Trò chuyện cùng chàng trai Việt 'nặng tình' trên đất Phật
Nhân duyên lành, chúng tôi có dịp trò chuyện với Phật tử Lê Bình - người được mọi người thường gọi là chàng trai Việt nặng tình trên đất Phật về nhân duyên đến với đạo Phật cũng như những thay đổi trong quá trình tu tập, ứng dụng lời Phật dạy của Phật tử vào trong cuộc sống.
PV: Bạn hoan hỷ chia sẻ nhân duyên nào đã đưa bạn đến với đạo Phật?
- Gia đình là cái nôi của sự phát triển của mỗi người, và cha mẹ là những người đã đặt nền móng đầu đời cho mình khi biết tới đạo Phật, khi đó mình còn nhỏ thì thường hay theo bà đi tới chùa để làm công quả, nhưng vì còn bé nên mình cũng không nhớ rõ, chỉ là được nghe bố mẹ kể lại.
Tới khi học cấp 2 - cấp 3 vào thời gian nghỉ hè mình được gia đình gửi lên những ngôi chùa gần nhà để được học thêm về giáo lý và tu tập tại chùa. Khi ấy mình là số ít những Phật tử trẻ tuổi sống tại chùa, bởi thường những người trung niên hoặc người cao tuổi mới hay ghé tới chùa để cầu nguyện cho gia đình hoặc những người lớn tuổi tới chùa để làm công quả cho chùa.
Những thời gian ấy mình tập cuộc sống tự lập, các Sư sống tại chùa cũng quý mến và chỉ dạy cho mình rất nhiều, ngoài ra những cụ bà, cụ ông đến chùa tu tập cũng chia sẻ với mình về cuộc sống, và những lý do tại sao họ lại muốn tới chùa chứ không phải nơi thành thị náo nhiệt. Sau khi được nghe những lời tâm sự ấy mình đã hiểu ra được nhiều điều và thực sự hiểu về mục đích mà gia đình muốn mình sống tại chùa để tu tập trong thời gian ngày hè, và mình ngày càng thích được sống trong không gian an lạc đó.
Phật tử Trung Hiếu: "Lời Phật dạy là vàng, là ngọc, là tôn chỉ giữa đời và đạo"
PV: Xuất phát từ đâu mà bạn có ước nguyện theo dấu chân Phật, đi tới tất cả những vùng đất của Phật?
- Các quý sư lớn tại chùa thường bận đi truyền pháp ở các tỉnh khác, nên thường chỉ có một đến hai vị sống tại chùa để hướng dẫn cho các Phật tử tu tập, hồi đó mình cũng đã nghĩ tại sao các thầy đi tu mà vẫn bận đi làm như vậy. Nhưng sau khi được các Phật tử lớn tuổi chỉ dạy mình đã hiểu và càng thương các quý sư hơn.
Trong quá trình tu tập mình được nghe những câu chuyện về cuộc đời Đức Phật, những câu chuyện về sự thu nhận đệ tử của tăng đoàn đầu tiên, và cả các tích truyện về những đồ đệ lớn của Đức Phật. Khi mới nghe mình còn rất mơ hồ và chưa có nhiều niềm tin về những điều ấy, nhưng được quý Sư chỉ dạy và mình đã tìm hiểu về nguồn gốc của câu chuyện ấy và mình đã hiểu rằng những câu chuyện ấy hoàn toàn có thật, và để niềm tin của mình được sáng tỏ mình đã tìm tới Ấn Độ. Nơi có cây bồ đề thiêng mà Đức Phật đã có một bước chuyển vĩ đại, đưa một vị thái tử thoái ngôi đi tìm ra chân lý giác ngộ và chứng đạo thành Phật.
Một câu chuyện nghe như thần thoại nhưng đã được ngài Huyền Trang ghi chép lại tại cuốn Đại Đường Tây Vực ký và được các nhà khảo cổ học chứng minh rằng đó là sự thật đã là một động lực lớn cho mình hướng về thánh địa Bồ Đề Đạo Tràng.
PV: Hoa trái mà bạn gặt hái được trong quá trình tu tập đã ảnh hưởng như thế nào đến đời sống hàng ngày?
- Tu tập là một quá trình dài mà chúng ta cần luôn luôn nỗ lực, phấn đấu, mình cảm thấy rất hạnh phúc khi có được những mối nhân duyên lớn trong cuộc sống và gặp được những người tốt, là bạn đồng tu. Đối với mình điều khiến mình tâm đắc trong quá trình tu tập là những nhân duyên, nếu như những nút thắt khó trong cuộc sống hay trong công việc mình có thể tìm ra cách giải quyết cho bản thân bằng cách ngồi thiền để nhìn được điểm mạnh, điểm yếu để tự giải quyết, hoặc có thể tìm tới những vị Phật tử lớn tuổi trong chùa hay những quý sư lớn có thể cho mình những hướng đi tốt nhất.
Ngoài ra những nhân duyên được kết nối từ tâm luôn mang lại cho mình cảm giác thân thương giống như những người trong gia đình đang giúp đỡ nhau và không có ý mong cầu chuộc lợi. Các bạn trẻ bây giờ thương khởi nghiệp nhanh và ít lắng nghe những kinh nghiệm từ những người đi trước thì mình nghĩ có thể tới tìm những vị minh sư để cho những lời khuyên chân thành nhất, để không lãng phí thời gian cho những công việc không cần thiết, và trong công việc khi chúng ta kết hợp cùng những giáo lý mà Đức Phật đã dạy thì mình thấy công việc sẽ thuận lợi hơn rất nhiều.
PV: "Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình" bạn có nhận xét gì về câu nói này? Xin chia sẻ cụ thể.
- "Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình". Đây là chân lý của cuộc sống mà không chỉ mình mà những người xung quanh mình luôn lan tỏa để mọi người có thể khởi những duyên lành được tốt hơn. Ở đây sự cho đi là sự cống hiến, sự trao tặng chứ không chỉ là cho những thứ mình không dùng tới, có thể điều kiện vật chất của mình hoặc những người xung quanh mình không có nhiều nhưng tấm lòng thì sẽ không bao giờ cạn, sự chia sẻ chính là sự từ bi. Có những khi sự chia sẻ tuy nhỏ bé nhưng có thể mang lại những lợi ích cực kỳ to lớn.
Ví dụ như các bạn nhỏ được hướng dẫn cách chia sẻ với bạn mình những món đồ chơi, những món đồ dùng học tập để giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh khó khăn, thì đây là những mầm mống tốt cho tương lai và những tấm gương tốt cho toàn xã hội.
Sự chia sẻ sẽ mang lại cho chúng ta những niềm vui và hạnh phúc, đôi khi những niềm vui này sẽ không có niềm vui nào có thể diễn tả được. Trong những bài giảng mà mình được các quý sư chỉ dạy mình đã rất ấn tượng với bài thuyết giảng về một chiếc túi, nếu trong túi ấy ta cứ cố bỏ vào thật nhiều đồ thì nó sẽ ngày càng chật và nặng, nhưng nếu ta bỏ bớt ra thì nó sẽ nhẹ hơn rất nhiều, vậy thì nhử nhìn lại mình xem nếu ta biết chia sẻ thì sẽ không có những áp lực luôn đè nặng lên vai chúng ta và những người xung quanh, và điều ấy sẽ giúp ta gắn kết lại gần nhau hơn, để sống có nhau và vì nhau chứ không ai cô độc. Như vậy chính là hạnh phúc.
Phỏng vấn diễn viên chính phim “Cuộc đời Đức Phật”
PV: Được biết bạn là “chàng trai nặng tình” trên đất Phật, vậy bạn hãy chia sẻ một kỷ niệm đáng nhớ trong khoảng thời gian tu học, sinh sống tại Ấn Độ?
- Mình đã sống tại Ấn Độ trong một thời gian khá dài, nhưng mỗi khi ngồi lại với những người bạn và ôn lại kỷ niệm thì mình và các bạn hay nhắc về những khoảng thời gian mới tới vùng đất đặc biệt này. Mình lưu trú tại Bodh Gaya thuộc Bang Bihar - Ấn Độ, nơi đây khi mới tới mình đã trải qua từ bất ngờ này tới bất ngờ khác, từ con người, cách ăn mặc của những người bản địa, và văn hóa.
Chuyến bay đầu tiên khi hạ cánh xuống sân bay tại Gaya mình đã được cảm nhận một bài kệ hướng về Đức Phật, những điểm thánh tích mà những phật tử nên đến một lần trong đời. Sau khi rời khỏi sân bay là khoảng thời gian trải nghiệm con đường bất tận để tới khu vực trung tâm "Bồ Đề Đạo Tràng". Mình ngồi trên xe với cảm giác nghẹt thở bởi những chiếc xe lao vun vút trên đường với những pha né nhau điêu luyện hơn ở rạp xiếc. Vào khu trung tâm sẽ cần phải chuyển xe qua loại xe chạy bằng điện, đôi khi là bằng sức người, nhưng điều đáng nói đó là những người mình gặp đều là nam giới, sau khi sống ở đây một thời gian mình đã biết được những người nam giới sẽ đi làm kiếm tiền nuôi gia đình và những người phụ nữ thường ở nhà làm công việc nội trợ và nuôi dạy con cái.
Chuyến đi tới các thánh tích đầu tiên đã cho mình một ký ức - một bài học không thể nào quên về sự "vô thường". Bên bờ sông Hằng linh thiêng, mọi người dân sinh hoạt và cho khách du lịch đi dọc bờ sông thăm quan, đồng thời mọi người cũng được chứng kiến sự vô thường trong cuộc sống ở nơi đây với những đám hỏa táng được đốt bên bờ sông, họ cho rằng sau khi hỏa táng cho cốt của người đã qua đời được thả xuống lòng sông là một lần gột rửa những tội lỗi trong cuộc đời và họ ra đi sẽ nhẹ nhàng hơn.
Điều này cũng là bài học cho những người đang sống biết rằng nếu có tham lam tích trữ nhiều của cải hay chuộc lợi cho riêng mình thì tới cuối cùng cũng không thể nào mang theo những điều ấy đi được. Vậy chúng ta cần biết đủ để có cuộc sống an lạc.
Cho đi còn hạnh phúc hơn nhận về
PV: Là một Phật tử trẻ, bạn nghĩ gì về vai trò của mình trong việc truyền tải giáo lý Phật đà tới rộng rãi cộng đồng yêu mến đạo Phật?
- Đạo Phật là những giáo lý hướng dẫn cho con người tới cuộc sống hạnh phúc và bình an, không gây thù hận chiến tranh và không làm điều ác. Những điều cơ bản này là những nhân duyên tốt cho xã hội nói chung và những người dân nói riêng, chỉ cần chúng ta gieo được nhân tốt thì sẽ gặt được quả lành.
Mình nhận thấy bản thân cần cố gắng hơn nữa để có thể tiếp bước những Phật tử đi trước truyền tải được những giáo lý, những điều hay lẽ phải và hướng tâm tới điều thiện lành, sống tốt đời đẹp đạo và xã hội ngày càng phát triển, đồng lòng vững tâm hơn trong tương lai. Trong thời gian vừa qua chúng ta có thể thấy rất nhiều tấm gương tốt, những nhà hảo tâm và các mạnh thường quân đã chung tay đóng góp cho xã hội, cứu giúp những hoàn cảnh khó khăn để cùng nhau vượt qua đại dich Covid-19.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Jun Phạm: "Tôi thích truyện tranh và đọc về Phật giáo"
Phỏng vấn 11:25 17/12/2024Đối với ca sĩ Jun Phạm, các cuốn sách như những người bạn đã đồng hành cùng anh từ khi còn là cậu bé đến khi trở thành một nghệ sĩ nổi tiếng.
Á hậu Hạnh Nguyên chuyển hóa nội tâm nhờ sách về Phật pháp
Phỏng vấn 09:37 12/12/2024Á hậu Hạnh Nguyên chia sẻ về hành trình ăn chay đến tìm hiểu Phật pháp, thói quen đọc 5-20 trang sách mỗi ngày, cùng những tác động từ sách Phật pháp đến tư duy, cách sống và công việc.
Đỗ Thành Tín: “Âm thanh có khả năng giúp kết nối, hồi sinh…”
Phỏng vấn 11:39 11/12/2024Đỗ Thành Tín, chuyên gia chuông xoay, nghệ sĩ và là người tổ chức liveshow “Thanh âm mùa tái sinh” diễn ra vào lúc 12h ngày 12/12 sắp tới tại TP.HCM…
Trò chuyện với một người trẻ tập "thiền động", yêu cây
Phỏng vấn 15:56 07/12/2024Ở Đà Nẵng, có một bạn trẻ vô cùng yêu cây, mơ góp sức mình cho màu xanh đất mẹ - vị Bồ-tát từ bi nuôi dưỡng vạn loài. Đó là nhiếp ảnh gia 9x Đặng Công Lợi. Anh là chủ nhân của Fanpage “Thành phố màu xanh” và một kênh Vlog lan tỏa lối sống xanh.
Xem thêm