Phật tử Trung Hiếu: "Lời Phật dạy là vàng, là ngọc, là tôn chỉ giữa đời và đạo"
"Con tin vào quy luật nhân quả. Thật ra có những chuyện ban đầu thì không thể hiểu được, nhưng mà con cứ thử, cứ dấn thân rồi trong quá trình mình làm mình hiểu, lúc đấy mới thấm thía những lời chư Phật dạy là vàng, là ngọc, là tôn chỉ giữa đời và đạo" - Phật tử Trung Hiếu chia sẻ.
Người trẻ và sứ mệnh lan tỏa giáo lý Phật đà
Nhân duyên lành, chúng tôi có dịp trò chuyện với Phật tử Trung Hiếu (Hà Nội) để hiểu về cơ duyên đến với đạo Phật cũng như những thay đổi trong quá trình tu tập, ứng dụng lời Phật dạy của Phật tử vào trong cuộc sống.
PV: Cơ duyên nào đã giúp Phật tử đến với đạo Phật?
- Duyên lành để con biết đạo Phật trước hết là từ gia đình đặc biệt là từ thời Ông bà, cũng như anh chị em trong gia đình, sau là ở địa phương nơi con sinh ra, hình ảnh những ngôi chùa và các Sư Thầy ở quê rất gần gũi vào những dịp được gần bên Chùa.
PV: Trong quá trình tu tập Phật pháp, Phật tử có cảm nhận như thế nào về sự thay đổi trong tâm thức – đời sống tâm linh? Điều bạn tâm đắc nhất khi đến với đạo Phật là gì?
- Dạ thưa, trong quá trình tu tập Phật pháp, sự thay đổi lớn nhất của con chính là tính tình. Trước đây khi chưa tu sửa, con rất nóng vội, làm việc hấp tấp, nóng tính...Và nhiều khi không để ý tới bề sâu của vấn đề, nhìn mọi việc rất khách quan, chưa quán xét mọi vấn đề, đã giải quyết theo quán tính của mình. Sau này khi đã tu tập được lâu hơn, dần dần con bình tĩnh hơn, làm việc suy đi thật kỹ trước khi ra quyết định và nhất là những việc có thể ảnh hưởng tới cộng đồng.
Về đời sống tâm linh, thay đổi lớn nhất của con là việc chuyển hướng công việc. Trước đây con làm một công việc không liên quan đến đạo. Sau khi tu tập một thời gian, con đã lựa chọn một quyết định lớn là chuyển hướng công việc của mình để chuyển sang những công việc liên quan và gần gũi bên đạo. Từ đó vừa có thể làm việc, tu sửa, có nhiều thời gian hơn trong những quyết định và có nhiều thời gian hơn để tĩnh tâm, đọc Kinh, sám hối ngoài thời gian thì giúp đỡ chị, em trong nhà việc nhà. Khi có dịp được tạo cơ hội giúp đỡ người khác, phóng sinh cứu vật, lan toả Phật pháp thì tận dụng thời gian để phụng sự.
PV: Bạn có tin vào luật nhân quả không? Xin chia sẻ cụ thể.
- Con tin vào quy luật nhân quả, và trước khi tin sâu thì đã có rất nhiều những thử nghiệm trong quá trình tu. Thật ra có những chuyện ban đầu thì không thể hiểu được, nhưng mà con cứ thử, cứ dấn thân xong rồi tự nhiên trong quá trình mình làm mình hiểu, lúc đấy mới thấm thía những lời chư Phật dạy là vàng, là ngọc, là tôn chỉ để giữa đời và đạo. Còn để đợi đến khi hiểu và tin vào một số chuyện thì chưa chắc nếu không thử, không dấn thân, chưa dám chắc sau này già con cũng có thể hiểu được hết ý từ lời Phật dạy không nữa.
PV: Trong cuộc sống và công việc của mình, để thân tâm luôn được an lạc, điềm tĩnh trước mọi sự việc, trước mọi biến động của đời sống xã hội, Phật tử đã làm như thế nào?
- Để thân tâm an lạc, trong đời sống và công việc: Trước hết con phải luyện tập, thực hành trong một quá trình bằng phương pháp như: Học cách nói thật, không nói dối, không nói quá vấn đề. Tiếp theo, làm việc lấy tâm mình chấp nhận được thì mình làm cho người khác, tâm không chấp nhận được thì không nên làm cho người khác. Làm việc trước hết đó là cơ hội để giúp chính mình, trong quá trình làm nếu mình làm tốt nhất thì lại có thể giúp được mọi người. Và khi công việc đã xong, vừa là mình đã biết được giới hạn của bản thân, vừa giúp đỡ được người khác. Nhận được những lời cám ơn thật sự, nhận được những giá trị từ sự biết ơn khi giúp đỡ người khác. Lúc mệt mỏi thì ngồi nhìn lại những việc mình đã làm được, những người mình đã từng giúp, để khi hết mệt có thể có những bước tiến mà tạo ra giá trị còn hơn cả lúc ban đầu nữa, chứ không có lý do để mình tiêu cực, mình từ bỏ, mình không cần, và mình buông xuôi.
Thần tượng Bolero Phan Ý Linh trải lòng về nhân duyên trong cuộc đời
PV: Là một Phật tử trẻ, bạn nghĩ gì về vai trò của mình trong việc truyền tải giáo lý Phật đà tới rộng rãi cộng đồng yêu mến đạo Phật?
- Là 1 Phật tử trẻ, từ góc nhìn của con, con thấy vai trò của mình là cần phải chia sẻ những câu chuyện thật về những tấm gương tốt có thật gần gũi hơn nữa. Những vấn để về: Bảo vệ rừng, bảo vệ nguồn nước sạch, không phân biệt giới tính, sắc tộc, giàu nghèo. Tấm gương cho đi mà không cần nhận lại. Những tấm gương ở các địa phương, tấm gương hiểu thảo, những tấm gương xây dựng giá trị cho cộng đồng, cho xã hội và từ từ khéo léo đưa hình ảnh giàu tình yêu thương, từ bi của Phật vào những việc làm gần gũi hơn với tất cả mọi người.
Cuối cùng, con xin cám ơn độc giả, những người đã và đang đọc báo Phật giáo, Phật tử trên cả nước thật nhiều sức khoẻ, nguyện cho các vị "Ngày an lành, đêm an lành, sáu thời đều an lành" trong công việc cũng như đời sống cân bằng được tốt, để song song giữa gia đình và xã hội, đời và đạo ạ. Con xin hết.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
“Điều cần thiết nơi phẩm hạnh của người Thầy là đạo đức và tình thương”
Phỏng vấn 11:00 20/11/2024Đó là lời chia sẻ chân thành của Đại đức Thích Quảng Tịnh, trụ trì chùa Pháp Lạc ( xã Giang Điền, H.Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai) với Phatgiao.org.vn nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Voice talent Nguyễn Bình Nguyên - “Kẻ Trộm Hương”: “Sách của Thiền sư Nhất Hạnh dễ hiểu, dễ ứng dụng”
Phỏng vấn 09:51 15/11/2024Nguyễn Bình Nguyên (sinh năm 1989), nickname “Kẻ Trộm Hương” - một voice talent - vừa đọc lại cuốn sách “Đường xưa mây trắng” của thiền sư Thích Nhất Hạnh được nhiều người đón nhận.
Phật tử Phạm Trọng Đạt: “Nhờ thuyền từ Bát-nhã, con vượt qua nỗi đau mất 2 người thân nhất”
Phỏng vấn 10:33 10/11/2024Phạm Trọng Đạt, sinh năm 2001, pháp danh Pháp Hạnh - là một Phật tử thuần thành, thường làm các thiện sự và đặc biệt có duyên thân cận với các bậc tôn đức đạo cao đức trọng.
Thượng tọa Tâm Định: “Phật giáo xứ Thanh để lại dấu ấn đẹp trong lòng dân tộc”
Phỏng vấn 15:43 26/10/2024Trong hai ngày 30 và 31/10 và 1/11 tới, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thanh Hóa tổ chức Đại lễ Kỷ niệm 40 năm thành lập (1/11/1984 – 1/11/2024). Nhân sự kiện đặc biệt này Cổng thông tin Phật giáo thuộc GHPGVN (phatgiao.org.vn) đã có trao đổi cùng Thượng tọa Thích Tâm Định, Trưởng Ban Trị sự GHPGVN tỉnh.
Xem thêm