Lợi lạc bất ngờ khi thờ tôn tượng Địa Tạng Bồ Tát trong nhà
Khi thờ, tôn tượng Địa Tạng Bồ Tát có công Đức không thể nghĩ bàn, những điều này được đề cập đến trong phẩm thứ 10, kinh Địa Tạng Bốn Nguyện.
Lợi ích khi tôn thờ tượng Địa Tạng Bồ Tát trong nhà
Như chúng ta đã biết Địa Tạng Bồ Tát là giáo chủ của cõi U Minh - một trong những vị Bồ tát quan trọng của Phật giáo Đại thừa. Ngài có lập đại nguyện tế độ tất cả chúng sinh.
Bồ Tát Địa Tạng chính là đại biểu cho một khuôn mẫu tốt đẹp và tích cực nhất của lý tưởng Bồ Tát đạo, qua hành động dấn thân, lăn xả vào chốn địa ngục lầm than để cứu độ chúng sinh với lời nguyện bất hủ: Khi nào trong cõi địa ngục còn một chúng sinh khổ đau, Ngài sẽ không bao giờ trọn thành Phật đạo. Thế nên được tôn sùng như là vị "U Minh Giáo Chủ", Bồ Tát Địa Tạng đã được quần chúng phật tử tại Á châu theo truyền thống Bắc tông tôn thờ kính ngưỡng.
Hàng ngàn hình tượng Địa Tạng Bồ Tát đã được tôn thờ trong những hang động tại vùng Long Môn và Đôn Hoàng, Turkestan trong khu vực được gọi là Vạn Phật đã nói lên niềm tin tưởng của dân chúng địa phương về sự hộ trì của Bồ Tát Địa Tạng đối với khách lữ hành và là một bằng chứng sống động cho thấy rằng Bồ Tát Địa Tạng không phải là sản phẩm hư cấu của người Trung Hoa.
Từ những điều trên, chúng ta hiểu được việc tôn thờ tượng Địa Tạng Bồ Tát trong nhà là điều hết sức lợi lạc. Điều này sẽ giúp quý Phật tử được nương nhờ vào sự đại bi của Ngài được nương vào Ngài mà học theo công hạnh của Ngài. Ngoài ra công năng của đức Địa Tạng bao trùm khắp Tam Giới, không thể nghĩ bàn. Riêng trong cõi thế gian này Đức Thích Ca Mâu Ni qua Kinh Địa Tạng Bản Nguyện đã cho chúng ta biết nếu ai nghe được danh hiệu Bồ Tát Địa Tạng rồi chí tâm quy y, cúng dường, chiêm ngưỡng, tô vẽ hình tượng, đảnh lễ, thờ tượng Phật Địa Tạng sẽ được các lợi ích sau đây:
Vị Kiên Lao Địa Thần lại bạch với đức Phật rằng:
"Bạch đức Thế-Tôn! Con xem xét chúng sanh ở hiện tại nay và về vị lai sau, nơi chỗ sạch sẽ ở phương nam trong cuộc đất của mình ở, dùng đất đá tre gỗ mà dựng cất cái khám cái thất.
Trong đó có thể họa vẽ, cho đến dùng vàng, bạc, đồng, sắt đúc nắn hình tượng Địa-Tạng Bồ Tát, đốt hương cúng dường, chiêm lễ ngợi khen, thời chỗ người đó ở được mười điều lợi ích.
Những gì là mười điều?
Một là đất cát tốt mầu,
Hai là nhà cửa an ổn mãi mãi,
Ba là người đã chết được sanh lên cõi trời,
Bốn là những người hiện còn hưởng sự lợi ích,
Năm là cầu chi cũng toại ý cả,
Sáu là không có tai họa về nước và lửa,
Bẩy là trừ sạch việc hư hao,
Tám là dứt hẳn ác mộng,
Chín là khi ra lúc vào có thần theo hộ vệ,
Mười là thường gặp bực Thánh Nhơn.
Những lưu ý khi tôn, thờ tượng Bồ Tát Địa Tạng tại nhà
Kinh Phật có dạy rằng: “Dốc lòng niệm tụng Bồ Tát Địa Tạng hoặc lễ bái cúng dường hình tượng của Bồ Tát Địa Tạng thì xa lìa khổ não, không đọa ác đạo, thành tựu được 28 điều lợi ích. Trời rồng hộ niệm, quả lành ngày thêm lớn, chứa góp nhân vô lượng. Không lui sụt đạo giác ngộ, áo cơm đầy đủ, không bị bệnh dịch, khỏi nạn lửa nước. Không có giặc hại, người thấy cung kính, quỷ thần hộ trì…”
Vì vậy, ngoài việc Bồ Tát Địa Tạng được tôn thờ ở khắp các chùa trong cả nước thì nhiều gia đình, Phật tử tại gia cũng thỉnh tượng Ngài về để thờ. Tuy nhiên khi tôn, thờ Bồ Tát Địa Tạng tại nhà có một điều lưu ý như sau:
Điều đầu tiên cần lưu ý Phật tử cần xác định được ý nghĩa của việc thỉnh tượng Bồ Tát Địa Tạng. Việc mua, thỉnh, tôn tượng Bồ Tát Địa Tạng phải xuất phát từ sự thành tâm của gia chủ. Thờ Bồ Tát Địa Tạng với tâm nguyện mong lĩnh hội được ngọn đèn trí tuệ của Ngài, để biết điều đúng sai, một lòng hướng thiện giúp ích cho đời, chứ không phải để cầu ban phước trừ họa.
Điều tiếp theo cần lưu ý là trước khi thỉnh tượng Bồ tát Địa Tạng về nhà, Phật tử có thể gửi vào chùa làm lễ khai quang điểm nhãn, sau đó rước tôn tượng Bồ tát Địa Tạng và làm lễ an vị. Trong những ngày thực hiện việc thỉnh tôn tượng Bồ tát Địa Tạng, gia chủ nên ăn chay thanh tịnh, trì tụng thập chú, kinh Phật sau đó thỉnh rước tượng Bồ tát Địa Tạng về tôn thờ tại gia.
Điều thứ ba là cần trang thiết tượng ở vị trí trang nghiêm, thanh tịnh nhất trong nhà. Hàng ngày cần quét dọn, rút bớt chân hương, nếu hoa quả khô héo thì nên thay mới để cúng dường. Vào những ngày sóc vọng (ba mươi, mùng một - mười bốn, mười lăm âm lịch hàng tháng) thì nên sắm sinh nhang đèn, hoa trái trang nghiêm dâng cúng.
Khi thờ tượng Bồ Tát Địa Tạng, Phật tử nên hiểu và học theo công hạnh Ngài (cứu độ hết chúng sinh trong tâm, chuyển thức thành trí, ngay đó thành Vô thượng Bồ-đề).
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Nguyện được Niết-bàn có phải là lòng tham?
Kiến thức 11:44 25/11/2024Nguyện được Niết-bàn (Nibbāna) không phải là tham (lobha) trong ý nghĩa thông thường. Thay vào đó, tâm nguyện này được xem là một thiện tâm (kusala citta) khi xuất phát từ sự hiểu biết đúng đắn (sammā diṭṭhi) và lòng mong muốn giải thoát khỏi khổ đau.
Thế nào gọi là pháp sư?
Kiến thức 09:37 25/11/2024Một thời, Phật ở tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, có một Tỳ-kheo kia, đến chỗ Phật, đầu mặt lạy sát chân Phật, rồi đứng qua một bên, bạch Phật rằng: - Như Thế Tôn nói pháp sư. Vậy thế nào gọi là pháp sư?
Sát na là gì? Sát na được tính như thế nào?
Kiến thức 17:08 24/11/2024Trong “Kinh Hoa Nghiêm” nói với chúng ta, thời gian tồn tại của tất cả hiện tượng này là “khoảng sát na”. Trên “Kinh Nhân Vương” nói với chúng ta, một khảy móng tay có 60 sát na, một sát na có 900 lần sanh diệt.
Giải thích các cõi trong lục đạo
Kiến thức 16:00 24/11/2024Ðức Phật đã bảo thế-giới của chúng ta đang ở có ngũ thú là: Ðịa-ngục, Ngạ-quỷ, Bàng-sanh, Nhơn và Thiên. Các loài hữu-tình do tạo nghiệp lành nên được sanh về thiện thú, và bởi gây nhân dữ nên bị đọa vào ác đạo. Nhân duyên ấy như thế nào?
Xem thêm