, thậm chí không có nghi thức khai Kinh chú thì vẫn cứ trì tụng không vấn đề gì.

Xem thêm