Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 22/01/2024, 14:22 PM

Tông chỉ pháp môn niệm Phật

Dùng lòng tin sâu chắc và nguyện vọng tha thiết mà niệm Phật trong khuôn khổ của bốn điều trên, đó là niệm Phật đúng pháp. Niệm Phật đúng pháp rồi chí tâm hồi hướng cầu sanh, thời quyết định sẽ vãng sanh Cực lạc thế giới, nhưng phải bền lòng niệm Phật đến trọn đời.

Hòa thượng Vạn Đức dạy: Tất cả pháp môn của Phật dạy đều có tông chỉ. Y theo tông chỉ mà thực hành mới có kết quả.

* Tín - nguyện - hạnh: Là tông chỉ của môn niệm Phật.

- Tin chắc cõi cực lạc thanh tịnh trang nghiêm

Tin chắc nguyện lực của A Di đà Phật nhiếp thọ người niệm Phật.

Tin chắc mình niệm Phật đây sẽ được vãng sanh trụ bực bất thối chuyển.

Đây là tông chỉ thứ nhất: Tin sâu.

- Mong mỏi được về cực lạc như viễn khách niệm cố hương.

Mong mỏi được ở gần đức A Di đà Phật như con thơ nhớ mẹ hiền.

Ngày ngày ngưỡng vọng Tây phương mà lòng mãi ngậm ngùi.

Phút phút trông chờ từ phụ mà đôi mắt thường đẫm lệ.

Đây là tông chỉ thứ hai: (nguyện thiết).

Công hạnh chuyên cần niệm Phật

Là tông chỉ thứ ba.

Tông chỉ này có “sự tu” và  “lý quán”.

Về phần sự tu, người niệm Phật khi chưa chứng nhập chánh định cần phải định thời khóa trong mỗi ngày.

Hoặc bốn thời hoặc sáu thời... Ít nhất là hai thời.

Không nên vội muốn viên dung tự tại, vội muốn vô tướng mà niệm lực khó thành, tổ Trí Húc đã từng răn như thế. Hoặc tụng kinh hay trì chú rồi niệm Phật hồi hướng, hoặc lễ sám hối niệm Phật hồi hướng, hoặc chỉ chuyên một mặt niệm Phật. Kinh và chú là tùy ở sở thích của mỗi người mà tụng, chỉ phải là kinh Đại thừa.

shutterstock-182385299-2432

Nhưng phải coi niệm Phật là phần chánh. Mỗi thời niệm một ngàn, hai ngàn cho đến năm bảy ngàn... Ít nhất là một ngàn câu (Nam mô A Di Đà Phật)

Niệm ra tiếng hay niệm thầm đều được, miễn là trong khi niệm phải đủ bốn điều kiện này:

1. Rành là chữ câu rành rẽ không lộn lạo. Rõ là tự nhận tiếng niệm rõ ràng không trại, không mờ.

2. Tương ưng - Tiếng hiệp với tâm, tâm duyên theo tiếng, tâm và tiếng hiệp khắn với nhau.

3. Chí thiết - chí thành tha thiết, như con thơ mắc nạn, kêu cầu từ mẫu cứu vớt.

4. Nhiếp tâm - không cho tạp niệm xen vào, nếu xao lãng thời liền thâu lại. Trong trường hợp nầy, chăm chú nhận chắc lấy tiếng của mình niệm là công hiệu nhất.

Dùng lòng tin sâu chắc và nguyện vọng tha thiết mà niệm Phật trong khuôn khổ của bốn điều trên, đó là niệm Phật đúng pháp. Niệm Phật đúng pháp rồi chí tâm hồi hướng cầu sanh, thời quyết định sẽ vãng sanh Cực lạc thế giới, nhưng phải bền lòng niệm Phật đến trọn đời. Nếu ai chuyên cần niệm nhiều, thời lần lần được bất niệm tự niệm và được nhập niệm Phật tam muội mà vãng sanh phẩm vị càng cao hơn.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Đức Thế Tôn đang có mặt

Kiến thức 15:30 05/05/2024

Bạch Đức Thế Tôn! Đức Thế Tôn có dạy rằng: “Mỗi khi có từ bốn người trở lên tới với nhau, sống với nhau và thực tập theo con đường Giới, Định, Tuệ thì Đức Thế Tôn có mặt ở tại đó”.

Giá trị thực tiễn của ngôi chùa

Kiến thức 13:15 05/05/2024

Hơn 2000 năm nay, thực tế đã chứng minh ngôi chùa ở Việt Nam không chỉ là biểu hiện cụ thể của kiến trúc Phật giáo mà còn gắn liền với hồn cốt, văn hóa dân tộc, là nơi truyền bá tư tưởng đạo đức, phản ánh phong tục, tập quán, nếp sống tinh thần của người dân qua từng giai đoạn lịch sử.

Đem lại hạnh phúc cho chư thiên và loài người

Kiến thức 10:37 05/05/2024

Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, rừng Jetavana, dạy các Tỷ kheo: Một người, này các Tỷ kheo, khi xuất hiện ở đời, đem lại hạnh phúc và an lạc cho số đông, vì lợi ích, vì hạnh phúc, an lạc cho chư Thiên và loài người. Một người ấy là ai? Chính là Thế Tôn, bậc A la hán, Chánh đẳng giác.

Bất diệt trong sinh diệt

Kiến thức 09:20 05/05/2024

Đạo Phật, trái lại, lại phát huy cho ta thấy trong cái thân thể sinh diệt vô thường có cái bản tánh vô thượng bất sinh diệt. Đạo Phật đã phát huy bản tánh ấy bằng cách căn cứ ngay với giác quan thô cạn chứ không xa xôi đâu khác.

Xem thêm