Trì chú và niệm Phật cái nào linh nghiệm hơn?
Trì chú và niệm Phật hoặc tu bất cứ pháp môn nào, mục đích cũng là để được định tâm. Nếu tâm không định thì phiền não phát sanh. Có dứt hết vô minh phiền não lậu hoặc thì hành giả mới có thể thành tựu được đạo quả.
> Bị tam tai niệm danh hiệu Phật có giải được nạn không?
Hỏi: Kính bạch thầy, con thường trì tụng các thần chú mỗi đêm sau đó con mới niệm hồng danh Phật. Có người nói, niệm Phật không linh nghiệm bằng trì chú, vì trì chú có thần gia hộ nên cầu gì được nấy. Mong thầy cho biết lời nói nầy có đúng không? Và con trì chú trước niệm Phật sau có được không? Kính mong thầy giải đáp cho con hiểu rõ. Thành kính biết ơn thầy.
Đáp: Trong câu hỏi của Phật tử chúng tôi thấy có ba vấn đề mà Phật tử muốn biết:
Thứ nhất, Phật tử thường trì tụng các thần chú trước rồi sau đó mới niệm hồng danh Phật. Điều này không có gì là sai trái. Thường trong thời khóa Tịnh độ tối ở trong các chùa thuộc hệ phái Phật giáo Bắc tông, đều gồm có đủ ba tông: Thiền, Tịnh và Mật. Và nếu nói rộng ra thì gồm đủ cả. Thiền là khi tụng niệm tâm hành giả không duyên theo ngoại cảnh, chỉ một bề chú tâm vào lời kinh hay câu chú mà mình đang trì tụng. Tịnh là niệm danh hiệu Phật A Di Đà và niệm Tứ Thánh. Mật là tụng chú Đại Bi hoặc các thần chú khác. Như vậy, Phật tử trì chú trước rồi sau đó mới niệm Phật cũng được không có lỗi gì.
Tuy nhiên, trong kinh thường nêu ra có hai hạnh mà người tu cần phải phân định cho rõ ràng. Hai hạnh đó là: "Chánh hạnh và Trợ hạnh". Phần chánh hạnh bao giờ cũng phải đặt nặng và vượt trội hơn. Như Phật tử lấy việc niệm Phật làm chánh hạnh, còn phần trì chú hay tụng kinh hoặc bố thí cúng dường làm mọi việc lành khác... đều là trợ hạnh. Trợ là giúp thêm cho cái chánh hạnh chóng được thành tựu. Tùy theo mỗi tông hay mỗi pháp môn mà hành giả chọn cho mình có chánh và trợ hạnh khác nhau. Nếu Phật tử đang hành trì theo pháp môn Tịnh độ, thì tôi thành thật khuyên Phật tử nên lấy việc niệm Phật làm chánh hạnh và trì chú làm trợ hạnh. Chánh hạnh bao giờ cũng quan trọng mà chúng ta nên tinh cần tu tập hành trì nhiều hơn. Nếu không, thì chúng ta dễ bị rơi vào tạp hạnh. Đã thế, thì Phật tử khó đạt được mục đích cao đẹp mà mình nhắm tới.
Tại sao phải siêng niệm Phật khi còn sống?
Thứ hai, lời nói của người nào đó thật tình là họ chưa hiểu rõ về các pháp môn Phật dạy. Phật tử nên biết, tất cả các pháp môn Phật dạy không có pháp nào linh nghiệm hơn pháp nào. Vì pháp nào cũng nhằm mục đích đưa hành giả đến chỗ cứu cánh thành Phật cả. Giáo pháp Phật dạy thì không có vấn đề cao thấp hay sâu cạn. Vạn pháp đều bình đẳng như nhau. Sở dĩ có cao thấp, sâu cạn, là do ở nơi căn cơ trình độ nhận thức sai khác của mỗi người. Mưa thì chỉ có một, nhưng tùy theo các loại cỏ cây, lùm rừng, lớn nhỏ mà hấp thụ sai biệt không đồng. Thuốc thì không có thuốc nào hay hay dở. Bất luận thuốc nào mà trị lành bệnh thì thuốc đó hay thôi. Đức Phật như vị lương y đại tài tùy bệnh mà cho thuốc. Bởi thế, nên mới có câu nói: "Chúng sanh đa bệnh thì Phật đa pháp" là vậy.
Niệm Phật hay trì chú hoặc tu bất cứ pháp môn nào, mục đích cũng là để được định tâm. Nếu tâm không định thì phiền não phát sanh. Có dứt hết vô minh phiền não lậu hoặc thì hành giả mới có thể thành tựu được đạo quả. Nếu trì chú với quan niệm cho là có chư thần thường gia hộ để cầu gì được nấy đó là một quan niệm hết sức sai lầm. Trì chú mà còn có cái tâm vọng tưởng mong cầu được lợi lộc cho mình, thì quả là trái với tôn chỉ của việc trì chú. Lời nói đó không hợp với lẽ đạo. Tôi khuyên Phật tử nên tránh chớ có nghe theo mà có hại cho mình. Nếu bảo trì chú mới có chư thần gia hộ, vậy thử hỏi niệm Phật không có chư thần gia hộ hay sao? Nếu chúng ta dụng tâm tu hành chân chánh phù hợp với chân lý, tất nhiên là chư thần lúc nào cũng thường gia hộ cho chúng ta. Bằng trái lại, thì long thần hộ pháp sẽ lánh xa chúng ta. Người nói như thế là vì họ chưa tìm hiểu rõ những gì trong kinh điển đã chỉ dạy. Nếu vì chưa hiểu thì nên tìm hiểu chớ đừng có nói càng bướng mà mang thêm tội lỗi.
Thứ ba, như đã nói, Phật tử trì chú trước rồi niệm Phật sau đều được không có gì trở ngại. Tuy nhiên, nếu Phật tử đang hành trì theo pháp môn niệm Phật, thì tôi thành thật khuyên Phật tử nên chuyên tâm niệm Phật là tốt hơn. Còn việc trì chú coi như là phần phụ thuộc mà thôi. Vì niệm Phật hay trì chú mục đích cũng để cho được nhứt tâm. Có như thế, thì việc hành trì của Phật tử mới chóng được thuần nhứt. Bằng không, tu hành mà cái gì cũng muốn hết, e rằng kết quả sẽ không được tốt đẹp như ý. Bởi bắt cá hai tay rốt lại thì không được gì cả. Điều đó chỉ là uổng công vô ích mà thôi. Kính mong Phật tử hãy suy nghiệm thật kỹ điều nầy để chọn cho mình một hướng đi vững chắc và có lợi ích thiết thực vậy.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Theo Phật giáo, con người từ đâu đến và rồi sẽ đi về đâu?
Hỏi - Đáp 17:46 18/12/2024Thưa Ngài, theo triết học cuả Phật giáo thi con người từ đâu đến và rồi sẽ đi về đâu?
Cảnh giới của "Lâm chung mộng kiến bỉ Phật” như thế nào?
Hỏi - Đáp 12:27 18/12/2024Kinh Vô Lượng Thọ có đoạn: “Lâm chung mộng kiến bỉ Phật” (mạng chung mộng thấy Đức Phật A Di Đà), xin giải thích cảnh giới này như thế nào? Nếu ở trong mộng gặp A Di Đà Phật, chẳng may bị người thân quyến thuộc gọi tỉnh giấc, có phải là đánh mất cơ hội vãng sanh rồi không?
Lưu thông sách về Tây phương cực lạc sẽ tạo nghiệp ác?
Hỏi - Đáp 12:15 18/12/2024Con đem sách Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Du Ký giới thiệu nhưng có đồng tu nói sách đó nói không đúng sự thật, lưu thông sẽ tạo nghiệp, xin lão Hòa thượng khai thị.
Dọn cơm cúng thế nào cho đúng?
Hỏi - Đáp 11:14 08/12/2024Tôi thường thấy lúc cúng vong, có ba chén cơm để ngang nhau...
Xem thêm