Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 06/08/2014, 10:46 AM

Tp.HCM: Đại lễ Vu Lan tại công viên văn hóa tâm linh Phúc An Viên

Sáng ngày 08/07/Giáp Ngọ (03/08/2014), tại công viên văn hóa tâm linh Phúc An Viên (đường 35, khu phố Long Hòa, P.Long Thạnh Mỹ, Q9, Tp.HCM) đã diễn ra Đại lễ Vu Lan báo hiếu PL.2558 – DL.2014 thật long trọng với sự tham dự rất đông đảo của bà con phật tử, thiện nam, tín nữ xa gần.

Tham dự và chứng minh Đại lễ có sự hiện diện của TT.Thích Chân Quang – Phó ban Kinh tế Tài chính T.Ư GHPGVN, Viện chủ thiền tôn Phật Quang; TT.Thích Thông Nguyên cùng Chư tôn đức tăng, ni thiền tôn Phật Quang.

Về phía Ban lãnh đạo Công viên văn hóa tâm linh Phúc An Viên có ông Nguyễn Minh Tâm - Tổng Ciám đốc Công ty Điền Phúc Thành cùng toàn thể công nhân viên Phúc An Viên.

Khi bước vào cánh cổng chính của công viên văn hóa tâm linh Phúc An Viên và vào đi sâu bên trong, chúng ta bắt gặp một khuôn viên cây xanh rộng lớn và sạch đẹp đến nổi làm cho người ta như quên đi đây là nghĩa trang, cứ muốn ngắm nhìn, đồng thời cảm nhận một sự tĩnh lặng tâm hồn đến lạ kỳ.

Thường khi nói đến nghĩa trang, chúng ta nghĩ ngay đến một nơi đáng sợ, bởi vì đó là nơi tận cùng của số phận con người. Nhưng nghĩa trang Phúc An Viên được quy hoạch và thiết kế vô cùng đẹp, có ngăn nắp. Dọc theo chiều dài con đường rợp bóng cây với những thảm cỏ xanh mướt có đặt nhiều pho tượng Phật, các vị tôn giả, 5 thầy trò Đường Tăng. Khung cảnh ấy khiến cho người ta cảm thấy vừa gần gũi, vừa tôn nghiêm của những ai bước chân đến đây, và kể cả cho những hương linh đang an vị nơi này. 
Không gian thoáng đãng của Phúc An Viên
Đặc biệt, trong quần thể công viên Phúc An Viên còn có một ngôi chùa uy nghi. Hàng ngày Chư tăng tụng niệm, ngồi thiền và các phật tử sinh hoạt tu học. Ngoài ra, hàng tháng và các kỳ Lễ lớn của Phật giáo như: Lễ Phật đản, Lễ Vu Lan, Lễ Phật thành Đạo, v.v…Phúc An Viên đều có tổ chức lễ cầu siêu cho các hương linh được an táng và lưu tro cốt tại đây. Cho nên, nơi này xứng đáng như tên gọi là Công viên văn hóa tâm linh, thật sự. Nơi này cho người ta cái cảm giác tĩnh lặng như không còn khoảng cách giữa thế giới tâm linh và thế giới hiện tại. 

Trên tinh thần đó, nhân mùa Vu Lan báo hiếu, Phúc An Viên cũng tổ chức Đại lễ Vu Lan và Đại lễ Cầu siêu thật long trọng với một chương trình bao gồm: từ 7h30” – 8h00” ĐĐ.Thích Nghiêm Tịnh và ĐĐ.Thích Khải Hạnh hướng dẫn các phật tử đi viếng và thắp nhang quanh các ngôi mộ trong khuôn viên nghĩa trang.

Với chủ đề "TA SỐNG VÌ AI", TT.Thích Chân Quang đã chỉ ra mục tiêu, lí tưởng sống của những con người khác nhau trong xã hội, qua đó ca ngợi những ai có mục tiêu sống tốt đẹp; lên án những lối sống nhỏ nhen, ích kỉ; đồng thời chỉ ra lối sống đúng đắn mà con người cần phải hướng tới.

Ngẫm lại, trong cuộc sống này, nhiều người trưởng thành rồi nhưng khi được hỏi “Bạn sống vì cái gì?” thì họ lại lúng túng, không trả lời được. Họ cứ để cuộc sống cuốn họ đi với lối sống tầm thường, ích kỉ, sống để hưởng thụ, rồi phát sinh những ý nghĩ tham sống sợ chết, đó là sống theo bản năng. Cuộc sống như vậy là tầm thường, không có mục tiêu, lí tưởng sống rõ ràng. 
 
TT.Thích Chân Quang thuyết giảng
Mỗi người chúng ta thường có ai đó để ta đặt cuộc sống mình lên trên đó. Khi còn nhỏ thì ta không biết nhiều lắm nhưng đến lúc nào đó trong cuộc đời mình có một sự tình gì, một con người gì, hay một vấn đề gì mà lấy hết cả tình yêu thương của mình, lấy hết cả tâm hồn của mình thì khi đó mới hiểu một điều, mình sống vì điều đó.

Ví dụ: Bố mẹ sống vì con cái, thầy giáo sống vì học sinh, người lính sống vì Tổ quốc, nhạc sĩ sống vì nghệ thuật, cán bộ sống vì nhân dân, v.v…Nói chung chúng ta có thể sống vì ai đó, sống vì nghề nghiệp, vì cơ nghiệp hay sống vì chính danh dự của bản thân.
 
 
 
 
Hoặc những người tu sĩ Phật giáo thì họ sống vì Phật pháp, vì chúng sinh, vì lòng từ bi, vì đạo lý, vì những điều cao siêu mà cả đời họ đi theo. Họ từ bỏ hết những niềm vui của thế gian để giành hết tâm trí mình cho sự tu hành. Mà người dành hết cả tâm trí cho Phật pháp, cho chúng sinh thì ta gọi đó là người chân tu.

Tuy nhiên, đôi khi người tu cũng còn lỗi lầm thì ta nghĩ: Thôi! vị đó rồi cũng vượt qua được những cái sai để mà đứng lên đi tiếp trên con đường Phật đạo, vì lẽ sống, lý tưởng tu hành của họ mạnh quá nên mình không có chấp. Chỉ sợ những người giả tu, mặc chiếc áo tu sĩ để lừa đảo người, hoặc họ lợi dụng cửa chùa để buôn thần bán thánh, để được người ta cúng dường thì người như vậy tội rất nặng. Còn người nào mặc dù họ tu chưa giỏi, chưa có bề dày, chưa làm được điều gì lớn lao nhưng thật lòng họ vì Phật pháp, vì chúng sinh thì vẫn là những người đáng quý. Nếu từ lý tưởng tu hành đó, họ phát triển dần dần để trở thành bậc đạo cao đức trọng thì thật là một viên ngọc giữa cuộc đời. 
 
 
Lại nữa, cũng có trường hợp một người không còn gì để sống nữa nên họ thường tự tử. Nếu gặp người tự tử, ta phải làm sao để cứu họ. Thượng tọa đưa ra lời khuyên: Khi ta gặp một người có ý định tự tử thì hiểu rằng, họ tự  tử vì điều họ yêu thương - họ hy vọng đã mất. Như vậy bây giờ ta phải cho họ một hy vọng, một yêu thương mới, một lẽ sống mới thì họ sẽ bỏ ý định đó liền. Nhưng làm sao để ngay lúc đó, ta cho họ một niềm yêu thương, một niềm hy vọng mới, nhân đây Thượng tọa đã dạy cho chúng ta một bài học để cứu người. Và chúng ta hãy suy ngẫm bài học rất cần cho cuộc sống này. 

Và bây giờ đến lúc ta cứu mình. Dù người nào nói hay gì thì hay nhưng ẩn sâu trong đó vẫn có cái ta bí mật chi phối lẽ sống của mình.

Ví dụ người mẹ nói sống vì con nhưng sự thật vẫn vì bà mẹ một phần, vì đứa con là tình yêu thương và là điểm nương tựa của mình, nên nói gì thì nói vẫn có cái ta trong đó. Rồi người chiến sĩ chiến đấu vì tổ quốc nhưng thực sự vẫn có bản ngã len lỏi trong đó, vì kỉ luật thúc đẩy phía sau nên không thể không chiến đấu và thứ hai là vinh quang của một người chiến thắng thôi thúc ta chiến đấu. Rồi một người vì cơ nghiệp thì rõ ràng đây là ngã sở... Nên giờ nói ta sống vì ai, đôi khi nó thấp hèn đôi khi nó cao thượng nhưng vẫn có cái ta âm thầm len lỏi trong đó nhưng dù sao có một điều gì đó để ta sống, có một ai đó để ta sống vẫn là cao thượng hơn những người khi ta hỏi sống vì cái gì đó mà không biết, sống một cách vô cảm.
 
 
 
Mỗi lẽ sống đều có nhân quả của nó. Chúng ta sẽ sống tốt hơn nếu có một điều gì đó để sống. Sợ nhất là người nào nói rằng “Tôi sống vì tôi”, vì đây là câu trả lời độc ác, tàn nhẫn nhất và là nguồn gốc xuất hiện những người có chủ trương phá hoại thế giới này. Cuộc sống này tạm bợ, vay mượn và có nhiều ân nghĩa, chúng ta nên sống vì ai thì cũng có một cái hay trong đó. Là một con người, chúng ta phải tránh cái mục tiêu sống vì mình. Một đệ tử Phật thì càng phải tránh điều đó. 

Ta có nhiều điều để sống nhưng có hai điều thiêng liêng cao cả mà đôi khi ta không với tới được nhưng phải gieo rắc, phải vun trồng trong tâm hồn mình từ bây giờ. Một là sống vì Phật pháp, hai là sống vì nhân loại. Sống vì nhân loại rồi thì tình yêu tổ quốc tự nhiên hiện hữu. Cho nên khi nói tới tình yêu nước thì tự nhiên mình nồng nàn, vì đó là một đạo đức tự nhiên của con người. Còn người sống mà chỉ biết cho mình, sống vì mình, vì hưởng thụ thì sau khi chết chắc chắn đọa vào ba ác đạo. Do đó đừng để sống vì mình. 

Cuộc sống này là một cơ hội, khi ta có mặt trên cuộc đời này là một cơ hội lớn thì hãy chọn lẽ sống cao thượng, đừng để vuột mất vì nó không bao giờ trở lại. Nói chọn một lẽ sống cao thượng, không có nghĩa là ta phải làm liền, nhưng hãy chọn để điều đó nuôi nấng, bao phủ tâm hồn mình, để lẽ sống đó hướng dẫn mình đi trong vô lượng kiếp sau. Đức Phật nói “Thân người rất khó được”, ta nghe không hiểu nhưng chết rồi biết liền. Hôm nay có được thân người tức là ta có được một cơ hội. Chữ “Cơ hội” nghĩa là gì? Tại sao Thượng tọa nhấn mạnh điều này. Một câu hỏi rất ý nghĩa, và đáng quan tâm, chúng ta hãy nghe Thượng tọa lý giải, không chừng mình học hỏi được biết bao điều hay.

Cũng bởi trong xã hội ngày nay, cuộc sống xô bồ kéo con người ta sống nhanh hơn, sống thực dụng, ích kỉ hơn. Nhiều lẽ sống tốt đẹp đã bị những cái hơn thua, lợi ích tầm thường che khuất. Bài Pháp thoại TA SỐNG VÌ AI như một lời chỉ dẫn cho mọi người sống chậm lại, biết suy nghĩ nhiều hơn về cuộc sống của mình để hướng về những cái chân, thiện, mỹ trong cuộc đời. Đích thực, Thượng tọa đã khơi nguồn cảm hứng “Sống đạo” cho các phật tử hướng tới một lẽ sống cao thượng hơn.

Trước khi kết thúc buổi thuyết Pháp, ông Nguyễn Minh Tâm đã thay mặt Ban Lãnh đạo Công viên văn hóa tâm linh Phúc An Viên nói lời cảm tạ đến Thượng tọa Giảng sư cùng Chư tôn đức tăng, ni thiền tôn Phật Quang đã giúp ông tổ chức Lễ hội Vu Lan thành công. 

Đến đây, nghi thức Vu Lan được tiến hành tiếp ngay sau đó, Chư tôn đức tăng ni cùng toàn thể phật tử trang nghiêm tụng bài sám Vu Lan, phục nguyện và hồi hướng. Tiếp đến, mỗi người chắp tay sen bước vào Chánh điện đảnh lễ Phật và nhận lãnh một biểu tượng Vu Lan, thể hiện ước mơ lớn về một thế giới hòa bình - Phật pháp xương minh - xã hội đoàn kết.
                                                                                                 
Tuệ Đăng
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Đà Nẵng: Trường TCPH chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Phật sự địa phương 13:15 20/11/2018

Nhằm tôn vinh giá trị của người thầy trong sự nghiệp giáo dục, vào ngày 20/11/2018, Ban giám hiệu cùng toàn thể tăng ni sinh trường Trung cấp Phật học Đà Nẵng đã tổ chức ngày lễ chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam.

Đồng Tháp: Trường TCPH tỉnh chúc mừng ngày 20/11

Phật sự địa phương 11:28 20/11/2018

Ngày 13/10/Mậu Tuất (19/11/2018), chư tăng ni trường Trung cấp Phật học tỉnh Đồng Tháp đã đến các tự viện chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. 

Đắk Nông: Lễ đúc đại hồng chung và an vị tôn tượng Bổn sư

Phật sự địa phương 10:55 19/11/2018

Sáng ngày 12/10/Mậu Tuất (18/11/2018), tại chùa Bửu Thành (TT.Đức An, huyện Đắk Song), cùng Chư tôn thiền đức tăng, ni và bà con phật tử trang nghiêm tổ chức buổi lễ an vị tôn tượng Bổn sư, có ý nghĩa vô cùng quan trọng tại huyện nhà.

Hà Nội: Chùa Hòa Phúc tưởng niệm 30 năm ngày HT.Ngộ Chân Tử viên tịch

Phật sự địa phương 14:37 18/11/2018

Ngày 11/10/Mậu Tuất (17/11/2018), chùa Hòa Phúc (xã Hòa Thạch, huyện Quốc Oai, Hà Nội) đã long trọng tổ chức Lễ tưởng niệm 30 năm ngày viên tịch của Hòa thượng Ngộ Chân Tử - Tổ Sư khai sơn chùa Hoằng Pháp.

Xem thêm