Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 07/06/2023, 14:30 PM

TP.HCM: Trang nghiêm tưởng niệm 60 năm Bồ-tát Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân

Sáng ngày 7-6 (20-4 Qu‎ý Mão), Trung ương GHPGVN kết hợp cùng Ban Trị sự Phật giáo TP.HCM thành kính tưởng niệm 60 năm Bồ-tát Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân. Buổi lễ diễn ra tại Việt Nam Quốc Tự (quận 10, TP.HCM), với sự tham dự của hàng ngàn Tăng Ni, Phật tử đồng về trang nghiêm tưởng niệm.

Đức Pháp Chủ GHPGVN Trưởng lão Hoà thượng Thích Trí Quảng, Chủ tịch HĐTS GHPGVN Hoà thượng Thích Thiện Nhơn đã quang lâm chứng minh buổi lễ.

3
5

Hiện diện có chư Tôn Trưởng lão Hoà thượng Thành viên HĐCM, chư Tôn đức Phó Chủ tịch HĐTS, Văn phòng 2 Trung ương các ban viện Trung ương, Ban Trị sự PG TP.HCM và các quận huyện, TP.Thủ Đức; Tăng Ni sinh học viện Phật giáo VN tại TP.HCM và đông đảo Phật tử các giới.

7

Về phía Chính quyền có lãnh đạo Thành uỷ, UBND, UB MTTQVN TP.HCM, Cục an ninh nội địa – Bộ Công an, Ban Tôn giáo TP.HCM và Chính quyền các cấp sở tại.

8

Sau nghi thức niệm Phật cầu gia hộ, Hoà thượng Thích Lệ Trang, Uỷ viên TT HĐTS, Trưởng Ban Trị sự PG TP.HCM cung tuyên tiểu sử Bồ-tát Thích Quảng Đức.

Hòa thượng Thích Quảng Đức, thế danh là Lâm Văn Tuất, sinh năm 1897 (Đinh Dậu) tại thôn Hội Khánh, xã Vạn Khánh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa. Lên 7 tuổi, Ngài được song thân cho xuất gia thụ giáo với Hòa thượng Như Đạt Giải Nghĩa Hoằng Thâm, trụ trì chùa Long Sơn, thuộc dòng thiền Chúc Thánh.

Năm 15 tuổi, Ngài thọ giới Sa Di, năm 20 tuổi thọ giới Tỳ Kheo và Bồ Tát, được Hòa thượng Bổn sư ban pháp danh Thị Thủy, pháp tự Hành Pháp, pháp hiệu Quảng Đức.

Trong phong trào đấu tranh của Phật giáo miền Nam vào năm 1963 đòi tự do tín ngưỡng, bình đẳng tôn giáo và chính sách kỳ thị tôn giáo và đàn áp Phật tử của Ngô Đình Diệm, Ngài đã quyết định thực hiện tâm nguyện của mình là được thiêu đốt nhục thân để cúng dường chư Phật và bảo vệ Đạo pháp được trường tồn mới là hạnh nguyện cao cả để Ngài phục vụ chân lý bất diệt.

Ngày 20 tháng 4 năm Quý Mão, tức ngày 11 tháng 6 năm 1963, trước sự chứng kiến của trên 800 vị Thượng tọa, Đại đức, Tăng Ni và Phật tử, tại ngã tư đường Phan Đình Phùng và Lê Văn Duyệt (nay là đường Nguyễn Đình Chiểu và Cách mạng tháng 8), Hòa thượng Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân, tạo nên ngọn lửa thiêng chấn động dư luận toàn cầu lúc bấy giờ. Sau sự kiện đó, Ngài để lại Trái Tim Bất Diệt cho hậu thế và trở thành biểu tượng tinh thần của Phật giáo Việt Nam và nhân loại đang đấu tranh mãi cho tự do hòa bình, hạnh phúc nhân sinh.

9
10
11

Tại lễ tưởng niệm, thay mặt Trung ương GHPGVN, Hoà thượng Chủ tịch HĐTS đã thành kính dâng lời tưởng niệm lên Bồ-tát Thích Quảng Đức, nhân 60 năm Ngài vị pháp thiêu thân.

12

Lời tưởng niệm nhấn mạnh, “Bằng tinh thần đại hùng, đại lực, đại từ bi, Bồ tát Thích Quảng Đức đã nêu cao gương hy sinh cao cả và tinh thần yêu nước trong sáng vì sự độc lập, thống nhất đất nước, nhất là sự tồn vong của Đạo pháp và tự do tín ngưỡng được ghi trong bản tuyên ngôn 5 nguyện vọng của Tổng hội Phật giáo Việt Nam phải được thực thi. Bồ tát đã mượn ngọn lửa thiêng để tự thiêu thân bảo tồn Phật Pháp. Chính ngọn lửa thiêng hùng tráng, từ bi cao ngất tòa sen, đã nâng hình hài Bồ tát vào thế giới bất diệt, hình ảnh ấy đã in đậm trong ký ức của Tăng Ni, Phật tử Việt Nam và đã đánh động lương tri nhân loại trên thế giới biết đến thực trạng khổ đau của nhân dân Việt Nam và Phật giáo Việt Nam”. 

Hoà thượng Chủ tich nhận định, chính ngọn lửa thiêng, quả tim bất diệt và sự hy sinh to lớn của Bồ tát Quảng Đức là nhân tố tích cực, hun đúc tinh thần đoàn kết, quyết tâm của Tăng Ni, Phật tử Việt Nam đã thống nhất Phật giáo Việt Nam cả nước, hình thành Giáo hội Phật giáo Việt Nam năm 1981 là đỉnh cao của thời đại và lịch sử Phật giáo Việt Nam trong một Quốc gia độc lập, thống nhất, dân chủ, tự do.

01

Đại diện cho thế hệ đang kế thừa những giá trị của Bồ-tát và chư Thánh tử đạo đã huy sinh để có được Phật giáo Việt Nam hôm nay, Hoà thượng Chủ tịch nói trong lời tưởng niệm, “Để kỷ niệm và tri ân Bồ tát Thích Quảng Đức, chư Thánh tử Đạo, Tăng Ni, Phật tử Giáo hội Phật giáo Việt Nam chúng ta phải nỗ lực phát triển Giáo hội và làm cho truyền thống yêu nước, gắn bó, đồng hành cùng dân tộc của Phật giáo Việt Nam trên đường phát triển, gắn kết một cách nhuần nhuyễn trong tinh thần dân tộc Việt Nam và giữ vững nền hòa bình thế giới.”

13

Tưởng nhớ về một sự kiện lịch sử khó quên của Phật giáo Việt Nam – Pháp nạn 1963, Đức Pháp Chủ GHPGVN đã bồi hồi cảm niệm về sự kiện năm ấy, hình tượng của Bồ-tát Thích Quảng Đức lấy thân mình để thắp lên ngọn lửa thiêng, nêu cao tinh thần vô úy, từ bi của bậc thượng sĩ xuất trần khi đứng trước tồn vong của Đạo pháp và Dân tộc.

Đức Pháp Chủ cho biết, Ngài có thời gian thân cận với Bồ-tát trong những năm cuối đời, thấy được Bồ-tát đích thực là một hành giả trì kinh Pháp Hoa gương mẫu, có thực chứng của bậc A-la-hán – mang vẻ ngoài của người thường nhưng bên trong là ‎ ý trí của một vĩ nhân, bậc Bồ-tát. Điều đã được chứng minh hùng hồn qua tâm nguyện tự thiêu của Ngài trước pháp nạn của Phật giáo.

Nhờ học hỏi rất nhiều từ công hạnh và đạo hạnh sáng ngời của Bồ-tát, Đức Pháp Chủ cho biết, Ngài đã tu hành một cách có kết quả. Do đó, Ngài mong muốn thế hệ Tăng Ni hôm nay phải lấy tấm gương của Bồ-tát Thích Quảng Đức làm kim chỉ nam để dẫn lối trên con đường tìm đến giải thoát, giác ngộ, trở thành những pháp khí đại thừa, giữ gìn mạng mạch Phật pháp, đóng góp xây dựng quê hương, đất nước.

14
15

Trong giờ phút thiêng liêng, trầm hương nguyện toả, Đức Pháp Chủ, Hòa thượng Chủ tịch, Trưởng lão Hoà thượng Thích Như Niệm thành kính tưởng niệm dâng hương cúng dường, đảnh lễ Giác linh, tụng Bát-nhã tâm kinh và Tứ hoằng thệ nguyện, truy tán công hạnh Bồ-tát Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân và chư Thánh tử đạo đã hy sinh thân mình cho đạo pháp trường tồn, thế giới hòa bình, chúng sinh an lạc.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Ban Văn hoá TƯ họp dự thảo các sự kiện văn hóa diễn ra tại Vesak 2025

Tin Phật sự 17:00 13/11/2024

Chiều ngày 12/11/ 2024, tại chùa Vĩnh Nghiêm (quận 3, TP.HCM) chư Tôn đức Ban Văn hóa TƯ đã có họp phiên họp thảo luận về một số nội dung liên quan đến các sự kiện văn hoá dự kiến diễn ra tại Vesak 2025 ở TP.HCM.

Chùa Thiền Giác tổ chức “phiên chợ 0 đồng” và tặng thẻ bảo hiểm y tế cho bà con địa phương

Tin Phật sự 14:47 13/11/2024

Sáng 13/11/2024, tại chùa Thiền Giác (phường Phú Hữu, Thủ Đức, TP.HCM), TT.Thích Đạo Phước cùng chư Tôn đức chùa Thiền Giác phối hợp với Ủy ban MTTQVN phường tổ chức “phiên chợ 0 đồng” và trao thẻ bảo hiểm y tế cho bà con địa phương, góp phần hỗ trợ cộng đồng khó khăn với tinh thần từ bi và sẻ chia.

BTS GHPGVN tỉnh Thanh Hoá thăm, tặng quà các chiến sĩ trên đảo Hòn Mê

Tin Phật sự 08:55 13/11/2024

Nhân dịp kỉ niệm 80 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam. Trong 2 ngày 11.12/ 11/2024, đoàn công tác BTS GHPGVN tỉnh Thanh Hoá do Thượng toạ Thích Tâm Định - Uỷ viên HĐTS TƯ GHPGVN, Trưởng BTS Phật giáo tỉnh cùng chư tôn đức, quý Phật tử tháp tùng đã đến thăm và tặng quà các chiến sĩ tại Đảo Mê.

Thông bạch của Giáo hội về việc tổ chức Đại lễ tưởng niệm Đức vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông

Tin Phật sự 09:53 12/11/2024

Hôm nay ngày 12/11/2024, Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Phó Pháp chủ HĐCM, CHủ tịch HĐTS GHPGVN đã ký ban hành Thông bạch về việc tổ chức Đại lễ tưởng niệm lần thứ 716 ngày Đức vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết bàn (ngày 01/11/Mậu Thân (1308) - 01/11/Giáp Thìn (2024)).

Xem thêm