Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 27/07/2021, 08:18 AM

Triết lý sống của một nhà sư

Tuổi đời tôi còn trẻ. Vì vậy kinh nghiệm cuộc sống chưa nhiều, chưa thật sâu sắc. Có những lần viết bài, tôi đã chứng kiến nhiều sự việc mà tôi không sao hiểu được, dù đã phải suy nghĩ cả đêm.

triet-ly-song-cua-mot-nha-su 1

Một người thợ săn đã nhẫn tâm tàn sát rất nhiều thú hoang dã, phá hủy cuộc đời cũng như sinh mệnh của những con thú bé nhỏ, lại trở nên nhân từ và thay đổi hẳn bản tính chỉ sau một sự việc bất ngờ. Có những người bề ngoài tỏ ra vô cùng nhân ái khi bỏ ra số tiền lớn để giúp người, nhưng chỉ để che giấu những hành động nhẫn tâm, xấu xa, vi phạm pháp luật. Nhiều vụ án nghiêm trọng mà kẻ thủ ác lại chỉ là đứa trẻ. Tôi luôn trăn trở về lòng nhân ái của con người trong cuộc sống để sau này còn giáo dục con cái. Một ngày rằm nọ, tôi đi chùa cầu an cho gia đình. Thấy vị sư, tôi nghĩ ngay đến việc cần phải hỏi sư những điều trăn trở bấy lâu nay của mình. Tôi lại gần nhà sư thì thầy đã chào tôi và hỏi:

- Có phải tôi đang có điều chi bận tâm.

Tôi hỏi thầy:

- Thưa thầy, trong xã hội của chúng ta có nhiều tấm lòng nhân ái, nhưng nhiều việc trắng đen hỗn loạn khiến con không nhận ra đâu là đúng, đâu là sai và không biết dạy con cái ra sao. Mong thầy chỉ bảo.

Thầy chậm rãi nói:

- Chắc con đã nghe câu: “Tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến”. Có nhiều việc trong dòng đời mà trí tuệ con người không thể nhận rõ bản chất. Quan trọng là con hãy vững tin ở chính mình và dạy trẻ biết quý trọng công ơn người khác, nhất là cha mẹ. Một đứa trẻ có sự biết ơn thì sau này sẽ có lòng nhân ái.

Triết lý sống hướng đạo của tỷ phú Steve Jobs

Tôi hỏi tiếp:

- Thưa thầy, như thầy biết rồi đó. Miền Trung khúc ruột quê mình luôn bị bão lũ tàn phá, hoành hành hằng năm. Nhiều Mạnh thường quân thông qua truyền thông đại chúng để ủng hộ, giúp đỡ người dân miền Trung từ tiền bạc cho đến thực phẩm, thuốc men, vật dụng gia đình… Tuy nhiên, cũng không ít người bố thí cho có lệ, cho có tiếng, còn tâm thì chưa sáng. Rất nhiều người ủng hộ những thực phẩm sắp hoặc đã hết hạn sử dụng mà không nghĩ đến hậu quả rằng những thực phẩm ấy vô tình làm nhận đau lòng hơn. Con cũng đã từng bắt gặp nhiều trường hợp người ra cùng dường cho những nhà sư đi khất thực những thức ăn sắp ôi thiu, hết hạn dùng, hoặc nạt nộ, khó chịu như muốn đuổi khéo. Thực không biết nói gì trước những hành động như thế.

Thầy bảo:

- Trong triết lý Phật giáo Tiểu thừa, bố thí được xem là phương tiện để đối trị tính tham ái, vị kỷ và được thực hành để tránh khổ đau của đời sau. Theo Đại thừa, bố thí là biểu hiện của lòng Từ bi và là phương tiện để dẫn dắt chúng sinh đến giác ngộ. Hành động cùng dường thức ăn cho các vị Khất sĩ hiện nay vẫn còn phổ biến tại các nước theo Phật pháp Nam truyền. Phật tử tại các nước này cúng tặng tiền bạc và phẩm vật cho chùa chiền và Tăng sĩ, ngược lại các vị tỉ-khâu “bố thí” Phật pháp, hướng dẫn tu học. Hành động này cũng được xem là để nuôi dưỡng phúc đức. Ông bà mình thường bảo: “Của cho không bằng cách cho”. Nhiều người nghĩ rằng mình bố thí cho ai đó thứ gì là mình đã làm phước. Đúng là như thế, nhưng còn phải nghĩ lại cách mình cho như thế nào mới là điều đáng quý. Nếu là người trong cuộc, con không nên phàn nàn gì điều đó kẻo thành tâm bệnh, mà hãy nghĩ thoáng hơn một tí để đời bớt khổ đau. Con nhận của ai đó đã bố thí thứ gì không nhất thiết con phải sử dụng nó nếu như con cảm thấy không an toàn. Thầy cũng đã từng đi từ thiện nhiều nơi, có nhiều người cho quà bánh trẻ em hết hạn, thầy đau lòng lắm. Chỉ biết giữ lại trong kho để đó rồi bỏ đi, chớ không lẽ để trẻ mang bệnh. Biết nói gì hơn trước tình cảnh thế, chỉ biết cầu cho họ ngộ ra đâu là giá trị của việc bố thí.

Được lời thầy giảng, tôi đã vững tâm hơn trong cuộc sống của chính mình và có thêm một niềm tin về những tấm lòng nhân ái trong đời. Rõ ràng những con người nhân ái trên đất nước này, trên thế giới này có rất nhiều và có muôn hình vạn trạng. Có thể tôi không thể nhận biết được bản chất của sự việc nhưng ít ra những việc từ thiện họ đã làm sẽ giúp ích được cho nhiều số phận éo le. Ai cũng có mặt tốt và mặt xấu, hai mặt đó cùng tồn tại trong con người, đối lập và đan xen. Không thể xóa bỏ hết mặt xấu nhưng nếu chúng ta nghĩ đến người khác thì chúng ta sẽ trở thành một tấm lòng nhân ái. Hiện nay, trong xã hội ngày càng xuất hiện nhiều những tệ nạn mà chỉ nghe đến đã rùng mình sợ hãi vì hành động vô đạo đức, vô nhân tính. Họ cũng là con người nhưng mặt xấu của họ đã lấn át hết bản tính nhân ái trong họ. Thiết nghĩ sự giáo dục từ bé đã ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống và lòng nhân ái của mỗi con người khi trưởng thành, vì vậy giáo dục lớp trẻ sống nhân ái, sống có ích là nhiệm vụ không chỉ của cá nhân các bậc phụ huynh mà còn của toàn xã hội. Trước hết, hãy dạy trẻ biết quý trọng người khác, quý trọng các bậc sinh thành. Đó là đạo đức cơ bản của mỗi chúng ta để có thể vững tin sống nhân ái giữa dòng đời vạn biến.

Triết lý sống bình dị của Đức Đạt Lai Lạt Ma

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Tuổi nào cho em

Góc nhìn Phật tử 13:43 22/11/2024

Tôi vác ba lô trên lưng trở về sau chuyến hành trình nơi đất khách, trong hành trang tôi mang vài thứ từ quê xa làm quà cho anh em. Vừa bước vào cổng chùa nghe hơi lạnh… thoáng mùi chia ly.

Đạo Phật là lối sống đẹp để hướng đến việc hoàn thiện bản thân

Góc nhìn Phật tử 10:24 22/11/2024

Trong cuộc hành trình tìm kiếm ý nghĩa đích thực của cuộc đời, Đạo Phật xuất hiện như một ánh sáng soi đường, giúp con người thấu hiểu chính mình và hoàn thiện bản thân.

Để Sư nấu

Góc nhìn Phật tử 10:06 22/11/2024

Cách đây chừng sáu năm, ngày đó tôi đang là một sinh viên năm thứ ba, sống chung phòng trọ với bảy người bạn nữa ở khu Làng Đại Học Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy chung trọ nhưng chẳng ai cùng quê với nhau cả, Bắc – Trung – Nam đều có.

Nói xấu người

Góc nhìn Phật tử 09:51 22/11/2024

Đã nhiều lần tự hứa với bản thân sẽ không bao giờ nói xấu người khác, thế nhưng đâu cũng lại vào đó, cứ hễ tụm năm tụm ba là không nói chuyện của người này cũng nói người khác, hoặc khi ai đó nói về chuyện của người khác dù không nói ra nhưng vẫn có những ý nghĩ xấu, không tốt về họ.

Xem thêm